HĐ 1:
HĐ 2: Trên mảnh giấy kẻ ô vuông, mỗi chiều 10 ô, hãy đếm dòng,đánh dấu các đỉnh A,B,C rồi vẽ tam giác ABC(H.9,29).Vẽ hai đường trung tuyến BN, CP, chúng cắt nhau tại G, tia AG cắt cạnh BC tại M.
Trả lời
$\frac{GB}{NB}$ = $\frac{4}{6}$= $\frac{2}{3}$
$\frac{GC}{PC}$ = $\frac{4}{6}$ = $\frac{2}{3}$
Luyện tập 1
Trong tam giác ABC ở ví dụ 1, cho trung tuyến BN và GN = 1 cm. Tính GB và NB
Trả lời
Vì G là trọng tâm tam giác ABC nên GB = $\frac{2}{3}$ BN => GN = $\frac{1}{3}$ BN
Ta có GN = 1 cm => BN = 3 GN = 3.1 = 3 cm
=> GB = $\frac{2}{3}$ BN = $\frac{2}{3}$ . 3= 2 cm
Vậy BN= 3 cm và GB = 2 cm
Luyện tập 2
Cho tam giác ABC có hai đường phân giác AM, BN cắt nhau tại điểm I. Hỏi CI có là đường phân giác của góc C không ?
Trả lời
Gọi IP là khoảng cách từ I đến BC, IQ là khoảng cách từ I đến AC
Có AM và BN là hai đường phân giao nhau tại I => I cách đều AC vad Bc => IP = IQ
Xét ∆ IPC và ∆ IQC ta có:
Chung cạnh IC
IP = IQ
=> ∆ IPC = ∆ IQC
=> $\widehat{ICP}$ = $\widehat{ICQ}$
=> CI là đường phân giác của $\widehat{C}$
Vận dụng 2
Chứng minh rằng trong tam giác đều, điểm cách đều ba cạnh của tam giác là trọng tâm của tam giác đó
Trả lời
Gọi tam giác đều là ∆ ABC. O là điểm cách đều ba cạnh. OM,ON, OP lần lượt là khoảng cách từ O đến AB, AC, BC
Ta có OM=ON=OP => O là điểm đồng quy của 3 đường phân giác của ∆ ABC
3 đường phân giác là AP, BN và CM
∆ ABC là một tam giác đều nên AP, BN và CM sẽ đồng thời là 3 đường trung tuyến của ∆ ABC
=> O là trọng tậm của tam giác ∆ ABC