Giải chi tiết Tiếng việt 4 Kết nối Bài 24: Quê ngoại

Giải bài 24: Quê ngoại sách tiếng Việt 4 Kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

CHUẨN BỊ

Câu hỏi: Khi nghĩ về quê nội hoặc quê ngoại của mình, em thường nhớ tới điều gì? Chia sẻ với các bạn một vài kỉ niệm của em về nơi đó.

Hướng dẫn trả lời:

Khi nghĩ về quê nội hoặc quê ngoại, em nhớ đến cảnh vật nơi đó. Thôn quê của tôi có dòng sông nhỏ trôi lững lờ, có cánh đồng lúa chín vàng nặng trĩu hạt. Thôn quê tôi có con đường làng rợp bóng tre xanh, có cây đa nơi đình làng đầu ngõ. Và thôn quê tôi có cánh chim non, cánh cò trắng bay nghiêng trên vòm trời khi chiều xuống. Tất cả đều thật đẹp biết bao. Hồn quê đẹp là thế nhưng tình quê còn đẹp hơn, nó ăn sâu vào trong nếp nghĩ, nếp sống của người dân nơi đây.

ĐỌC

Bài đọc: Quê ngoại - Nguyễn Quang Thiều

(SGK Tiếng việt 4 tập 2 Kết nối tri thức bài 24)

Câu 1: Ki-a sống ở đâu và quê ngoại của Ki-a sống ở đâu?

Hướng dẫn trả lời:

Ki-a sống ở Mỹ và quê ngoại của Ki-a sống ở Làng Chùa Việt Nam.

Câu 2: Những hình ảnh nào trong bài cho thấy quê ngoại của Ki-a rất đẹp?

Hướng dẫn trả lời:

- Những hình ảnh trong bài thơ cho thấy quê ngoại của Ki-a rất đẹp là: Những ngôi nhà nhỏ bình yên, cánh đồng lúa rộng lớn, dòng sông Đáy dài vô tân, những ao hồ nở đầy hoa sen.

Câu 3: Ki-a được mẹ kể cho nghe những kỉ niệm nào về tuổi thơ ở làng Chùa?

Hướng dẫn trả lời:

Ki-a được mẹ kể cho nghe những kỉ niệm về kỉ niệm được ông ngoại đưa ra để thả diều, lấy lá dứa dại làm những chiếc chong chóng và những chiếc kèn thổi vang trên mặt đê.

Câu 4: Ki-a thường mơ thấy những gì về quê ngoại? Những giấc mơ đó nói lên điều gì về tình cảm của Ki-a với quê hương?

Hướng dẫn trả lời:

Ki-a thường mơ thấy mình đang ở quê ngoại, được gặp những người làng Chùa, được ngắm cánh đồng, dòng sông và dãu núi tím xa ở quê ngoại. Những giấc mơ đó nói lên tình cảm của Ki-a với quê hương là rất sâu đậm, rất tha thiết và mong nhớ.

Câu 5: Câu chuyện " Quê ngoại" gợi cho em cảm nghĩ gì về tình cảm của mỗi người đối với quê hương?

Hướng dẫn trả lời:

Câu chuyện " Quê ngoại" gợi cho em cảm nghĩ tình cảm của mỗi người đối với quê hương là tình cảm rất thiêng liêng, ai cũng có cho mình một miền quê để mong nhớ để muốn trở về.

Câu 6: Tìm từ có nghĩa trái ngược với mỗi từ dưới đây:

 

  • xa xôi
  • rộng lớn
  • bình yên

Hướng dẫn trả lời:

  • xa xôi: gần gũi, gần đây
  • rộng lớn: nhỏ bé, hạn hẹp
  • bình yên: loạn lạc, náo loạn, ồn ào

Câu 7: Viết 2-3 câu về quê hương, trong đó có sử dụng một cặp từ có nghĩa trái ngược nhau.

Hướng dẫn trả lời:

Những câu thơ trong bài “Quê hương” của nhà thơ Đỗ Trung Quân đã cho thấy sự quan trọng của quê hương đối với mỗi người. Quê hương của em là một vùng quê thanh bình. Những cánh đồng lúa bát ngát một màu vàng. Mùi thơm của lúa chín mới dễ chịu làm sao. Con đường làng như một dải lụa vắt ngang qua cánh đồng. Con sông êm đềm chảy qua làng em. Trên con đê đầu làng, những chú trâu thong dong gặm cỏ. Mỗi buổi chiều, đây là nơi tụ hội của trẻ con trong làng. Em còn nhớ những kỉ niệm về thời thơ ấu cùng với bạn bè chơi thả diều, đuổi bắt, trốn tìm… Những trò chơi dân gian mà ở thành phố chẳng bao giờ em có dịp chơi. Cả những bữa cơm của bà ngoại, tuy giản dị nhưng đậm tình thôn quê. Quê hương thì nhỏ bé mà tình yêu dành cho nó lại to lớn biết bao nhiêu. 

Cặp từ trái nghĩa: rảnh rỗi - bận rộn

VIẾT

Trả bài văn miêu tả cây cối

Câu 1: Nghe thầy cô nhận xét chung

  • Bố cục
  • Trình tự miêu tả
  • Cách quan sát cây và lựa chọn đặc điểm tả
  • Từ ngữ miêu tả, các biện pháp so sánh, nhân hóa
  • Diễn đạt, chính tả,....

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh nghe thầy cô nhận xét chung về bài của mình.

Câu 2: Đọc hoặc nghe đọc những bài của các bạn được thầy cô khen, ghi lại những điều em muốn học tập.

Hướng dẫn trả lời:

- Học tập các bạn về cách:

  • Mở bài, kết bài hấp dẫn
  • Cách miêu tả làm nổi bật đặc điểm riêng biệt của cây
  • Thể hiện được tình cảm với cây hoặc người trồng cây

Câu 3: Chỉnh sửa

 

  • Đọc lại bài làm của em và nhận xét của thầy cô, tự sửa các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...(nếu có)
  • Viết lại một đoạn cho hay hơn

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh tự chỉnh sửa bài của mình dựa trên nhận xét của thầy cô.

ĐỌC MỞ RỘNG

Câu 1: Đọc một bài thơ hoặc bài ca dao về quê hương, đất nước.

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh có thể tham khảo bài: Việt Nam Quê Hương Ta - Tác Giả: Nguyễn Đình Thi

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung

Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ

Nước bâng khuâng những chuyến đò
Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi
Đói nghèo nên phải chia ly
Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường

Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bữa cơm rau muống quả cà giòn tan ...

Câu 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên câu chuyện:Tác giả:Ngày đọc
Nội dung chính của bài thơ ( ca dao):
Ý nghĩa của bài thơ (ca dao):Hình ảnh yêu thích
Mức độ yêu thích:

 

 Hướng dẫn trả lời:

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên câu chuyện: Việt Nam quê hương tôiTác giả: Nguyễn Đình ThiNgày đọc: 23/03/2023
Nội dung chính của bài thơ ( ca dao): Viết về tình yêu quê hương đất nước con người
Ý nghĩa của bài thơ (ca dao):  Nói về lòng yêu nướcHình ảnh yêu thích: Đất nước ngàu một tốt lên, đời sống thay đỗi rõ rệt 
Mức độ yêu thích: ***

Câu 3: Chia sẻ với bạn những điều em thích trong bài thơ, bài ca dao về quê hương, đất nước em đã đọc.

Hướng dẫn trả lời:

Bài thơ được viết dưới thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, trầm hùng. Câu thơ mở đầu như câu hát ca ngợi da diết. Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh màu sắc hài hòa, tươi đẹp, rất đặc trưng của làng quê Việt. Giữa nền xanh biếc “biển lúa” là hình ảnh đàn cò trắng chao nghiêng rập rờn. Cánh cò ấy không cao vút tầng không mà “bay lả” giữa cánh đồng, dưới những đám mây mờ bị che phủ bởi đỉnh núi, mở ra khung cảnh về một đất nước thanh bình.

Câu 4: Trao đổi với người thân để có thêm hiểu biết về quê nội và quê ngoại của em. 

Hướng dẫn trả lời:

Em có thể trao đổi về con người, thiên nhiên, khung cảnh....

Tìm kiếm google: Giải tiếng việt 4 Kết nối bài 24 Quê ngoại , Giải tiếng việt 4 tập 2 kết nối bài 24, giải tiếng việt 4 KNTT bài 24 Quê ngoại

Xem thêm các môn học

Giải tiếng Việt 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 4. VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net