Giải sách bài tập Toán 8 kết nối bài 21: Phân thức đại số

Hướng dẫn giải bài 21: Phân thức đại số SBT Toán 8 kết nối tri thức. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 6.1 toán 8 tập 2 KNTT trang 4: Viết phân thức với tử và mẫu lần lượt là

a) 2x – 1 và x + 1

b) $-x^{2}$ – x và – 2 

c) 3 và 2x + 5

Hướng dẫn trả lời:

a) $\frac{2x - 1}{x + 1}$

b) $\frac{-x^{2} - x}{-2}$

c) $\frac{3}{2x + 5}$

 

Bài tập 6.2 toán 8 tập 2 KNTT trang 4: Viết điều kiện xác định của các phân thức sau:

a)  $\frac{2x + 1}{x^{2} - 1}$

b)  $\frac{x^{3} + 1}{x^{2} - x + 1}$

c) $\frac{2x^{2} + 1}{3x - 1}$

Hướng dẫn trả lời:

Điều kiện xác định của phân thức là:

a) $x \neq – 1$ và $x \neq 1$

b) $x \in Z$

c) $x \neq \frac{1}{3}$

 

Bài tập 6.3 toán 8 tập 2 KNTT trang 4: Viết phân thức có tử thức là $2x^{2} - 1$ và mẫu thức là 2x + 1. Viết điều kiện xác định của phân thức nhận được. Tính giá trị của phân thức đó tại x = - 3.

Hướng dẫn trả lời:

Phân thức cần tìm là: $\frac{2x^{2} - 1}{2x + 1}$

Điều kiện xác định của phân thức là: $x \neq \frac{-1}{2}$

Giá trị của phân thức đó tại x = - 3 là: - 3,4 

 

Bài tập 6.4 toán 8 tập 2 KNTT trang 4: Giải thích vì sao hai phân thức bằng nhau: $\frac{x^{2} - x - 2}{x + 1}$ và $\frac{x^{2} - 3x + 2}{x - 1}$

Hướng dẫn trả lời:

Vì $x^{2} - x - 2$ = $(x + 1)  \times (x - 2)$ nên $\frac{x^{2} - x - 2}{x + 1}$ = $\frac{(x + 1)  \times (x -2)}{(x + 1)}$ = $x – 2$

và $x^{2} - 3x + 2$ = $(x - 1) \times (x - 2)$ nên $\frac{x^{2} - 3x + 2}{x - 1}$ = $\frac{(x - 1) \times (x - 2) }{x - 1}$ = $x – 2$

Do đó $\frac{x^{2} - x - 2}{x + 1}$  = $\frac{x^{2} - 3x + 2}{x - 1}$

 

Bài tập 6.5 toán 8 tập 2 KNTT trang 4: Tìm tập hợp các giá trị nguyên của x sao cho P(x) = $\frac{2}{x + 1}$ có giá trị là số nguyên.

Hướng dẫn trả lời:

Để P(x) có giá trị là số nguyên thì x + 1 là một ước số nguyên của 2.

Do đó $(x + 1) \in (1; 2; -1; -2)$ nên $(x) \in (0; 1; -2; -3)$. 

Thử lại thấy đúng. Vậy $(x) \in (0; 1; -2; -3)$. 

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập toán 8 kết nối, Giải SBT toán 8 KNTT bài 21, Giải sách bài tập toán 8 KNTT bài 21: Phân thức đại số

Xem thêm các môn học

Giải SBT toán 8 tập 2 kết nối tri thức

CHƯƠNG VII. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT VÀ HÀM SỐ BẬC NHẤT

CHƯƠNG VIII. MỞ ĐẦU VỀ TÍNH XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ

CHƯƠNG X. MỘT SỐ HÌNH KHỐI TRONG THỰC TIẾN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net