Câu 1: Phản ứng sắt bị gỉ xảy ra nhanh hơn hay chậm hơn phản ứng đốt cháy cồn?
Trả lời:
Phản ứng sắt bị gỉ xảy ra chậm hơn
Câu 2: Phản ứng giữa hydrochloric acid với đá vôi dạng bột xảy ra nhanh hơn hay chậm hơn so với phản ứng giữa hydrochloric acid với đá vôi dạng viên?
Trả lời:
Phản ứng giữa hydrochloric acid với đá vôi dạng bột xảy ra nhanh hơn
Câu 1: Phản ứng ở ống nghiệm nào xảy ra nhanh hơn?
Trả lời:
Phản ứng ở ống nghiệm (2) xảy ra nhanh hơn.
Câu 2: Nồng độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào?
Trả lời:
Nồng độ tăng thì tốc độ phản ứng cũng tăng.
Quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời những câu hỏi sau: (Hình 7.4 Trang 32)
Câu 1: Phản ứng ở cốc nào nào xảy ra nhanh hơn?
Trả lời:
Phản ứng ở cốc nước nóng xảy ra nhanh hơn.
Câu 2: Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào?
Trả lời:
Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.
Quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời những câu hỏi sau:
Câu 1: Phản ứng ở ống nghiệm nào xảy ra nhanh hơn? Giải thích.
Trả lời:
Phản ứng ở ống nghiệm đá vôi dạng bột xảy ra nhanh hơn. Vì kích thước đá vôi làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với acid nên phản ứng xảy ra nhanh hơn.
Câu 2: Kích thước hạt ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào?
Trả lời:
Kích thước hạt càng nhỏ tốc độ phản ứng càng nhanh.
Quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời những câu hỏi sau: (Hình 7.5 Trang 33)
Câu 1: Phản ứng ở ống nghiệm nào xảy ra nhanh hơn?
Trả lời:
Phản ứng ở ống nghiệm (2) xảy ra nhanh hơn do khí thoát ra nhanh và mạnh hơn.
Câu 2: Than cháy trong bình khí oxygen nhanh hơn cháy trong không khí. Yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng đốt cháy than?
Trả lời:
Nồng độ là yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng
Câu 3: Khi “bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để giữ thực phẩm tươi lâu hơn” là đã tác động vào yếu tố gì để làm chậm tốc độ phản ứng?
Trả lời:
Tác động vào yếu tố nhiệt độ để làm chậm tốc độ phản ứng.
Câu 4:
a) Vanadium(V) oxide đóng vai trò gì trong phản ứng tổng hợp sulfur trioxide?
b) Sau phản ứng, khối lượng của vanadium(V) oxide có thay đối không? Giải thích.
Trả lời:
a) Vanadium(V) oxide đóng vai trò là chất xúc tác
b) Khối lượng của vanadium(V) oxide không thay đổi. Chất xúc tác chỉ làm tăng tốc độ phản ứng và còn lại sau khi phản ứng kết thúc.