Hướng dẫn giải nhanh Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều bài 18: Lực có thể làm quay vật

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn khoa học tự nhiên 8 bộ sách cánh diều bài 18: Lực có thể làm quay vật. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Chúng ta đã biết, lực tác dụng vào vật có thể làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động hoặc làm biến dạng vật. Không những thế, lực còn có thể làm quay vật. Ví dụ, ở hình 18.1, khi đẩy hoặc kéo thì cánh cửa có thể quay quanh bản lề. Khi nào thì lực tác dụng lên vật sẽ làm quay vật?

Hướng dẫn trả lời:

Lực tác dụng lên vật sẽ làm quay vật, khi lực đó không song song với trục quay và có giá không đi qua trục quay.

I. TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC

Câu 1: Vì sao cần phải kéo nhẹ lực kế trong khi thực hiện các thao tác thí nghiệm?

Hướng dẫn trả lời:

Để đảm bảo an toàn, vì kéo quá mạnh có tể làm lực kế văng ra ngoài.  

Câu 2: Nêu một số ví dụ trong thực tế về lực tác dụng làm quay vật.

Hướng dẫn trả lời:

  • Dùng tay đẩy quay chong chóng 

  • Bánh xe ô tô quay khi xe di chuyển.

II. MÔMEN LỰC

Luyện tập 1: Trong hình 18.1, tay người tác dụng lực như thế nào thì cánh cửa không quay?

Hướng dẫn trả lời:

Khi giá của lực đi qua trục quay, hoặc song song với trục quay.

Câu 3: Nêu các ví dụ trong thực tế cần làm tăng mômen lực bằng cách:

a) Tăng độ lớn của lực.
b) Tăng khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
c) Tăng đồng thời cả độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

Hướng dẫn trả lời:

a, Tăng lực từ cánh tay lên chong chóng thì sẽ quay nhanh hơn.

b, Cờ lê có chiều dài càng lớn thì khả năng mở các loại ốc vít siết chặt càng cao.

c, Khi để thùng hàng ra xa trục quay thì sẽ nâng được.

Vận dụng 1: Khi tháo các đai ốc ở các máy móc, thiết bị, người thợ cần dùng dụng cụ gọi là cờ-lê (hình 18.5).

a) Chỉ ra vật chịu lực tác dụng làm quay và lực làm quay vật trong trường hợp này.

b) Nếu ốc quá chặt, người thợ thường phải dùng thêm một đoạn ống thép để nối dài thêm cán của chiếc cờ-lê. Giải thích cách làm này.

Hướng dẫn trả lời:

a) Vật chịu lực: cờ-lê và đai ốc 

Lực làm quay vật: momen xoắn. 

b)  Khi đó cánh tay đòn dài ra, lực tác động cũng sẽ tăng lên.

Vận dụng 2: Hình 18.6 là ảnh chiếc kìm cán dài dùng để cắt sắt (hình 18.6a) và dao xén giấy (hình 18.6b). Trong mỗi hình, nêu rõ bộ phận nào của dụng cụ sẽ quay được khi chịu lực tác dụng.

Hướng dẫn trả lời:

Hình 18.6a: trục của cây kìm

Hình 18.6b: cán điều chỉnh của dao.

Tìm kiếm google: Giải siêu nhanh khoa học tự nhiên 8 cánh diều , giải KHTN 8 CD, Giải KHTN 8 bài 18: Lực có thể làm quay vật

Xem thêm các môn học

Giải KHTN 8 Cánh diều mới

BÀI MỞ ĐẦU

PHẦN 1. CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT

CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

PHẦN 2. NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI

CHỦ ĐỀ 3: KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

PHẦN 3. VẬT SỐNG

CHỦ ĐỀ 7: CƠ THỂ NGƯỜI


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com