Giải chi tiết Tiếng việt 4 Kết nối Bài Ôn tập và đánh giá cuối năm học ( Phần 2 - Đánh giá cuối năm học)

Giải bài Ôn tập và đánh giá cuối năm học (Phần 2 - Đánh giá cuối năm học) tiếng Việt 4 Kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

TIẾT 6-7

A. ĐỌC

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

Bài đọc: Chiều thu quê em - Trương Nam Hương

(SGK Tiếng việt 4 tập 2 Kết nối tri thức bài Ôn tập và đánh giá cuối năm học)

Câu 1: Kể tên 5 sự vật được miêu tả trong bài thơ.

Hướng dẫn trả lời:

5 sự vật được miêu tả trong bài thơ là: Chuồn kim, hoa chuối, dòng sông, con bò, mây....

Câu 2: Tìm trong bài 2 câu thơ có sử dụng biện pháp nhân hóa.

Hướng dẫn trả lời:

 2 câu thơ có sử dụng biện pháp nhân hóa là:

  • Con chim giấu chiều trong cánh
  • Cánh diều ca hát rong chơi

II. Đọc hiểu

Bài đọc: Hơn một nghìn ngày vòng quanh Trái Đất - Trần Diệu Tấn, Đỗ Thái

(SGK Tiếng việt 4 tập 2 Kết nối tri thức bài Ôn tập và đánh giá cuối năm học)

Câu 1: Ngày 20 tháng 9 năm 1519 có sự kiện gì đặc biệt?

Hướng dẫn trả lời:

Ngày 20 tháng 9 năm 1519 là ngàu Ma-gien-lăng chỉ huy hạm đội đi khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

Câu 2: Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là gì? Tìm câu trả lời đúng.

A. Đại Tây Dương

B. Thái Bình Dương

C. Ấn Độ Dương

D. Bắc Băng Dương

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B. Thái Bình Dương

Câu 3: Vì sao Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới như vậy? Tìm câu trả lời đúng.

A. Vì ông thấy nơi này rộng mênh mông

B. Vì ông thấy nơi này rất yên bình

C. Vì ông thấy nơi này rất thơ mộng

D. Vì ông thấy nơi này bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B. Vì ông thấy nơi này rất yên bình

Câu 4: Những khó khăn mà đoàn thám hiểm gặp phải là gì?

Hướng dẫn trả lời:

Những khó khăn mà đoàn thám hiểm gặp phải là :

  • Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch
  • Đi mãi chẳng thấy bờ
  • Trận giao tranh với dân đảo Ma-tan

Câu 5: Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình như thế nào?

Châu Âu -> Đại Tây Dương -> ? -> Thái Bình Dương -> ? -> Ấn Độ Dương -> ?

Hướng dẫn trả lời:

Châu Âu -> Đại Tây Dương -> Nam Mỹ -> Thái Bình Dương -> Ma-tan -> Ấn Độ Dương -> Tây Ban Nha

Câu 6: Những kết quả mà đoàn thám hiểm đã đạt được là gì?

Hướng dẫn trả lời:

Những kết quả mà đoàn thám hiểm đã đạt được là :

  • Hoàn thành sứ mạng
  • Khẳng định Trái Đất hình cầu
  • Phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới

Câu 7: Trong bài viết có bao nhiêu danh từ riêng? Đó là những danh từ nào?

Hướng dẫn trả lời:

Trong bài viết có 10 danh từ riêng? Đó là những danh từ:

  • Xê-vi-la
  • Tây Ban Nha
  • Ma-gien-lăng
  • Đại Tây Dương
  • Thái Bình Dương
  • Ma-tan
  • Ấn Độ Dương
  • Châu Âu
  • Tâu Ban Nha
  • Trái Đất

Câu 8: Xác định chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ của câu sau:

Khi tới gần mỏm cực nam, đoàn thám hiểm phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông.

Hướng dẫn trả lời:

Chủ ngữ: đoàn thám hiểm

Vị ngữ: phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông

Trạng ngữ: Khi tới gần mỏm cực nam

Câu 9: Đặt một câu nói về Ma-gien-lăng, trong câu có thành phần trạng ngữ.

Hướng dẫn trả lời:

Trong câu chuyện, Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm nhằm mục đích khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

B. VIẾT

Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:

Đề 1: Viết bài văn miêu tả một cây hoa mà em thấy trong vườn trường hoặc trên đường đi học.

Đề 2: Hãy tưởng tượng em tham gia đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng và vừa trở về đất liền, có nhiều người ra đón em. Kể lại cuộc gặp gỡ đó.

Hướng dẫn trả lời: 

Học sinh có thể tham khảo bài văn mẫu Đề 1:

Bài tham khảo 1:

      Trường em có một khu vườn nhỏ ở trước thư viện. Đó là một khu vườn hình tròn trồng rất nhiều những cây hoa hồng nhung.

        Các cây hoa hồng nhung được trồng thẳng hàng với nhau. Các gốc cây chỉ to như ngón tay cái, phủ đầy gai nhọn. Từ gốc, mọc lên các cành nhỏ hơn, hướng thẳng lên trời. Hằng ngày, bác bảo vệ đều tỉa lại vườn hoa, nên các cành đều đảm bảo mọc thẳng, và đều chỉ cao đến khoảng 1m mà thôi. Phần thân hồng càng gần ngọn sẽ nhỏ lại và có màu xanh nhạt hơn. Đồng thời gai ở vị trí này cũng nhỏ và mềm hơn gai ở dưới gốc. Lá hoa hồng không quá lớn, hơi mỏng, có gai ở hai bên mép lá. Lúc nhỏ lá có màu đỏ tía, chờ lớn lên thì chuyển sang xanh sẫm. Trên cùng của các cành hồng, chính là hoa. Hoa hồng nở thành chùm, thường từ ba đến năm bông. Các bông hoa ở một nhánh như vậy sẽ nở lần lượt từ bông ở vị trí cao nhất. Khi còn là nụ, hoa hồng lớn như hạt trân châu, chờ khi nở thì có thể lớn như cái bánh dày. Hoa hồng nhung có cánh hoa dày, mềm mịn và đỏ sẫm như rượu vang. Hương hoa thơm ngát, lan xa, nên ai đi qua vườn cũng phải nán lại để ngắm nghía.

         Em rất thích vườn hoa hồng của trường. Nên sáng sáng khi đi học, đều sẽ ghé qua vườn để thăm những cây hoa xinh xắn ấy.

Bài tham khảo 2:

Sân trường em trồng rất nhiều cây bóng mát nhưng em yêu nhất là bác phượng vĩ già ngay trước cửa lớp học của em. Bác phượng vĩ đã già lắm, có lẽ từ khi ngôi trường được xây là bác đã có ở đây rồi.

Thân cây to, hai người ôm mới xuể. Vỏ cây xù xì, màu nâu sẫm. Nhưng mấy ai biết được đằng sau lớp vỏ xù xì xấu xí ấy là dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Cành cây to và dài như những cánh tay khổng lồ đang vươn ra để đón lấy những ánh nắng mặt trời. Rễ cây ngoằn ngoèo trên mặt đất như những con rắn hổ mang. Mùa hè, cây phượng vĩ xum xuê lá. Lá phượng màu xanh, nhỏ xíu, ngon lành như lá me non. Nhưng có lẽ, đẹp nhất vẫn là những chùm hoa phượng đỏ rực. Khi tiếng ve bắt đầu râm ran khắp không gian cũng là lúc hoa phượng hé đôi cánh đẹp xinh ra với đất trời. Hoa phượng năm cánh. Cánh hoa mềm như cánh bướm, màu đỏ thắm. Những chùm hoa lấp ló trong những tán lá xanh như những ngọn nến lung linh thắp sáng cả một khoảng trời. Hết mùa, hoa phượng rụng xuống, làm cho một góc sân như được dệt một tấm thảm nhung màu đỏ khổng lồ. Khi thu sang, những chùm hoa đỏ rực rỡ lần lượt được thay bằng những quả phượng.

Quả phượng như quả bồ kết, nhưng to và dài hơn. Đông về, bác phượng lại trở về là lão già buồn tênh giữa những tiếng vi cu của từng cơn gió lạnh lẽo. Cây phượng đứng đó, âm thầm và lặng lẽ giữa đất trời để u ấm những mầm non. Rồi đến khi xuân về, hơi thở ấm áp của nó sẽ thổi bừng lên sự sống cho cây. Dưới tán cây mát rượi đã có biết bao nhiêu những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó với thầy cô, bạn bè. Em rất yêu bác phượng vĩ trường em.

Bài tham khảo 3:

Nơi góc sân trường mỗi mùa hè đổ lửa, nổi bật lên sắc đỏ như lửa cả một khoảng trời là sắc màu của cây phượng. Cây phượng đã có từ lâu lắm rồi. Từ ngày em vào trường, cây phượng đã đứng sừng sững ở đó, chứng kiến năm tháng học trò của em.

Thân cây khá lớn, vừa một vòng tay ôm của em. Vỏ cây màu nâu nhạt, nhẵn bóng. Khác với những cây cổ thụ khác, rễ cây phượng không nổi lên mặt đất, mà nó chìm sâu xuống đất mẹ, hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cành cây khẳng khiu, như cánh tay người, xòe ra bốn phía. Lá phượng là loại lá kép, nhỏ như lá me, mọc thành từng phiến lá, màu xanh nhạt. Nhìn từ xa, những phiến lá đó rung rinh trong gió như đuôi con chim phượng. Có lẽ vì lẽ đó, nên cây mới có tên là cây phượng. Mùa xuân, phượng xòe tán lá xanh rờn mát rượi. Hè sang, phượng trổ những nụ hoa nhỏ xinh bằng đầu ngón tay, màu xanh non. Rồi những nụ hoa ấy bật nở ra những cánh hoa đỏ thắm. Hoa phượng có năm cánh, bốn cánh đỏ tươi, một cánh màu trắng có những tia đỏ. Nhị hoa vươn dài, đầu có túi phấn.

Bọn em thường hay lấy những nhụy hoa ấy chơi chọi gà rồi cười vang một góc sân trường. Từng bông hoa kết lại thành chùm, khắp các cành cây chi chít những chùm hoa đỏ, nhìn từ xa, cả cây phượng như một ngọn đuốc bốc cháy rừng rực. Hết mùa hoa, phượng kết quả. Những quả phượng thon dài, đẹp như những chiếc lược giữa trời. Đông sang, lá cây rụng hết, trơ lại cành cây khẳng khiu đợi mùa xuân đâm chồi nảy lộc.

Mỗi giờ ra chơi, chúng em thường ra gốc cây phượng, nhặt những cánh hoa rơi đầy dưới gốc, đem về ép thành cánh bướm trong vở. Cánh bướm đỏ rực mang theo bao mơ ước học trò. Em rất yêu quý cây phượng. Em sẽ chăm chỉ tưới nước để cây luôn xanh tốt.

Tìm kiếm google: Giải tiếng việt 4 tập 2 kết nối bài Ôn tập và đánh giá cuối năm học ( Phần 2 - Đánh giá cuối năm học), giải tiếng việt 4 KNTT bài Ôn tập và đánh giá cuối năm học ( Phần 2 - Đánh giá cuối năm học)

Xem thêm các môn học

Giải tiếng Việt 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 4. VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com