Giải toán 7 KNTT bài 28 Phép chia đa thức một biến

Giải bài 28: Phép chia đa thức một biến - Sách kết nối tri thức với cuộc sống toán 7 tập 2. Phần dưới sẽ hướng dẫn giải bài tập và trả lời các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết dễ hiểu. Hy vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

I. Làm quen với phép chia đa thức

Hoạt động 1. Tìm thương của mỗi phép chia hết sau:

a) $12x^3 : 4x$                  b) $(-2x^4) : x^4$                  c) $2x^5 : 5x^2$.

Trả lời:

a) $12x^3 : 4x = 3x^2$

b) $(-2x^4) : x^4 = -2$

c) $2x^5 : 5x^2 = \frac{2}{5}x^3$

Hoạt động 2. Giả sử $x \neq  0$. Hãy cho biết:

a) Với điều kiện nào (của hai số mũ) thì thương hai luỹ thừa của x cũng là một luỹ thừa của x với số mũ nguyên dương?

b) Thương hai luỹ thừa của x cùng bậc bằng bao nhiêu?

Trả lời:

a) Nếu số mũ của số bị chia lớn hơn số mũ của số chia thì thương hai luỹ thừa của x cũng là một luỹ thừa của x với số mũ nguyên dương.

b) Thương hai luỹ thừa của x bằng hiệu của các lũy thừa.

Luyện tập 1. Thực hiện các phép chia sau:

a) $3x^7 : \frac{1}{2}x^4$;                 b) $(-2x) : x$;             c) $0,25x^5 : (-5x^2)$.

Trả lời:

a) $3x^7 : \frac{1}{2}x^4 = \frac{3}{\frac{1}{2}}x^{7 – 4} = 6x^3$

b) $(-2x) : x = -2x^{1-1} = -2$

c) $0,25x^5 : (-5x^2) = 0,25 : (-5)x^{5 – 2} = \frac{-1}{20}x^3$

II. Chia đa thức cho đa thức, trường hợp chia hết

Luyện tập 2. Thực hiện phép chia:

a) $(-x^6 + 5x^4 – 2x^3) : 0,5x^2$.

b) $(9x^2 – 4) : (3x + 2)$.

Trả lời:

a) $(-x^6 + 5x^4 – 2x^3) : 0,5x^2$

$= (-x^6 : 0,5x^2) + (5x^4 : 0,5x^2) + (– 2x^3 : 0,5x^2)$

$= -2x^4 + 10x^2 – 4x$

b) $(9x^2 – 4) : (3x + 2)$.

* Đặt tính:

Giải toán 7 KNTT bài 28 Phép chia đa thức một biến

Vận dụng. Em hãy giải bài toán trong tình huống mở đầu.

Trả lời:

* Đặt tính:

Giải toán 7 KNTT bài 28 Phép chia đa thức một biến

III. Chia đa thức cho đa thức, trường hợp chia có dư

Hoạt động 6. Hãy mô tả lại các bước đã thực hiện trong phép chia đa thức $D$ cho đa thức $E$.

Trả lời:

Các bước đã thực hiện trong phép chia đa thức $D$ cho đa thức $E$

- Bước 1: Đặt tính chia tương tự chia hai số tự nhiên. Lấy hạng tử bậc cao nhất của $D$ chia cho hạng tử bậc cao nhất của $E$ được $5x$

- Bước 2: Lấy $D$ trừ đi tích của $E . 5x$ ta được dư thứ nhất.

- Bước 3: Lấy hạng tử bậc cao nhất của dư thứ nhất chia cho hạng tử bậc cao nhất của $E$ được $3$.

- Bước 4. Lấy dư thứ nhất trừ đi đi tích $E . 3$ ta được dư thứ hai là dư cuối $(-6x + 10)$.

Hoạt động 7. Kí hiệu dư thứ hai là $G = -6x + 10$. Đa thức này có bậc bằng 1. Lúc này phép chia có thể tiếp tục được không? Vì sao?

Trả lời:

Kí hiệu dư thứ hai là $G = -6x + 10$. Đa thức này có bậc bằng 1. Lúc này phép chia không thể tiếp tục được.

* Bởi vì: lúc này bậc của $G$ (đa thức dư thứ hai) nhỏ hơn bậc của đa thức $E$.

Hoạt động 8. Hãy kiểm tra lại đẳng thức: $D = E . (5x - 3) + G$.

Phép chia đa thức $D$ cho đa thức $E$ trong trường hợp này được gọi là phép chia có dư với đa thức thương là $5x – 3$ và đa thức dư là $G$

Trả lời:

$E . (5x - 3) + G$

$= (x^2 + 1)(5x – 3) + (-6x + 10)$

$= 5x^3 – 3x^2 – x + 7$

$= D$ (Đúng)

Luyện tập 3. Tìm dư $R$ và thương $Q$ trong phép chia đa thức $A = 3x^4 – 6x – 5$ cho đa thức $B = x^2 + 3x – 1$ rồi viết A dưới dạng $A = B . Q + R$.

Trả lời:

* Tính:

Giải toán 7 KNTT bài 28 Phép chia đa thức một biến

=> $R = -105x + 25$ và $Q = 3x^2 - 9x + 30$

Vậy: $A = B . Q + R$

=> $x^2 + 3x – 1 = (x^2 + 3x – 1) . (3x^2 - 9x + 30) + (-105x + 25)$

Trả lời: a) $(-5x^3 + 15x^2 + 18x) : (-5x)$$= (-5x^3) : (-5x) + 15x^2 : (-5x) + 18x : (-5x)$$= x^2 – 3x - \frac{18}{5}$b) $(-2x^5 – 4x^3 + 3x^2) : 2x^2$.$= (-2x^5 : 2x^2) + (-4x^3 : 2x^2) + (3x^2 : 2x^2)$$= -x^3 – 2x - \frac{3}{2}$
Trả lời: a) $(6x^3 – 2x^2 – 9x + 3) : (3x – 1)$;b) $(4x^4 + 14x^3 – 21x – 9) : (2x^2 – 3)$.
Trả lời: a) n = 2$(0,5x^5 + 3,2x^3 – 2x^2) : 0,25x^2$$= (0,5x^5 : 0,25x^2) + (3,2x^3 : 0,25x^2) + (– 2x^2 : 0,25x^2)$$= 2x^3 + 12,8x -  8$b) n = 3$(0,5x^5 + 3,2x^3 – 2x^2) : 0,25x^3$$= (0,5x^5 : 0,25x^3) + (3,2x^3 : 0,25x^3) + (– 2x^2 : 0,25x^3)$$= 2x^2 + 12,8 -  \frac{8}{x}$
Trả lời: a) $(6x^4 – 3x^3 + 15x^2 + 2x – 1) : 3x^2$* Cách 1: Phân tích ta thấy (2x – 1) có bậc nhỏ hơn 3x^2 nên (2x – 1) là số dư R(x) của đa thức trên.$= (6x^4 – 3x^3 + 15x^2) : 3x^2$ $= (6x^4 :  3x^2) + (– 3x^3 : 3x^2) + (15x^2 : 3x^2)$$= 2x^2 – x + 5$* Cách 2: Đặt tính:* Vậy: $R(x) = 2x – 1$...
Trả lời: Phân tích ta thấy $(21x – 4)$ có bậc nhỏ hơn $3x^2$ nên $(21x – 4)$ của đa phép chia đa thức $21x – 4$ cho $3x^2$.* Vậy: phép chia đa thức $21x – 4$ cho $3x^2$ có:Thương là 0.Số dư là $(21x – 4)$.
Tìm kiếm google: giải toán 7 sách mới, giải toán 7 tập 2 kết nối, giải sách KNTT toán 7 tập 2, giải bài 28 toán 7 tập 2 KNTT, giải bài phép chia đa thức một biến

Xem thêm các môn học

Giải toán 7 tập 2 kết nối tri thức

CHƯƠNG VI. TỈ LỆ THỨC VÀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ

CHƯƠNG VII. BIỂU THỨC ĐẠI SỐ VÀ ĐA THỨC MỘT BIẾN

 

CHƯƠNG X. MỘT SỐ HÌNH KHỐI TRONG THỰC TIỄN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net