Giải chi tiết Tiếng việt 4 Kết nối Bài 11: Tập làm văn

Giải bài 11: Tập làm văn sách tiếng Việt 4 Kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

CHUẨN BỊ

Câu hỏi: Trao đổi với bạn: Khi muốn miêu tả một sự vật, làm thế nào để tả đúng đặc điểm của sự vật đó ? 

Hướng dẫn trả lời: 

- Quan sát: Nhìn nhận, xem xét sự vật.

- Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.

- Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.

ĐỌC

Bài đọc: Tập làm văn - Trần Quốc Toàn

(SGK Tiếng việt 4 Kết nối tri thức bài 11)

Câu 1: Mục đích về quê của bạn nhỏ là gì?

Hướng dẫn trả lời: 

Mục đích về quê của bạn nhỏ là tìm được nhiều ý cho bài văn "Tả cây hoa nhà em". 

Câu 2: Khi ở quê, bạn nhỏ đã làm gì để tả được cây hoa theo yêu cầu?

Hướng dẫn trả lời: 

Khi ở quê, bạn nhỏ đã dậy từ sớm ra vườn để có thể ngắm nghía được cây hoa hồng. Sau đó khi bí quá thì bạn định chạy lại bậc thềm để đọc câu hỏi gợi ý trong sách rồi không may bị gai của hoa hồng cào vào tay. Rồi bạn vào bếp lấy cái bình, múc nước rồi hăm hở bước ra vườn nhưng lại bị ngã. 

Câu 3: Những câu văn nào là kết quả của sự quan sát kết hợp với trí tưởng tượng phong phú của bạn nhỏ?

Hướng dẫn trả lời: 

Những câu văn đó là:

- Thân cây hoa to bằng ngón tay cái.

- Cành hoa nhỏ như ngón tay út xòe ra nhiều lá hình trái tim viền răng cưa.

- Sương như những hòn bi ve tí cíu tụt từ lá xanh xuống bông đỏ, đi tìm mùi thơm ngào ngạt núp đâu giữa những cánh hoa...

- Hồng không phải mít mà cũng có gai. 

- Gai hồng giữ cho bông hồng thả sức đẹp. 

- Từ tay tôi, cái bình tưới như chú voi con dễ thương đung đưa vòi, rắc lên cây hoa hồng một cơn mưa rào nhỏ. 

Câu 4: Em thích câu văn nào nhất trong bài văn của bạn nhỏ? Theo em, bài văn của bạn nên viết thêm những ý nào?

Hướng dẫn trả lời: 

Em thích câu văn "Sương như những hòn bi ve tí cíu tụt từ lá xanh xuống bông đỏ, đi tìm mùi thơm ngào ngạt núp đâu giữa những cánh hoa...".

Theo em, bạn nên bổ sung những câu văn miêu tả về bông hoa có màu sắc và hình dạng, cấu tạo như thế nào. 

Câu 5: Em học được điều gì về cách viết văn miêu tả sau khi đọc câu chuyện trên?

Hướng dẫn trả lời: 

- Văn miêu tả là loại văn mang tính thẩm mĩ cao: văn miêu tả đòi hỏi người viết phải thể hiện được cái mới mẻ, cái riêng trong cách quan sát, cách cảm nhận.

- Văn miêu tả luôn có sự chân thật: trong văn miêu tả, cái mới, cái riêng phải gắn với cái chân thật.

- Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm thanh.

- Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,… để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.

- Người viết văn miểu tả muốn câu văn diễn tả được đúng những gì mà bản thân mong muốn một cách hấp dẫn, cần có các kĩ năng bao gồm: quan sát; liên tưởng hình dung về sự vật hiện tượng, ví von; so sánh những sự vật hiện tượng mà mình muốn miểu tả.

  • Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.
  • Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.
  • So sánh, ví von: Thể hiện tư duy liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Luyện tập về động từ

Câu 1: Tìm động từ trong ngoặc đơn thay cho bông hoa trong mỗi đoạn văn dưới đây:

a. Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Bỗng một con gà trống (1)_ cánh phành phạch và cất tiếng (2)_ lanh lảnh ở đầu bản. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy (3)_ te te. Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau (4)_ ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc (5)_ vào đều đều... Bản làng đã thức giấc.

(Theo Hoàng Hữu Bội)

 Giải chi tiết Tiếng việt 4 Kết nối Bài 11: Tập làm văn

b. Buổi trưa, nương rẫy im vắng. Mặt trời đứng thẳng trên đỉnh đầu. Không một con chim (1)_, không một con thú (2)_. Đàn khướu làm tổ trong bụi nứa vừa (3)_ véo von, giờ đã im bặt. Buổi trưa dần qua. Trời bớt oi ả. Gió rừng lại nổi. Bẩy khướu nhảy lách tách trên cành (4)_ sâu. Tiếng lá (5)_ trong gió.

(Theo Vũ Hùng)

Giải chi tiết Tiếng việt 4 Kết nối Bài 11: Tập làm văn

Hướng dẫn trả lời: 

a. (1) vỗ, (2) gáy, (3) gáy, (4) kêu, (5) vọng

b. (1) hót, (2) kêu, (3) hót, (4) tìm, (5) xào xạc

Câu 2: Nhìn tranh, tìm động từ phù hợp với hoạt động được thể hiện trong tranh. 

Giải chi tiết Tiếng việt 4 Kết nối Bài 11: Tập làm văn

Hướng dẫn trả lời: 

- Tranh 1: leo núi

- Tranh 2: cắm trại

- Tranh 3: câu cá

- Tranh 4: bay, bắt sâu

- Tranh 5: lặn

Câu 3: Đặt câu với các động từ chỉ hoạt động di chuyên tìm được ở bài tập 2. 

Hướng dẫn trả lời: 

- Cuối tuần này, cả nhà Mai sẽ tham gia hoạt động leo núi tập thể do đoàn trường của mẹ tổ chức. 

- Thứ bảy tuần sau, Minh và các bạn sẽ tổ chức cắm trại ở bãi cỏ Nam Hạ.

- Bố Mạnh là người rất thích câu cá. 

- Bức ảnh này chụp được chú chim bồ câu đang bắt sâu. 

- Để có được những kiến thức về biển rõ ràng và cụ thể, rất nhiều các thợ lặn đã ngày đêm mài công lặn xuống tận đáy biển. 

VIẾT

Lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc

Đề bài: Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ,cảm xúc của mình về hoạt động đó. 

Hướng dẫn trả lời: 

Bài tham khảo 1: 

Cuộc sống không chỉ có niềm vui mà còn có nỗi buồn. Đôi khi, chúng ta sẽ phải trải qua để nhận ra được bài học quý giá cho bản thân.

Tôi cũng đã từng có một trải nghiệm buồn. Hôm đó là chủ nhật, tôi đến nhà Minh Phương để cùng ôn tập cho bài kiểm tra học kì. Đến nơi, tôi thấy bạn đang tưới cây trong vườn giúp ông nội. Tôi đã lên phòng của Phương để ngồi đợi. Tôi ngồi vào bàn học, đặt cặp sách xuống bàn rồi tìm trên giá sách một cuốn truyện để đọc. Bỗng nhiên, tôi thấy một cuốn sổ tay đặt trên bàn, liền tò mò lấy ra xem. Thì ra đó là nhật kí của Minh Phương. Tranh thủ khi bạn chưa lên, tôi lén mở cuốn nhật ký ra đọc.

Bỗng nhiên, tôi nghe tiếng nói của Phương vang lên:

- Sao cậu lại đọc trộm nhật ký của tớ? Cậu thật là quá đáng!

Tôi vội vã gấp quyển nhật kí lại, đặt xuống bàn. Rồi quay lại thì thấy khuôn mặt Phương đang rất tức giận. Tôi ấp úng:

- Tớ… xin… lỗi…

Chưa kịp nói hết câu thì Phương đã đi xuống nhà. Tôi cảm thấy vô cùng hối hận. Tôi rất muốn nói lời xin lỗi, nhưng khi xuống dưới nhà thì không thấy Phương đâu. Bởi vậy, tôi đành chào bố mẹ của Phương rồi ra về.

Về đến nhà, tôi đã suy nghĩ rất lâu. Sau đó, tôi đã gọi điện cho Phương. Nhưng mẹ của bạn nói Phương không muốn nghe máy. Lúc này, tôi cảm thấy buồn bã và hối hận lắm. Tôi tự nhủ rằng ngày mai sẽ đến xin lỗi bạn. Sáng hôm sau, tôi đến thật sớm. Khi nhìn thấy bạn, tôi đã chạy đến:

- Minh Phương ơi, cho tớ xin lỗi cậu nhé!

- Thu này, tớ cũng xin lỗi vì hôm qua đã quát bạn nhé!

- Không đâu, tớ mới là người có lỗi. Tớ đã đọc trộm nhật ký của cậu. Ai cũng có quyền tức giận khi gặp phải tình huống này. Tớ mong cậu sẽ tha thứ cho tớ và chúng ta vẫn sẽ là bạn tốt của nhau.

Phương mỉm cười nhìn tôi:

- Ừ, vậy chúng mình làm hòa nhé?

Tôi và Minh Phương vẻ bắt tay nhau làm hòa. Từ đó trở đi, chúng tôi càng trở nên thân thiết hơn.

Một trải nghiệm buồn nhưng đã giúp tôi nhận được bài học quý giá. Không chỉ vậy, qua trải nghiệm, tình bạn của tôi cũng gắn bó và khăng khít hơn.

Bài tham khảo 2:

Trải nghiệm sẽ đem đến cho con người nhiều điều giá trị trong cuộc sống. Và em cũng có được rất nhiều trải nghiệm như vậy.

Tết đến là dịp để mỗi người có thời gian sum vầy bên gia đình. Năm nay, gia đình em sẽ về quê ngoại để ăn Tết. Mọi năm, gia đình em thường ăn Tết ở quê nội - trên thành phố. Nhưng năm nay, em đã được trải nghiệm không khí Tết ở một vùng nông thôn. Em cảm thấy rất tuyệt vời và thú vị.

Những ngày giáp Tết, quê hương của em như được khoác lên mình một chiếc áo mới. Các con đường trong thôn được trang trí cờ hoa rực rỡ. Xe cộ đi lại đông đúc, tấp nập hơn những ngày bình thường. Lần đầu tiên, em được theo mẹ đi chợ Tết. Khu chợ nào cũng đông đúc, nhộn nhịp. Các mặt hàng như thịt cá, rau củ, bánh kẹo… được bày bán rất nhiều. Người mua, người bán rộn ràng không kém với thành phố. Không khí vui tươi khiến em cảm thấy thật háo hức, rộn ràng.

Hai mươi tám Tết, mọi người trong gia đình cùng nhau gói bánh chưng. Mẹ đã đi chợ mua sẵn các nguyên liệu gồm lá dong, lạt mềm, gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ. Lần đầu tiên trong đời, em được xem và gói bánh chưng. Mọi người trong gia đình vừa gói bánh, vừa trò chuyện thật vui vẻ. Công đoạn gói quả thật khó khăn. Ông ngoại vừa gói bánh, vừa hướng dẫn em từng bước một. Sau khoảng ba mươi phút, em đã hoàn thành. Chiếc bánh chưng dù còn chưa được đẹp đẽ, nhưng em cảm thấy rất vui. Sau hơn hai tiếng đồng hồ, công việc gói bánh đã xong xuôi.

Bố chuẩn bị một chiếc nồi thật to, rồi cho từng chiếc bánh vào. Sau đó, bố còn đổ nước vào để luộc bánh. Chiếc bánh của em cũng được cho vào luộc. Bố nói rằng phải mất hơn một ngày bánh mới chín. Em cùng chị gái háo hức ngồi canh nồi bánh chưng. Giữa tiết trời se lạnh, ngồi bên bếp lửa hồng, em cảm thấy vô cùng ấm cúng và hạnh phúc.

Đêm giao thừa, cả nhà cùng quây quần bên mâm cơm Tất niên. Những món ăn truyền thống của dân tộc được bà và mẹ chuẩn bị vô cùng công phu. Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện vui vẻ. Không khí thật ấm cúng, thiêng liêng. Khoảnh khắc năm mới đang đến rất gần rồi.

Một trải nghiệm đáng nhớ, khiến em thêm yêu quê hương của mình. Không chỉ vậy, em cũng thêm trân trọng những nét đẹp truyền thống của đất nước nhiều hơn.

Tìm kiếm google: Giải tiếng việt 4 Kết nối bài 11 Tập làm văn, Giải tiếng việt tập 1 kết nối bài 11, giải tiếng việt 4 KNTT bài 11 Tập làm văn

Xem thêm các môn học

Giải tiếng Việt 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 4. VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com