Giải chi tiết Tiếng việt 4 Kết nối Bài 18: Bước mùa xuân

Giải bài 18: Bước mùa xuân sách tiếng Việt 4 Kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

CHUẨN BỊ

Câu hỏi: Trao đổi cùng bạn: Dấu hiệu nào của thời tiết giúp em nhận ra mùa xuân đang về, Tết sắp đến?

Hướng dẫn trả lời:

Mùa xuân về thì sẽ có nhiều mưa phùn, trời dần ấm áp hơn, cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc.

ĐỌC

Bài đọc: Bước mùa xuân - Nguyễn Bao

(SGK Tiếng việt 4 tập 2 Kết nối tri thức bài 1)

Câu 1: Trong bài thơ, những từ ngữ nào gợi lên vẻ đẹp của nắng xuân, mưa xuân, gió xuân?

Hướng dẫn trả lời:

Các từ ngữ gợi lên vẻ đẹp của nắng xuân, mưa xuân, gió xuân là:

  • Uốn mềm ngọn lúa
  • Giọt nắng trong veo
  • Thơm lừng bên sông.

Câu 2: Tìm thêm chi tiết cho thấy cảnh vật mùa xuân hiện ra rất sinh động.

Hướng dẫn trả lời:

  • Màu sắc: hoa xoan tím, giọt nắng trong veo, xanh với nắng, vàng cánh ong
  • Hương vị: gió thơm hương lá, thơm lừng bên sông
  • Âm thanh: dế mèn hắng giọng, chim ríu rít, mùa xuân xôn xao, thầm thì
  • Sự chuyển động: chim chuyển trong vòm lá, mùa xuân chốn nào cũng gặp.

Câu 3: Em thích cảnh vật được miêu tả trong khổ thơ nào nhất? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Em thích cảnh vật được miêu tả trong khổ thơ cuối cùng. Vì nó thể hiện được sự nhộn nhịp của mùa xuân đến.

Câu 4: Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua nhan đề bài thơ?

Hướng dẫn trả lời:

Theo em, tác giả muốn về những điểm mới, bước đi của mùa xuân và cảnh vật mà mùa xuân khi tới.

Câu 5: Tìm những từ ngữ gợi cảnh vật quen thuộc ở làng quê trong các đoạn dưới đây:

a, Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tra

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng

( Tế Hanh)

b, Mẹ hay kể chuyện sân đình

Khi ai nhắc chuyện làng mình ngày xưa

Mái đình cong mỗi nắng mưa

Giếng làng trong vắt qua bao mùa bão dông.

( Nguyễn Văn Song)

Hướng dẫn trả lời:

a, Các từ ngữ gợi cảnh vật quen thuộc: sông xanh biếc, nước soi hàng tre

b, Các từ ngữ gợi cảnh vật quen thuộc: mẹ kể chuyện sân đình, mái đình cong, giếng làng trong vắt.

Câu 6: Tìm từ ngữ có nghĩa giống với từ quê hương. Đặt câu với từ ngữ tìm được.

Hướng dẫn trả lời:

Các từ đồng nghĩa với từ quê hương là: quê cha, quê quán

  • Quê cha đất tổ
  • Anh ấy có quê quán ở Nam Định

VIẾT

Tìm hiểu cách viết bài văn miêu tả cây cối ( tiếp theo)

Câu 1: Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Bài đọc: Cây cà chua - Ngô Văn Phú

(SGK Tiếng việt 4 tập 2 Kết nối tri thức bài 18)

a, Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên và nêu ý chính của từng phần.

b, Trong phần thân bài, đặc điểm của cây cà chua được miêu tả theo trình tự nào?

c, Sắp xếp các chi tiết dưới đây theo trình tự phát triển của cây cà chua.

  • vươn ngọn
  • nở hoa
  • tỏa tán
  • ra quả
  • quả chín

d, Trong bài văn, chi tiết nào cho thấy tác giả tả cây kết hợp với tả những sự vật có liên quan đến cây?

Hướng dẫn trả lời:

a, 

  • Mở bài: Đoạn văn đầu -> Giới thiệu về cây cà chua
  • Thân bài: Từ Cây cà chua vươn những ngọn ... đến .... gọi người đến hái. -> Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cà chua
  • Kết bài: Đoạn cuối -> Tác dụng của cây cà chua.

b, Trong phần thân bài, đặc điểm của cây cà chua được miêu tả theo trình tự thời gian.

c, 

vươn ngọn -> tỏa tán -> nở hoa -> ra quả -> quả chín

d, Trong bài văn, chi tiết: Nắng gửi thêm màu đẹp trên hoa, quả lớn quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con.... cho thấy tác giả tả cây kết hợp với tả những sự vật có liên quan đến cây.

Câu 2: Em học được những gì về cách tả cây cối của bài văn trên?

Hướng dẫn trả lời:

Em học được cách miêu tả cây cối theo trình tự và cách tả cây kết hợp với tả những sự vật có liên quan đến cây về cách tả cây cối của bài văn trên.

NÓI VÀ NGHE

Những miền quê yêu dấu

Yêu cầu: Em hãy giới thiệu về một miền quê em yêu mến.

Câu 1: Chuẩn bị

Hướng dẫn trả lời:

- Em muốn giới thiệu về miền quê nào: quê nội, quê ngoại hay một miền quê em có dịp ghé thăm

- Cảnh vật và con người nơi đó có gì thú vị:

+ Cảnh vật yên bình: những buổi chiều yên ắng, cảnh vật thơ mộng, trong lành.....

+ Con người: Nghèo nhưng sống có tình cảm, xóm làng yêu thương đùm bọc lẫn nhau......

- Em mong ước điều gì cho miền quê đó: Cảnh vật và con người sẽ luôn như vật, yêu thương đùm bọc nhau.....

Câu 2: Nói

- Giới thiệu về miền quê em yêu mến theo nội dung đã chuẩn bị

- Trong vai người nghe, lắng nghe bạn giới thiệu, có thể ghi lại những nội dung em thấy thú vị.

Hướng dẫn trả lời:

Quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương – tình cảm thiêng liêng luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.

Chúng ta dễ dàng bắt gặp sự gắn bó của con người với quê hương như khoảnh khắc quây quần bên gia đình. Những người con, người cháu xa quê luôn ngóng chờ ngày quay trở về thăm gia đình, họ hàng. Họ luôn nhớ về những món ăn ông nấu mang đậm đặc sản của quê nhà. Hay là những tre hè oi bức ngồi nghe các câu chuyện cổ mà bà kể. Hay những giây phút tinh nghịch bạn bè cùng nhau vui đùa dưới gốc cây đa sân đình… Dù có đi thật xa, trải qua nhiều khung cảnh tươi đẹp thì chúng ta không bao giờ quên được cánh đồng lúa chín bát ngát, vàng rực một vùng. Những lũy tre xanh mướt từng khóm to mọc đầu làng đã trở thành dấu hiệu nhận biết khi trở về quê nhà.

Ý nghĩa của tình quê hương đối với mỗi người là rất to lớn. Nó giúp con người sống tốt hơn, lạc quan hơn, yêu thương hơn với những con người, cảnh vật xung quanh mình. Đó còn là động lực giúp con người luôn có ý thức phấn đầu hoàn thiện bản thân. Chúng ta ra sức học tập, rèn luyện bản thân để phát triển. Và từ đó tạo ra động lực đóng góp cho quê hương, xây dựng đất nước. Từng hành động tốt đẹp nhỏ đều góp phần khiến cho vùng đất yêu thương của chúng ta trở nên lớn mạnh hơn.

Câu 3: Trao đổi, góp ý.

Hướng dẫn trả lời:

- Có thể hỏi bạn những điều em muốn biết rõ hơn về miền quê bạn giới thiệu.

- Góp ý cho bạn về nội dung giới thiệu, cach nói, giọng nói, cử chỉ, điệu bộ,....

- Có thể trao đổi với bạn về cách tìm ý và thể hiện nội dung ra sao, cách lấy dẫn chứng cho bài,...

- Góp ý về nội dung bạn trình bày như thế nào, cách nói truyền cảm hay chưa.....

Câu 4: Chia sẻ với người thân thông tin về những miền quê em hoặc bạn đã giới thiệu.  

Hướng dẫn trả lời:

- Chia sẻ về những nội dung em thấy hay và mới lạ về miền quê của bạn hoặc thông tin mà em muốn nói trong bài nói của mình.

Câu 5: Tìm đọc sách báo về quê hương, đất nước.

Hướng dẫn trả lời:

Em có thể tham khảo, đọc một số câu chuyện, bài thơ sau:  Việt Nam quê hương ta, Thăm hồ Hoàn Kiếm,... 

 
Tìm kiếm google: Giải tiếng việt 4 tập 2 Kết nối bài 18 Bước mùa xuân , Giải tiếng việt 4 tập 2 kết nối bài 18, giải tiếng việt 4 KNTT bài 18 Bước mùa xuân

Xem thêm các môn học

Giải tiếng Việt 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 4. VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net