Giải chi tiết Toán 8 chân trời mới bài 3: Tính chất đường phân giác của tam giác

Giải bài 3: Tính chất đường phân giác của tam giác sách toán 8 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Đường phân giác AD của tam giác ABC chia cạnh đối diện BC thành hai đoạn tỉ lệ với hai đoạn thẳng nào trong hình?

Giải Hoạt động khởi động trang 55 sgk Toán 8 tập 2 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

$\frac{DB}{DC}=\frac{AB}{AC}$

1. Tính chất đường phân giác của tam giác

Khám phá 1: Cho tam giác ABC có đường phân giác AD. Vẽ đường thẳng qua B song song với AD và cắt đường thẳng AC tại E (Hình 1). Hãy giải thích tại sao:

a) tam giác BAE cân tại A

b) $\frac{DB}{DC}=\frac{AE}{AC}=\frac{AB}{AC}$

Giải Hoạt động khám phá 1 trang 55 sgk Toán 8 tập 2 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

a) Ta có: BE // AD suy ra $\widehat{AEB}=\widehat{CAD}$ (hai góc đồng vị), $\widehat{ABE}=\widehat{BAD}$ (hai góc so le trong)

AD là tia phân giác góc $\widehat{BAC}$ nên $\widehat{BAD}=\widehat{CAD}$

Do đó: $\widehat{AEB}=\widehat{ABE}$ suy ra tam giác BAE cân tại A

b) Xét tam giác BCE có AD // BE, theo định lí Thales ta có:

$\frac{DB}{DC}=\frac{AE}{AC}$

Mà AE = AB (do tam giác ABE cân tại A)

Do đó: $\frac{DB}{DC}=\frac{AE}{AC}=\frac{AB}{AC}$

2. Áp dụng tính chia tỉ lệ của đường phân giác của tam giác

Thực hành: Tính độ dài cạnh MQ của tam giác MPQ trong Hình 6

Giải Thực hành trang 56 sgk Toán 8 tập 2 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

Trong tam giác MPQ , ta có MN là đường phân giác góc M, suy ra $\frac{NP}{NQ}=\frac{MP}{MQ}$ nên $\frac{4}{5}=\frac{7}{MQ}$

Suy ra $MQ=\frac{7.5}{4}=8,75$

BÀI TẬP

Bài 1: Tính độ dài x trong Hình 7

Giải Bài tập 1 trang 56 sgk Toán 8 tập 2 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

a) Trong tam giác ABC , ta có AD là đường phân giác góc A, suy ra $\frac{DC}{DB}=\frac{AC}{AB}$ nên $\frac{x}{2,4}=\frac{5}{3}$

Suy ra $x=\frac{5.2,4}{3}=4$

b) Trong tam giác EFG , ta có EH là đường phân giác góc E, suy ra $\frac{HG}{HF}=\frac{EG}{EF}$ nên $\frac{x}{20-x}=\frac{18}{12}$

Suy ra 12x = 18(20 − x) ⇒ $x=\frac{18.20}{30}=12$

c) Trong tam giác PQR , ta có RS là đường phân giác góc R, suy ra $\frac{SP}{SQ}=\frac{PR}{QR}$ nên $\frac{5}{6}=\frac{10}{x}$

Suy ra $x=\frac{6.10}{5}=12$

Bài 2: Tam giác ABC có AB = 6 cm, AC = 8 cm, BC = 10 cm. Đường phân giác của góc BAC cắt cạnh BC tại D

a) Tính độ dài các đoạn thẳng DB và DC

b) Tính tỉ số diện tích giữa ΔADB và ΔADC

Hướng dẫn trả lời:

Giải Bài tập 2 trang 57 sgk Toán 8 tập 2 Chân trời

a) Tam giác ABC có AD là đường phân giác

⇒ $\frac{DB}{AB}=\frac{DC}{AC}$

⇒ $\frac{DB}{AB}=\frac{DC}{AC}=\frac{DB+DC}{AB+AC}=\frac{BC}{AB+AC}$

Nên $\frac{DB}{8}=\frac{DC}{6}=\frac{10}{8+6}$

$DB=\frac{40}{7},BC=\frac{30}{7}$

b) Vẽ AH⊥BC tại H

$\frac{S_{ABD}}{S_{ACD}}=\frac{\frac{1}{2}AH.DB}{\frac{1}{2}AH.DC}=\frac{DB}{DC}=\frac{\frac{40}{7}}{\frac{30}{7}}=\frac{4}{3}$

Bài 3: Tam giác ABC có AB = 15 cm, AC = 20 cm, BC = 25 cm. Đường phân giác của góc BAC cắt BC tại D. Qua D vẽ DE // AB (E ∈ AC)

a) Tính độ dài các đoạn thẳng DB, DC và DE

b) Chứng minh ABC là tam giác vuông. Tính diện tích tam giác ABC

c) Tính diện tích các tam giác ADB, ADE và DCE

Hướng dẫn trả lời:

Giải Bài tập 3 trang 57 sgk Toán 8 tập 2 Chân trời

a) Trong tam giác ABC, ta có: AD là đường phân giác góc BAC

Suy ra: $\frac{DB}{DC}=\frac{AB}{AC}$ (tính chất đường phân giác)

Mà AB = 15 (cm); AC = 20 (cm)

Nên $\frac{DB}{DC}=\frac{15}{20}=\frac{3}{4}$

Suy ra: $\frac{DB}{DB+DC}=\frac{15}{15+20}$ (tính chất tỉ lệ thức)

Suy ra: $\frac{DB}{BC}=\frac{15}{35}$

Nên: $DB=\frac{15}{35}.25=\frac{75}{7}$ cm

Do đó, $DC=BC-BD=25-\frac{75}{7}=\frac{100}{7}$ (cm)

Xét tam giác ABC có DE // AB, theo hệ quả định lí Thales ta có:

$\frac{DE}{AB}=\frac{CM}{BC}$ suy ra $\frac{DE}{15}=\frac{\frac{100}{7}}{25}$, vậy $DE=\frac{60}{7}$ cm

b) Xét tam giác ABC ta có: AB = 15 cm, AC = 20 cm, BC = 25 cm, nên $BC^{2}=AB^{2}+AC^{2}$ suy ra tam giác ABC vuông tại A

$S_{ABC}=\frac{1}{2}AC.AB=\frac{1}{2}.20.15=150 (cm^{2})$

c) Kẻ AH⊥BC ta có:

$\frac{S_{ADB}}{S_{ABC}}=\frac{\frac{1}{2}AH.BD}{\frac{1}{2}AH.BC}=\frac{BD}{BC}=\frac{\frac{75}{7}}{25}=\frac{3}{7}$

Suy ra $S_{ADB}=\frac{3}{7}.S_{ABC}=\frac{3}{7}.150=\frac{450}{7} (cm^{2})$

$\frac{S_{DCE}}{S_{ABC}}=\frac{\frac{1}{2}CE.DE}{\frac{1}{2}AC.AB}=(\frac{DE}{AB})^{2}=(\frac{\frac{60}{7}}{25})^{2}=\frac{144}{1225}$

Suy ra $S_{DCE}=\frac{144}{1225}.S_{ABC}=\frac{144}{1225}.150=\frac{864}{49} (cm^{2})$

$S_{ADE}=S_{ABC}-S_{ADB}-S_{DCE}=150-\frac{450}{7}-\frac{864}{49}=\frac{3336}{49} (cm^{2})$

Bài 4: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 3 cm, AC = 4 cm. Đường phân giác của góc A cắt BC tại D.

a) Tính BC, DB, DC

b) Vẽ đường cao AH. Tính AH, HD và AD

Hướng dẫn trả lời:

Giải Bài tập 4 trang 57 sgk Toán 8 tập 2 Chân trời

a) Tam giác ABC vuông tại A, áp dụng định lí Pythagore ta có: $BC^{2}=AC^{2}+AB^{2}$ suy ra BC = 5 cm

AD là tia phân giác góc A nên $\frac{DB}{DC}=\frac{AB}{AC}$ suy ra $\frac{DB}{5-DB}=\frac{3}{4}$

⇒ DB = 15 - 3DB ⇒ $DB=\frac{15}{7}$ (cm), do đó $DC=BC-DB=5-\frac{15}{7}=\frac{20}{7}$ (cm)

b) Ta có: $S_{ABC}=\frac{1}{2}AB.AC=\frac{1}{2}AH.BC$

⇒ $AH=\frac{AB.AC}{BC}=\frac{3.4}{5}=\frac{12}{5}$ (cm)

Tam giác ABH vuông tại H nên $HB=\sqrt{AB^{2}-AH^{2}}=\sqrt{3^{2}-(\frac{12}{5})^{2}}=\frac{9}{5}$ (cm)

Ta có: $HD=DB-HB=\frac{15}{7}-\frac{9}{5}=\frac{12}{35}$

Tam giác ADH vuông tại H nên $AD=\sqrt{HD^{2}+AH^{2}}=\sqrt{(\frac{12}{35})^{2}+(\frac{12}{5})^{2}}=\frac{12\sqrt{2}}{7}$ cm

Bài 5: Cho tam giác ABC có trung tuyến AM. Đường phân giác của góc AMB cắt AB tại D và đường phân giác của góc AMC cắt AC tại E (Hình 8). Chứng minh DE // BC 

 Giải Bài tập 5 trang 57 sgk Toán 8 tập 2 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

Xét tam giác ABM có MD là đường phân giác góc AMB suy ra $\frac{DA}{DB}=\frac{MA}{MB}$

Xét tam giác ACM có ME là đường phân giác góc AMC suy ra $\frac{EA}{EB}=\frac{MA}{MC}$

Mà MB = MC, do đó: $\frac{DA}{DB}=\frac{EA}{EC}$ theo định lí Thales đảo ta có: DE // BC

Tìm kiếm google: Giải toán 8 chân trời bài 3, giải Toán 8 sách CTST bài 3, Giải bài 3 Tính chất đường phân giác của tam giác

Xem thêm các môn học

Giải toán 8 tập 2 CTST mới

PHẦN SỐ VÀ ĐẠI SỐ

CHƯƠNG 5. HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ

PHẦN HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

HÌNH HỌC PHẲNG

CHƯƠNG 7. ĐỊNH LÍ THALES

PHẦN MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net