Câu hỏi: Trao đổi với bạn về một nhạc cụ em yêu thích. Theo em, nam hay nữ chơi nhạc cụ đó thì phù hợp ?
Hướng dẫn trả lời:
Sáo: cột không khí bên trong dao động phát ra âm
Đàn guitar: dây đàn dao động phát ra âm
Trống: mặt trống dao động phát ra âm
Chiêng: mặt chiêng dao động phát ra âm
Những nhạc cụ này phù hợp với nhiều giới tính không nhất thiết phải thuộc về giới tính nam hay nữ.
Bài đọc: Nghệ sĩ trống - Truyện kể hằng đêm dành cho các cô bé cá tính)
(SGK Tiếng việt 4 Kết nối tri thức bài 6)
Câu 1: Bài đọc cho biết những thông tin nào về Mi-lô?
Hướng dẫn trả lời:
Bài đọc cho biết những thông tin về:
Câu 2: Mọi người làm gì khi thấy Mi-lô chơi trống? Vi sao họ lại làm như vậy?
Hướng dẫn trả lời:
Câu 3: Hành trình trở thành nghệ sĩ trống nổi tiếng thể giới của Mi-lô có những thuận lợi và khó khăn gi?
Hướng dẫn trả lời:
Hành trình trở thành nghệ sĩ trống nổi tiếng thể giới của Mi-lô trải qua nhiều điều:
- Thuận lợi:
+ Sống trên hòn đảo tràn ngập không khí âm nhạc ở Cu-ba.
+ Đam mê của cô bé rất mãnh liệt, không từ bỏ khi bị người dân trên dảo ngăn cản.
+ Tài năng sẵn có ở Mi-lô khiến cho cô bé sớm thành công ngay ở lứa tuổi học sinh - 10 tuổi.
+ Gia đình của Mi-lô cũng chấp thuận cho việc cô bé tham gia một lớp nhạc cụ.
- Khó khăn: người dân trên đảo không đồng ý với việc cô bé chơi trống: "Nhạc cụ này không dành cho con gái" và nhạc cụ này khá tốn sức lực nên vất vả.
Câu 4: Dựa vào bài học, hãy cho biết vì sao Mi-lô trở thành một nghệ sĩ trống nổi tiếng thế giới ?
Hướng dẫn trả lời:
Mi-lô trở thành nghệ sĩ trống nổi tiếng thế giới là vì:
- Cô bé có ước mơ và đam mê chơi trống cháy bỏng từ bé.
- Sự quyết tâm, nỗ lực của cô bé vượt qua khó khăn, trở ngại.
- Hoàn cảnh thúc đẩy cho ước mơ và đam mê của Mi-lô để em có thể trở thành nghệ sĩ trống nổi tiếng thế giới khi mới có 10 tuổi.
Câu 5: Em có ấn tượng nhất với hành dộng nào của Mi-lô? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1: Những sự vật nào dưới đây được gọi là nhạc cụ?
A. Trống đồng B. Pi-a-nô C. Sáo trúc D. Ghi-ta
E. Chuông G. Vi-ô-lông H. Còi I. Trống cơm
Hướng dẫn trả lời:
Đáp án đúng là A, B, C, D, G, I
Câu 2: Tìm từ ngữ phù hợp với các cột trong bảng.
Nghề nghiệp | Công việc | Sản phẩm |
họa sĩ | vẽ | tranh |
nhạc sĩ | ? | ? |
nhà văn | ? | ? |
kiến trúc sư | ? | ? |
Hướng dẫn trả lời:
Nghề nghiệp | Công việc | Sản phẩm |
họa sĩ | vẽ | tranh |
nhạc sĩ | sáng tác | bài hát |
nhà văn | viết | tác phẩm văn học |
kiến trúc sư | vẽ, thiết kế | công trình kiến trúc |
Tìm hiểu cách viết báo cáo thảo luận nhóm
Câu 1: Đọc báo cáo dưới đây và trả lời câu hỏi.
BẢO CÁO THẢO LUẬN NHÓM
VỀ KẾ HOẠCH CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 4A
Hôm nay vào lúc 8 giờ ngày 12 tháng 10 năm 2022, tại phòng học lớp 4A, nhóm 3 đã tiến hành thảo luận chủ đề thảo luận nhóm về:"Kế hoạch hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam".
Thành phần tham gia
- Phan Anh (chủ toạ)
- Hoàng Ngọc Xuân (thư kí)
- Nguyễn Thu An, Trần Hài Yến, Vũ Nam Hải (thành viên)
Sau khi thảo luận, chủ tọa đã thống nhất ý kiến và phân công như sau:
- Viết bài cho báo tường của lớp: Phan Anh, Vũ Nam Hải.
- Chuẩn bị tiết mục tham gia Hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam: Nguyễn Thu An, Trần Hải Yến.
- Tham gia Hội thao chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam: Hoàng Ngọc Xuân.
Người viết báo cáo
Thư kí
(kí tên)
Hoàng Ngọc Xuân
a. Báo cáo trên viết về vấn đề gì ?
b. Báo cáo do ai viết và được gửi cho ai ?
c. Báo cáo gồm mấy phần ? Mỗi phần gồm những thông tin gì ?
Hướng dẫn trả lời:
a. Báo cáo trên viết kế hoạch chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
b. Báo cáo do thư kí Hoàng Ngọc Xuân viết và được gửi cho cô giáo chủ nhiệm lớp 4A.
c. Báo cáo gồm 5 phần:
- Phần 1: Tiêu đề, người nhận
- Phần 2: Thời gian, địa điểm, chủ đề thảo luận
- Phần 3: Thành phần tham gia thảo luận
- Phần 4: Kết quả thảo luận
- Phần 5: Người viết (chữ kí, họ và tên)
Câu 2: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết báo cáo thảo luận.
Hướng dẫn trả lời:
Báo cáo thảo luận nhóm thường gồm 3 phần:
- Phần đầu (tiêu đề, người nhận).
- Phần chính (thời gian, địa điểm, chủ đề thảo luận, người tham gia thảo luận, kết quả thảo luận).
- Phần cuối (chữ kí và tên của người viết báo cáo).
Kể chuyện
Bốn anh tài (Theo Tiếng Việt 4, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Câu 1: Nghe kể chuyện và ghi lại những chi tiết quan trọng.
Hướng dẫn trả lời:
HS nghe cô giáo kể chuyện sau đó ghi lại các chi tiết quan trọng như:
=> Sức khoẻ và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây.
=> Ý chí diệt trừ yêu tinh của Cẩu Khây.
=> Ca ngợi tài năng của Nắm Tay Đóng Cọc
=> Ca ngợi tài năng của Lấy Tai Tát Nước.
=> Ca ngợi tài năng của Móng Tay Đục Máng.
Câu 2: Trả lời câu hỏi dưới tranh.
Hướng dẫn trả lời:
Câu 3: Kể lại câu chuyện trên.
Hướng dẫn trả lời:
Tuy nhỏ người nhưng tôi ăn rất khoẻ, một lúc hết chín chõ xôi. Vì vậy, người ta đặt tên cho tôi là Cẩu Khây. Lên mười tuổi, sức của tôi đã mạnh bằng trai mười tám và mười lăm tuổi đã tinh thông võ nghệ.
Hồi ấy, trong vùng xuất hiện một con yêu tinh chuyên bắt người và súc vật để ăn thịt. Chẳng mấy chốc, làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót. Thương dân bản, tôi quyết chí lên đường trừ diệt yêu tinh.
Đến một cánh đồng khô cạn, tôi thấy một cậu bé vạm vỡ đang dùng tay làm vồ đóng cọc để đắp đập dẫn nước vào ruộng. Mỗi quả đấm của cậu ta giáng xuống, cọc tre thụt sâu hàng gang tay. Hỏi chuyện, tôi mới biết tên cậu là Nắm Tay Đóng Cọc. Nắm Tay Đóng Cọc sốt sắng xin được cùng tôi đi trừ diệt yêu tinh.
Đến một vùng khác, nghe có tiếng tát nước ầm ầm, tôi và Nắm Tay Đóng Cọc ngạc nhiên khi thấy một cậu bé đang ngâm mình dưới hố, lấy vành tai tát nước lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà. Nghe tôi nói chuyện về mục đích của chuyến đi, Lấy Tai Tát Nước hăm hở cùng chúng tôi lên đường.
Đi được một quãng, chúng tôi lại gặp một cậu bé đang ngồi dưới gốc cây, lấy móng tay đục thân cây gỗ thành lòng máng để dẫn nước vào ruộng. Tôi cùng các bạn đến làm quen và nói rõ chí hướng của ba người. Móng Tay Đục Máng hăng hái xin được làm em út đi theo.