Câu 1: Tìm lời giải cho câu đố dưới đây:
Hướng dẫn trả lời:
Bến sông bờ suối là nhà
Gọi con, gọi chiếc vẫn là một thôi
Nối hai bờ đỡ xa xôi
Ngày đêm đưa khách đón người qua sông.
( Là gì?)
Hướng dẫn trả lời:
Đáp án là con thuyền, con đò.
Bài đọc: Những cánh buồm - Băng Sơn
(SGK Tiếng việt 4 tập 2 Kết nối tri thức bài 1)
Câu 1: Hình ảnh nào được tác giả cho là đẹp nhất khi nghĩ về làng quê của mình?
Hướng dẫn trả lời:
Hình ảnh những cánh buồm được tác giả cho là đẹp nhất khi nghĩ về làng quê của mình.
Câu 2: Cánh buồm được miêu tả thế nào vào mỗi thời điểm:
Hướng dẫn trả lời:
Câu 3: Em thích cách tả cánh buồm vào thời điểm nào? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Em thích cách tả cánh buồm vào buổi nắng đẹp vì cho thấy nhiều màu sắc và sắc thái của cánh buồm
Câu 4: Ý nào dưới đây nêu đúng nội dung chính của bài đọc?
A. Vẻ đẹp của những dòng sông quê hương.
B. Vẻ đẹp của những cánh buồm trên dòng sông quê hương
C. Vẻ đẹp của những con tàu vượt biển khơi
D. Vẻ đẹp của những người lao động cần cù, chăm chỉ.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án: B. Vẻ đẹp của những cánh buồm trên dòng sông quê hương.
Câu 5: Nói 2-3 câu về cảnh vật em yêu thích ở quê hương mình.
Hướng dẫn trả lời:
Em sinh ra ở một vùng quê thanh bình. Nơi đây có không khí trong lành. Những cánh đồng thẳng cánh có bay. Con đê đầu làng luôn xanh mướt cỏ non. Cứ chiều về, chúng em lại rủ nhau ra đê chơi thả diều, bắn bi. Ngày hôm nay, quê hương ngày càng phát triển hơn. Những con đường đất đã được đổ bê tông phẳng lì. Nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát. Nhưng những cánh đồng vẫn còn đó. Em yêu quê hương của mình biết bao nhiêu.
Dấu ngoặc đơn
Câu 1: Các câu ở cột A có gì khác với các câu ở cột B?
A | B |
Nguyễn Phan Hách là mọt nhà văn Việt Nam. | Nguyễn Phan Hách (1944-2019) là một nhà văn Việt Nam. |
Sông Bạch Đằng là con sông gắn liền với lịch sử chống giặc ngoại xâm của người Việt Nam | Sông Bạch Đằng (còn goiij là sông Rừng) là con sông gắn liền với lịch sử chống giặc ngoại xâm của người Việt Nam |
Hướng dẫn trả lời:
Các câu ở cột B có các dấu ngoặc đơn chỉ chú thích cho chủ ngữ của câu, đầy đủ hơn so với cột A
Câu 2: Dấu ngoặc đơn trong mỗi câu ở cột B bài tập 1 có tác dụng gì?
Hướng dẫn trả lời:
Dấu ngoặc đơn trong mỗi câu ở cột B bài tập 1 có tác dụng để đánh dấu phần chú thích ( giải thích, bổ sung thêm) cho các chú ngữ của câu.
Câu 3: Có thể đặt dấu ngoặc đơn vào vị trí nào trong mỗi đoạn văn dưới đây?
a, Chiếc xe đưa tôi từ Buôn Ma Thuột lên Buôn Đôn một làng ở gần biên giới. Những cánh rừng khộp bát ngát và bằng phẳng, kéo dài nhưu không bao giờ dứt ở hai bên đường.
( Minh Khôi)
b, Máu trên chân con voi vẫn chảy. Người quản tượng bèn hái lá sài đất và lá nhọ nồi những thứ lá cầm máu rất nhanh giã giập rồi đắp lên vết thương cho con voi Sau đó, ông lấy đất rừng nhào nhuyễn phủ lên trên. Lớp đất ấy sẽ giữ màng thuốc như một lớp băng dính.
( Theo Vũ Hưng)
Hướng dẫn trả lời:
a, Chiếc xe đưa tôi từ Buôn Ma Thuột lên Buôn Đôn (một làng ở gần biên giới). Những cánh rừng khộp bát ngát và bằng phẳng, kéo dài nhưu không bao giờ dứt ở hai bên đường.
b, Máu trên chân con voi vẫn chảy. Người quản tượng bèn hái lá sài đất và lá nhọ nồi (những thứ lá cầm máu rất nhanh) giã giập rồi đắp lên vết thương cho con voi. Sau đó, ông lấy đất rừng nhào nhuyễn phủ lên trên. Lớp đất ấy sẽ giữ màng thuốc như một lớp băng dính.
Câu 4: Viết đoạn văn (2-3 câu) về cảnh đẹp của một vùng quê hoặc nơi em sinh sống, trong đó dùng dấu ngoặc đơn.
Hướng dẫn trả lời:
Em sinh ra ở một vùng quê thanh bình. Nơi đây có không khí trong lành. Những cánh đồng thẳng cánh có bay. Con đê đầu làng luôn xanh mướt cỏ non. Cứ chiều về, chúng em lại rủ nhau ra đê chơi thả diều, bắn bi. Ngày hôm nay, quê hương ngày càng phát triển hơn. Những con đường đất đã được đổ bê tông phẳng lì. Nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát. Nhưng những cánh đồng vẫn còn đó. Em yêu quê hương của mình biết bao nhiêu.
Luyện viết mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả cây cối
Câu 1: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.
Mảnh vườn nhỏ sau nhà ông bà có trồng một cây khế.
Từ một cây khế bé nhỏ khẳng khiu, vậy mà cây lớn vùn vụt, trổ đầy hoa tím đến nỗi ong vàng ham mật rủ nhau về xây tổ trên cành. Rồi khế ra quả từng chùm, từng chùm lủng lằng. Quả nào cũng to, mỡ màng, mọng nước, kéo trĩu cả cành xuống. Bà tha hồ làm nộm, rang tép và kho cá với khế. Giáp Tết vừa rồi, ông phân phát từng chùm khế thật đẹp, tặng khách đến nhà chơi. Ông bảo đó là lộc của vườn nhà.
Cùng với cây cam, cây bưởi, cây hồng, cây khế mang lại vẻ đẹp bình dị cho mảnh vườn nhỏ nhà ông bà.
( Theo Vũ Tú Nam)
a, Mở bài giới thiệu thế nào về cây khế?
b, Ở đoạn kết, cây khế được nhận xét như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
a, Mở bài giới thiệu địa điểm của cây khế.
b, Ở đoạn kết, cây khế được nhận xét mang vẻ bình dị cho vườn nhỏ sau nhà.
Câu 2: Cách mở bài và kết bài dưới đây có gì khác với cách mở bài và kết bài của bài văn trên?
Mở bài: Mảnh vườn nhỏ sau nhà ông bà trồng rất nhiều cây ăn trái. Cây nào cũng xum xuê tán lá và bốn mùa thay nhau cho hoa thơm trái ngọt. Em thích nhất cây khế ở góc vườn. Bà bảo cây khế được ông trồng khi em tròn 1 tuổi.
Kết bài: Sắp đến sinh nhật lần thứ chín của em. Cây khế cũng tròn 8 tuổi. Rễ cây gân quốc trồi lên khỏi mặt đất. Em sẽ phụ giúp bà lấy ít bùn ao đắp quanh gốc cây. Em muốn cảm ơn cây khế đã cho mọi người quả quý quanh năm.
Hướng dẫn trả lời:
- Cách mở bài gián tiếp, nói các sự vật xung quanh xong rồi mới nói đến cây khế.
- Kết bài gián tiếp thể hiện được các thông tin về cây khế và thể hiện được tình cảm của tác giả hơn so với kết bài của bài 1
Câu 3: Xếp các mở bài, kết bài ở hai bài tập trên vào nhóm thích hợp:
- Trực tiếp
- Gián tiếp
- Mở rộng
- Không mở rộng
Hướng dẫn trả lời:
Câu 4: Viết mở bài và kết bài cho bài văn miêu tả một cây mà em biết theo một trong những cách sau:
a, Mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.
b, Kết bài mở rộng hoặc không mở rộng.
Hướng dẫn trả lời:
a, Mở bài gián tiếp:
Trường của em là một ngôi trường đã được thành lập được hơn bốn mươi năm rồi. Theo thời gian, trường đã nhiều lần được quy hoạch và sửa chữa lại. Vì vậy, so với bức ảnh lúc thành lập, thì trường đã có nhiều đổi khác. Tuy nhiên, có một thứ vẫn không hề thay đổi qua suốt từng ấy năm, chính là cây bàng già ở giữa sân trường. Đó là cây bàng non do chính tay thầy hiệu trưởng trồng vào ngày khai giảng đầu tiên của trường.
b, Kết bài mở rộng:
Cây bàng nhà em đã tô điểm cho ngôi trường em thêm đẹp hơn. Dù mai sau có xa trường, hình ảnh cây bàng và mái trường tiểu học vẫn luôn ở trong tâm trí em. Quên sao được cây bàng thân yêu này.
Câu 5: Tìm đọc những bài văn miêu tả cây cối để học tập cách viết mở bài, kết bài.
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh có thể tham khảo các bài sau:
Trên sân trường em trồng rất nhiều cây bàng để tạo bóng mát cho học sinh vui chơi. Nhưng được yêu thích nhất, là “cây bàng lùn” ở cạnh sân chào cờ.
Gọi là cây bàng lùn, bởi vì cây có chiều cao khá khiêm tốn, chỉ khoảng dưới 2m mà thôi. Thân cây to và chắc như cột nhà. Vì cây thấp, nên ngay từ cách mặt đất chừng hơn nửa mét, cây đã mọc cành. Cành bàng lớn như bắp tay, dài hai đến ba mét. Mọc ngang ra, bè bè như cái mái chèo. Từ các cành chính, những cành con mọc ngang, mọc dọc, đan xen với nhau tạo thành một cái mái che xanh um. Lá bàng to lắm, có lá còn lớn như quyển vở của em. Lá không quá dày, màu xanh bóng mượt. Ngày hè, chúng em thường hái để làm mũ che hay quạt mát. Mùa thu, lá bàng chuyển màu vàng, đỏ sẫm rồi rụng hết khi sang đông. Để lại thân cây trơ trọi. Rồi khi xuân đến, cây lại đâm chồi nảy lộc, trổ lá đơm hoa kết trái. Lại xanh mơn mởn như những ngày cô đơn kia chỉ là giấc mơ.
Em yêu lắm cây bàng ấy. Nơi em cùng bạn bè sớm hôm đến trường, học tập rồi vui chơi. Chính cây bàng cũng là một người bạn tri kỉ và thầm lặng của chúng em ở mái trường này.
Hoặc:
Ở sân trường nơi em học luôn ngập tràn bóng mát vì ở trường em có rất nhiều cây xanh. Những cây xanh này luôn mang lại cho em những bóng râm mát, đặc biệt là cây bàng nơi sân trường em đã trồng được từ rất lâu rồi.
Có thể thấy được cũng từ ngày chuyển tới lớp học mới này, em mới nhận ra cây bàng cao lớn ngả tán lá bàng dường như đã che khuất ánh nắng chói chang ngày hè nơi cửa sổ em ngồi. Ngắm nhìn những chiếc lá bàng to hơn bàn tay người lớn, có hình bầu dục như ghép lại với nhau thành một chiếc ô khổng lồ có nhiệm vụ mang lại bóng râm cho chúng em chơi đùa hay học bài ở dưới gốc cây trong giờ ra chơi.
Không biết cây bàng ở sân trường em trồng lâu chưa, nhưng phần thân cây to lắm, màu nâu sậm. Nếu như sờ lên thân cây có cảm giác hơi sần sùi và xù xì lắm, lý do bởi những dấu vết của thời gian để lại theo năm tháng. Chao ôi! Phần thân cây lớn đến nỗi một vòng tay của em ôm không xuể. Và em được bác bảo vệ nói cây bàng này cũng đã được trồng từ rất lâu rồi, không ai có thể nhớ chính xác nữa. Phần rễ cây như cắm sâu xuống mặt đất để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Có những cái rễ cây không chịu nghe lời mà gồng mình lên ra khỏi mặt đất và nhìn từ xa trông như những con rắn khổng lồ vậy.
Em nhận thấy được ở xung quanh gốc cây là một bồn cây nhỏ được xây lên để bảo vệ những chiếc rễ nhô lên mặt đất. Lý do chính bởi cây bàng nằm ở đối diện lớp em nên chúng em được giao nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ cho cây. Em sẽ luôn yêu quý cũng như chăm sóc cho cây bàng thật cẩn thận.