Quan sát bảng 11.1 Trang 48 và thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Nhận xét sự khác nhau giữa thành phần phân tử của acid (chất phản ứng) và muối (chất sản phẩm). Đặc điểm chung của các phản ứng ở bảng 11.1 là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Khác nhau: phân tử acid gồm các nguyên tử H liên kết với anion gốc acid còn với phân tử muối, nguyên tử H được thay bằng nguyên tử kim loại.
Đặc điểm chung: có acid là chất tham gia, muối là sản phẩm tạo thành.
Câu 2: Nhận xét cách gọi tên muối.
Hướng dẫn trả lời:
Cách gọi tên: Tên kim loại (Kèm hóa trị đối với kim loại nhiều hóa trị) + Tên gốc acid
Câu 3: Viết công thức của các muối sau: potassium sulfate, sodium hydrogensulfate, sodium hydrogencarbonate, sodium chloride, sodium nitrate, calcium hydrogenphosphate, magnesium sulfate, copper(II) sulfate.
Hướng dẫn trả lời:
potassium sulfate: K2SO4.
sodium hydrogensulfate: NaHSO4
sodium hydrogencarbonate: NaHCO3
sodium chloride: NaCl
sodium nitrate: NaNO3
calcium hydrogenphosphate: CaHPO4
magnesium sulfate: MgSO4
copper(II) sulfate: CuSO4
Câu 4: Gọi tên các muối sau: AlCl3, KCl, Al2(SO4)3, MgSO4, NH4NO3, NaHCO3.
Hướng dẫn trả lời:
AlCl3: Aluminum chloride
KCl: Potassium Chloride
Al2(SO4)3: Aluminium sulfate
MgSO4: Magnesium sulfate
NH4NO3: Ammonium nitrat
NaHCO3: Sodium hydrogen carbonate
Câu 5: Viết phương trình hoá học của phản ứng tạo thành muối KCl và MgSO4.
Hướng dẫn trả lời:
PTHH: 2KCl + MgSO4 → K2SO4 + MgCl2
Quan sát hiện tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm và thực hiện yêu cầu:
Câu 1: Viết phương trình hóa học giải thích hiện tượng xảy ra.
Hướng dẫn trả lời:
(1) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Hiện tượng: Chất rắn màu trắng xám Sắt (Fe) bị 1 lớp đồng đỏ phủ lên bề mặt.
(2) BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng không tan trong dung dịch.
(3) BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaCl
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng trong dung dịch.
(4) CuSO4 + NaOH → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4
Hiện tượng: xuất hiện kết tủa màu xanh lam không tan trong dung dịch.
Câu 2: Thảo luận nhóm rút ra kết luận về tính chất hóa học của muối.
Hướng dẫn trả lời:
Muối + kim loại → Muối mới + kim loại mới
Muối + acid → muối mới + acid mới
Muối + muối → 2 muối mới
Muối + base → muối mới + base mới
Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa (không tan)
Câu 3: Trong dung dịch giữa các cặp chất nào sau đây có xảy ra phản ứng? Viết phương trình hóa học của các phản ứng đó.
Hướng dẫn trả lời:
Na2CO3 | KCl | Na2SO4 | NaNO3 | |
Cu(NO3)2 | Không phản ứng | Không phản ứng | Không phản ứng | Không phản ứng |
BaCl2 | Phản ứng | Không phản ứng | Phản ứng | Không phản ứng |
HNO3 | Phản ứng | Không phản ứng | Không phản ứng | Không phản ứng |
PTHH
Na2CO3 + BaCl2 → 2NaCl + BaCO3(↓)
Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4(↓)
Na2CO3 + 2HNO3 → 2NaNO3 + CO2 ↑ + H2O
Câu 1: Dựa vào sơ đồ hình 11.2 Trang 52 và cho biết tính chất của oxide, acid, base. Viết phương trình hóa học minh họa
Hướng dẫn trả lời:
Oxide base + acid → Muối | Base → Muối | Muối + base → Base |
MgO + H2SO4→ MgSO4 + H2O | Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O FeCl3 + 3NaOH→ 3NaCl + Fe(OH)3↓ 2NaOH+CO2→Na2CO3+H2O | CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4 |
Oxide acid + base → Muối | Acid → Muối | Muối + acid → Acid |
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O SO2 + NaOH→ NaHSO3 | H2SO4 (loãng) + Fe → FeSO4 + H2↑ CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl | AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3 |