Bài đọc: Gặt chữ trên non - Bích Ngọc
(SGK Tiếng việt 4 Kết nối tri thức bài 15)
Câu 1: Bài thơ viết về các bạn nhỏ ở đâu? Những cảnh vật nào giúp em biết điều đó?
Hướng dẫn trả lời:
Bài thơ viết về các bạn nhỏ ở trên vùng cao. Những cảnh vật giúp em nhận biết điều đó là:
- Nắng nhuộm hồng núi xanh/ Tiếng trống rung vách đá
- Bóng em nhòa bóng núi/ Hun hút mấy thung sâu
- Em đi tìm cái chữ/ Vượt suối lại băng rừng/ Đường xa chân có mỏi
- Lớp học ngang lưng đồi/.../ Gặt chữ trên đỉnh trời!
Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy việc đi học của bạn nhỏ vùng cao rất vất vả?
Hướng dẫn trả lời:
Những chi tiết cho thấy việc đi học của bạn nhỏ vùng cao rất vất vả là:
- Bóng em nhòa bóng núi/ Hun hút mấy thung sâu
- Em đi tìm cái chữ/ Vượt suối lại băng rừng/ Đường xa chân có mỏi
- Lớp học ngang lưng đồi/ Gặt chữ trên đỉnh trời!
Câu 3: Trên đường đi học, bạn nhỏ nghe thấy những âm thanh nào? Theo em, những âm thanh đó đem lại cảm xúc gì cho bạn nhỏ?
Hướng dẫn trả lời:
Câu 4: Theo em, hai dòng thơ “Đường xa chân có mỏi/ Chữ vẫn gùi trên lưng” thể hiện điều gì?
Hướng dẫn trả lời:
Theo em, hai dòng thơ “Đường xa chân có mỏi/ Chữ vẫn gùi trên lưng” thể hiện nghị lực đến trường của các bạn nhỏ dù cho đường có xa, có gập ghềnh, trắc trở, có khó khăn hay trở ngại gì đi nữa thì cũng phải vượt qua bởi lẽ có con chữ, có học mới có thể giúp các bạn nhỏ thoát ra khỏi cảnh nghèo khó, thiếu thốn trên vùng cao.
Câu 5: Em thích hình ảnh thơ nào nhất? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Em thích hình ảnh: "Mắt em như sao sáng/ Gặt chữ trên đỉnh trời!" bởi vì đây là hai câu thơ thể hiện được nghị lực. sự nỗ lực và lòng quyết tâm khi không bỏ cuộc trước những khó khăn trắc trở ở vùng cao mà trái lại đôi mắt sáng ấy sáng rực như sao sáng khi bạn thấy được niềm vui đi học "gặt chữ".
Cách dùng và công dụng của từ điển
Câu 2: Dựa vào các bước tìm nghĩa của từ theo ví dụ dưới đây, tìm nhanh nghĩa của các từ cao ngất, cheo leo, hoang vu trong từ điển.
Hướng dẫn trả lời:
- cao ngất: Cao vút, tưởng chừng như quá tầm mắt.
- cheo leo: Cao và dốc, không có chỗ bấu víu, gây cảm giác rợn người, dễ làm người ta rơi ngã.
- hoang vu: Ở trạng thái hoang vắng, chưa có sự tác động của con người.
Câu 3: Những ý nào dưới đây nêu đúng công dụng của từ điển ?
A. Cung cấp thông tin về từ loại (danh từ, động từ, tính từ,...)
B. Cung cấp cách sử dụng từ thông qua các ví dụ.
C. Dạy cách nhớ từ.
D. Giúp hiểu nghĩa của từ.
Hướng dẫn trả lời:
Đáp án: A, B, D
Viết bài văn kể lại một câu chuyện
Câu hỏi: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
Hướng dẫn trả lời:
Một câu chuyện về người có tài mà em vô cùng ngưỡng mộ, đó chính là người anh hùng Yết Kiêu.
Yết Kiêu là một người anh hùng vô cùng nổi tiếng với khả năng lặn và bơi lội hơn người. Năm đó, khi đất nước đối mặt với giặc Nguyên hung hãn, anh thợ đánh cá Yết Kiêu đã chủ động xin cha được nhập ngũ. Gác lại nỗi lo nhà cửa gia đình, và mang theo lòng căm thù giặc, tình yêu đất nước nồng cháy, Yết Kiêu và kinh đô gặp vua Trần.
Khi anh thể hiện tài năng của mình, nhà vua đã hết sức hài lòng, và cho phép anh tự chọn vũ khí ra trận. Giữa một rừng vũ khí, Yết Kiêu chỉ chọn một chiếc dùi thật sắc. Lợi dụng khả năng bơi và lặn của mình, anh đã lặn xuống và đục thủng đáy thuyền của giặc, khiến chúng hư hỏng và chìm rất nhiều thuyền. Điều đó góp công lớn cho trận chiến của dân tộc ta.
Điều em ấn tượng nhất ở Yết Kiêu, là lời khẳng định của anh dành cho vua Trần. Rằng sức mạnh của anh có được là chính nhờ tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc. Điều đó đã tạo nên động lực cho anh rèn luyện và cống hiến cho đất nước.
Yết Kiêu xứng đáng là một người vừa có tài năng, vừa có trái tim yêu nước dũng cảm vô cùng trong trang sử vàng chói lọi của dân tộc ta.