Câu 1: Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu.
a. Xếp tên các bài đọc trên những chiếc khinh khí cầu vào hai chủ điểm Niềm vui sáng tạo và Chắp cánh ước mơ.
b. Kể tên những bài đọc chưa được nhắc đến trong hai chủ điểm trên.
Hướng dẫn trả lời:
a. Chủ điểm Niềm vui sáng tạo: Bầu trời mùa thu; Đồng cỏ nở hoa; Bức tường có nhiều phép lạ.
Chủ điểm Chắp cánh ước mơ: Ở vương quốc tương lai; Nếu em có một khu vườn;Anh Ba.
b. Những bài đọc chưa được nhắc đến trong hai chủ điểm trên:
- Chủ điểm Niềm vui sáng tạo: Vẽ màu; Thanh âm của núi; Làm thỏ con bằng giấy; Bét-tô-ven và bản-xô-nát Ánh trăng; Người tìm đường lên các vì sao.
- Chủ điểm Chắp cánh ước mơ: Bay cùng ước mơ; Con trai người làm vườn; Bốn mùa mơ ước; Cánh chim nhỏ; Nếu chúng mình có phép lạ.
Câu 2: Đọc 1 bài trong các chủ điểm đã học và trả lời câu hỏi.
- Bài đọc thuộc chủ điểm nào?
- Nội dung chính của bài đọc đó là gì?
Hướng dẫn trả lời:
- Nhân vật hoặc chi tiết nào trong bài để lại cho em ấn tượng sâu sắc?
- Bài đọc thuộc chủ điểm: Niềm vui sáng tạo
- Nội dung chính của bài đọc đó là: Bé Bống là cô bé có tài năng hội họa. Nhờ bác Lan mà tài năng của Bống đã được phát hiện. Bống rất hay vẽ, đặc biệt là vẽ rất đẹp. Tài năng của Bống đã được ông họa sĩ Phan công nhận. Ngoài ra, ông còn phát hiện Bống có trí tưởng tượng rất phong phú.
- Nhân vật hoặc chi tiết trong bài để lại cho em ấn tượng sâu sắc: Em ấn tượng với nhân vật Bống. Vì Bống không chỉ có tài năng hội họa mà còn là cô bé rất ngây thơ với trí tưởng tượng phong phú với động vật.
Câu 3: Tìm từ để hoàn thiện sơ đồ dưới đây rồi đặt câu với một từ tìm được trong mỗi nhóm.
Hướng dẫn trả lời:
- Màu sắc: trắng muốt, xanh thẫm, đỏ chói.
- Âm thanh: róc rách, rì rào, xào xạc
- Hình dáng: nhỏ xíu, to lớn, cao to
- Hương vị: ngọt lim, chua lét, đắt ngắt
Đặt câu:
- Chú mèo có bộ lông trắng muốt.
- Tiếng suối chảy róc rách.
- Hạt đỗ nhỏ xỉu.
- Quả xoài vừa chín mới ngọt lim làm sao!
Câu 4: Xếp những từ in đậm trong đoạn văn dưới đây vào nhóm thích hợp.
Hội diều làng Bá Dương Nội được tổ chức hằng năm. Mỗi năm có cả trăm con diều tham dự. Trong gió nằm nam của buổi chiều quê, những con diều rực rỡ cùng bay lên trời cao. Tiếng sáo u u vi vút những khúc nhạc đồng quê. Trên bờ đê, trước sân đình hoặc ở trong làng, người dân đều có thể ngắm diều bay và ngất ngây trong tiếng sáo diều. Diều nào bay cao, bay xa, có tiếng sáo hay nhất sẽ được trao giải.
(Theo Đỗ Thị Ngọc Minh)
Hướng dẫn trả lời:
Danh từ riêng: Bá Dương Nội.
Danh từ chung: gió, buổi chiều, sân đình, làng.
Động từ chỉ hoạt động: tổ chức, bay, ngắm, trao.
Động từ chỉ trạng thái: ngất ngây.
Tính từ chỉ đặc điểm của sự vật: rực rỡ, cao.
Tính từ chỉ đặc điểm của hoạt động: cao, xa.
Câu 5: Tìm vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hoá trong các đoạn dưới đây và cho biết chúng được nhân hoá bằng cách nào.
a. Xóm đồ chơi tối nay có khách: một cô cá nhỏ, tròn trịa như quả trứng gà, một bé hươu cao cổ mới lọt lòng mẹ, loạng choạng nhóm dậy tập di, một cô rùa bằng kem sữa tươi... mặc áo đầm.
(Lưu Thị Lương)
b. Khi mặt trời lặng im
Nằm dài sau dãy núi
Ấy là lúc bóng đêm
Tô màu cho thế giới.
(Nguyễn Quỳnh Mai)
c. Ngoan nhé, chú bé vàng,
Ta dắt đi ăn cỏ,
Bốn chân bước nhịp nhàng,
Nước sông in hình chú.
(Thy Ngọc)
Hướng dẫn trả lời:
a. Vật được nhân hóa: cô cá nhỏ, bé hươu cao cổ, cô rùa.
=> Nhân hóa bằng cách gọi vật bằng những từ ngữ chỉ người và dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để tả vật.
b. Vật được nhân hóa: mặt trời, bóng đêm.
=> Nhân hóa bằng cách dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để tả vật.
c. Vật được nhân hóa: chú bê vàng.
=> Nhân hóa bằng cách trò chuyện với vật như với người.
Câu 6: Đặt câu về nội dung tranh bên, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá.
Hướng dẫn trả lời:
Mẹ gà đang chăm chú ngắm nhìn đang con thơ mới nở.
Câu 1: Đọc thuộc lòng 1 trong 3 bài thơ dưới đây và trả lời câu hỏi: Em thích câu thơ hoặc khổ thơ nào nhất? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Em thích câu thơ:
Nếu chúng mình có phép lạ
Ngủ dậy thành người lớn ngay.
Vì đây là suy nghĩ rất ngây thơ, đánh yêu, vô tư của trẻ con.
Câu 2: Các vật và hiện tượng tự nhiên nào dưới đây được nhân hoá? Em thích hình ảnh nhân hoá nào nhất? Vì sao?
a. Mùa xuân ấm áp đang về. Anh dế còm tân trang lại bộ râu, diện bộ cánh xịn nhất đi làm. Cụ giáo cóc đã thôi nghiền rằng vì bớt hẳn bệnh nhức xương. Bác giun đất cũng chui ra khỏi phòng lạnh để tận hưởng không khí trong lành. Ngày tháng qua mau. Và buổi sáng Chủ nhật đã tới .....
(Theo Trần Đức Tiến)
b.
Cây chẳng mỏi lưng Xếp hàng thẳng tắp Lá vàng ngăn nắp Rơi xuống nhẹ nhàng. | Bạn gió lang thang Cù cây cười suốt Chồi non xanh mướt Làm dáng đung đưa. (Huỳnh Mai Liên) |
Hướng dẫn trả lời:
a. Các vật được nhân hóa: dế, cóc, giun đất.
b. Các vật và hiện tượng tự nhiên được nhân hóa: cây, lá vàng, gió, chồi non.
Em thích nhất là hình ảnh nhân hóa “bạn gió lang thang/cù cây cười suốt”
Vì ở đây có hai hình ảnh nhân hóa:
- Bạn gió: nhân hóa bằng cách gọi vật bằng những từ ngữ chỉ người và dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để tả vật.
- Cây cười: nhân hóa bằng cách dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để tả vật.
Nhờ những hình ảnh so sánh đó mà câu thơ hiện lên sinh động, gần gũi.
Câu 3: Dấu câu nào có thể thay cho mỗi bông hoa dưới đây?
Chim sâu con hỏi bố:
* Bố ơi, chúng ta có thể trở thành hoạ mi được không ạ *
* Tại sao con muốn trở thành hoạ mi *
* Con muốn có tiếng hót hay để được mọi người yêu quý *
Chim bố nói:
* Con hãy bắt thật nhiều sâu để bảo vệ cây cối, hoa màu, con sẽ được mọi người yêu quý.
(Theo Nguyễn Đình Quảng)
Hướng dẫn trả lời:
Dấu câu có thể thay cho mỗi bông hoa dưới là dấu gạch ngang.
Câu 4: Chọn dấu câu thích hợp thay cho bông hoa. Nêu tác dụng của các đầu câu đó.
a. Hoạt động bảo vệ môi trường của các bạn nhỏ đã được lan toả sâu rộng. Các phong trào thiếu nhi chung tay bảo vệ môi trường gồm có:
* Trồng cây gây quỹ Đội.
* Vì màu xanh quê hương.
* Sạch nhà – sạch lớp – sạch trường.
* Làm kế hoạch nhỏ.
b. Đoàn tàu Hà Nội * Vinh khởi hành tại ga Hà Nội lúc 18 giờ hằng ngày.
Hướng dẫn trả lời:
a. Hoạt động bảo vệ môi trường của các bạn nhỏ đã được lan toả sâu rộng. Các phong trào thiếu nhi chung tay bảo vệ môi trường gồm có:
- Trồng cây gây quỹ Đội.
- Vì màu xanh quê hương.
- Sạch nhà – sạch lớp – sạch trường.
- Làm kế hoạch nhỏ.
=> Tác dụng: dấu gạch ngang dùng để liệt kê (dấu gạch ngang được đặt ở đầu dòng)
b. Đoàn tàu Hà Nội - Vinh khởi hành tại ga Hà Nội lúc 18 giờ hằng ngày.
Câu 5: Giải ô chữ.
a. Tìm ô chữ hàng ngang.
b. Đọc từ ngữ xuất hiện ở hàng dọc màu xanh.
Hướng dẫn trả lời:
a.
b. Ô chữ hàng dọc màu xanh là: NIỀM VUI KHÁM PHÁ
Câu 6: Nghe – viết.
Sông Cổ Cò xuôi từ chân Ngũ Hành Sơn về Cửa Đại, để lại bao kỉ niệm êm đềm trong tôi. Lặng lẽ cùng tôi đi qua năm tháng, sông quê hương trở nên nhỏ bé lại khi tôi biết những bến bờ rộng lớn hơn. Tôi nghiêng mình trước một Thu Bồn trầm lắng, một Vu Gia mênh mang. Và xa hơn, một Hồng Hà làm nên Hà Nội dậy tiếng rồng bay, một Sài Gòn long lanh ánh ngọc Viễn Đông...
(Theo Văn Thành Lê)
Hướng dẫn trả lời:
Em thực hiện viết đoạn văn vào vở.
Chú ý:
- Viết đúng chính tả.
- Viết hoa các chữ cái đầu dòng
Câu 1: Nói về một con vật có điểm đặc biệt về hình dáng hoặc hoạt động.
Hướng dẫn trả lời:
Con trâu là loài vật nuôi gắn liền với ruộng đồng và những người nông dân Việt Nam. Tuy nhiên, vì sinh ra và lớn lên ở thành phố nên chỉ biết đến con trâu qua sách báo, ti vi. Thứ bảy tuần vừa qua, khi cùng bố lên thăm người bạn cũ ở Hà Nam, em đã tình cờ trông thấy con trâu đang ăn cỏ, lần đầu tiên nhìn thấy con trâu ngoài đời thực khiến em vô cùng háo hức.
Con trâu đang ăn cỏ bên bờ ruộng có thân hình to lớn hơn rất nhiều so với tưởng tượng của em. Trâu có bộ lông đen bóng, trên đầu là cặp sừng to, cứng cáp và cong như vầng trăng bị khuyết. Mắt trâu to tròn, đen nhánh, điều khiến em ấn tượng hơn cả ở đôi mắt của trâu là cặp lông mi đen, dài hơi rũ xuống làm cho ánh nhìn của con trâu trở nên hiền lành, dễ mến. Mũi trâu to, hơi hếch lên trên và được các bác nông dân buộc vào một sợi dây thừng để dắt đi.
Tai của trâu to như hai chiếc lá bàng, đuôi của trâu dài thường xuyên phe phẩy để đuổi ruồi bọ, côn trùng. Chân của con trâu to lớn, vững chãi với những bước đi chậm dãi, thong dong trên bãi cỏ. Con trâu ăn những đám cỏ non bên bờ ruộng, em nghe được âm thanh nhai cỏ “sực sực”, có lẽ con trâu đang ăn ngon miệng lắm.
Qua lần gặp mặt tình cờ, em cảm thấy yêu quý con trâu hơn bởi đây là loài động vật chăm chỉ, hiền lành, không những thế con trâu còn là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam.
Câu 2: Viết lại những điều em đã nói ở bài tập 1 thành một đoạn văn.
Hướng dẫn trả lời:
Con trâu là loài vật nuôi gắn liền với ruộng đồng và những người nông dân Việt Nam. Tuy nhiên, vì sinh ra và lớn lên ở thành phố nên chỉ biết đến con trâu qua sách báo, ti vi. Thứ bảy tuần vừa qua, khi cùng bố lên thăm người bạn cũ ở Hà Nam, em đã tình cờ trông thấy con trâu đang ăn cỏ, lần đầu tiên nhìn thấy con trâu ngoài đời thực khiến em vô cùng háo hức.
Con trâu đang ăn cỏ bên bờ ruộng có thân hình to lớn hơn rất nhiều so với tưởng tượng của em. Trâu có bộ lông đen bóng, trên đầu là cặp sừng to, cứng cáp và cong như vầng trăng bị khuyết. Mắt trâu to tròn, đen nhánh, điều khiến em ấn tượng hơn cả ở đôi mắt của trâu là cặp lông mi đen, dài hơi rũ xuống làm cho ánh nhìn của con trâu trở nên hiền lành, dễ mến. Mũi trâu to, hơi hếch lên trên và được các bác nông dân buộc vào một sợi dây thừng để dắt đi.
Tai của trâu to như hai chiếc lá bàng, đuôi của trâu dài thường xuyên phe phẩy để đuổi ruồi bọ, côn trùng. Chân của con trâu to lớn, vững chãi với những bước đi chậm dãi, thong dong trên bãi cỏ. Con trâu ăn những đám cỏ non bên bờ ruộng, em nghe được âm thanh nhai cỏ “sực sực”, có lẽ con trâu đang ăn ngon miệng lắm.
Qua lần gặp mặt tình cờ, em cảm thấy yêu quý con trâu hơn bởi đây là loài động vật chăm chỉ, hiền lành, không những thế con trâu còn là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam.