Câu 1: Nêu khái niệm chất dinh dưỡng và dinh dưỡng
Trả lời:
Chất dinh dưỡng là các chất có trong thức ăn mà cơ thể sử dụng làm nguyên liệu cấu tạo cơ thể, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống
Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống cho cơ thể.
Quan sát hình 32.1 trang 129 và dựa vào kiến thức đã học để thực hiện các yêu cầu sau
Câu 1: Nêu các cơ quan và hệ cơ quan tương ứng với những vị trí được đánh số trong hình
Trả lời:
Câu 2: Xác định tên ba cơ quan mà thức ăn không đi qua.
Trả lời:
Gan, túi mật, tuỵ
Thảo luận
Câu 3: Thảo luận về sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tiêu hóa
Trả lời:
Quá trình tiêu hóa xảy ra trong đường tiêu hóa hoặc ống tiêu hoá, trải dài từ miệng đến hậu môn. Những phần của đường tiêu hóa có các chức năng chuyên biệt, quan hệ mật thiết với nhau.
Câu 4: Nêu mối quan hệ giữa tiêu hóa và dinh dưỡng
Trả lời:
Quá trình tiêu hoá thức ăn biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. Chất dinh dưỡng thông qua quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng sẽ duy trì sự sống cho cơ thể. Các chất không được tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ tạo thành phân và được thải ra ngoài.
Thảo luận: Làm việc theo nhóm để thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Quan sát Hình 32.2 trang 130, thảo luận về các giai đoạn hình thành lỗ sâu răng.
Trả lời:
Giai đoạn l: răng đổi màu ở một vài vùng trên mặt nhai hoặc kế giữa hai răng, người bệnh chưa cảm thấy đau hay buốt.
Giai đoạn 2: Những vùng đổi màu trên răng biến đổi thành màu sắc tối hơn (màu nâu hoặc màu đen). Lỗ sâu ở răng xuất hiện.
Giai đoạn 3: Lỗ sâu răng tăng dần kích thước. Người bệnh cảm thấy khó chịu, đau buốt khi ăn thức ăn nóng hoặc lạnh.
Giai đoạn 4: Tuỷ răng đã bị viêm, người bệnh bị đau răng kéo dài, cường độ đau gia tăng. Nếu không chữa tủy thì bệnh sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến vỡ cụt thân răng, mất chức năng của răng.
Câu 2: Đề xuất một số biện pháp giúp phòng, chống sâu răng và các việc nên làm để hạn chế những ảnh hướng tới sức khoẻ khi đã bị sâu răng.
Trả lời:
Biện pháp:
- Đánh răng đúng cách buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Lấy sạch mảng bám trên răng,
- Hạn chế ăn đồ ngọt,
- Khám răng định kỳ 4 đến 6 tháng một lần.
Các việc nên làm để hạn chế những ảnh hưởng tới sức khoẻ khi đã bị sâu răng:
- Hạn chế ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách (đánh răng, súc miệng bằng các dung dịch vệ sinh răng miệng).
- Điều trị vùng răng bị sâu ngay khi phát hiện.
Thảo luận
Câu 3: Người bị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng nên và không nên sử dụng các loại thức ăn đồ uống nào? Em hãy kể tên và giải thích
Trả lời:
Nên ăn:
Protein nạc: Thịt gia cầm bỏ da, thịt bò, cá, trứng, đậu phụ, đậu Hà Lan… là những nguồn cung cấp protein ít chất béo
Các loại cá béo: cá hồi, cá thu và cá mòi cung cấp axit béo omega-3 có thể làm giảm viêm và ngăn ngừa một vết loét khác.
Bánh mì và ngũ cốc: Bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, hạt quinoa, kê, miến… là những nguồn cung cấp chất xơ dồi dào
Rau: Các loại rau lá xanh, rau màu đỏ tươi và cam, rau họ cải (như bông cải xanh, súp lơ và cải xoăn) chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa
Trái cây: các loại quả mọng, táo, nho, lựu… chứa chất xơ và chất chống oxy hóa
Sữa lên men như sữa chua cung cấp men vi sinh (vi khuẩn có lợi) cùng với protein.
Các loại thảo mộc và gia vị: nghệ, quế, gừng và tỏi, là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa, chúng có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Đối với chất tạo ngọt, nên sử dụng mật ong thay đường.
Thịt gia cầm bỏ da.
Thực phẩm cần hạn chế
Rượu bia: là chất kích thích dạ dày và sẽ làm chậm quá trình chữa lành vết loét.
Caffein: làm tăng sản xuất axit trong dạ dày.
Thực phẩm giàu chất béo: làm tăng axit dạ dày và kích hoạt trào ngược. Không nên ăn các loại thịt tẩm nhiều gia vị, xúc xích, các loại thịt chiên rán.
Thức ăn cay: làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng.
Thức ăn mặn: thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn HP.
Socola: tăng sản xuất acid trong dạ dày và gây ra các triệu chứng trào ngược.
Câu 4: Dựa vào thông tin trên em hãy nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa và cơ sở khoa học của các biện pháp đó.
Trả lời:
Hạn chế dùng thực phẩm đóng hộp: Nhiều carbonhydrat tinh chế, chất béo bão hòa và phụ gia chứa trong thực phẩm đóng hộp có liên quan đến việc tăng nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa.
Bổ sung nhiều chất xơ: Chất xơ giúp thúc đẩy nhu động ruột và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa, bao gồm: loét, trào ngược, trĩ hoặc viêm ruột thừa.
Chất béo lành mạnh: giúp cảm thấy dễ tiêu hóa hơn sau bữa ăn, cải thiện được khả năng hấp thụ một số chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo
Cung cấp đủ lượng nước cần thiết
Giữ tinh thần thoải mái: trong trạng thái quá căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra các hormon khiến máu và năng lượng chuyển ra khỏi hệ thống tiêu hóa.
Tập trung khi ăn, ăn chậm nhai kỹ
Tích cực vận động thể chất nhẹ nhàng giúp thực phẩm di chuyển qua hệ thống tiêu hóa một cách dễ dàng.
Từ bỏ thói quen xấu như hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia và ăn khuya. Hút thuốc: Làm tăng gần gấp đôi nguy cơ trào ngược axit; Rượu khiến acid trong dạ dày tăng sản xuất; Nằm ngủ sau khi ăn khuya sẽ dẫn đến chứng ợ nóng và khó tiêu,...