Hướng dẫn giải nhanh Khoa học tự nhiên 8 KNTT bài 9: Base. Thang pH

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn khoa học tự nhiên 8 bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống bài 9: Base. Thang pH. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

I. KHÁI NIỆM

Quan sát Bảng 9.1 Trang 39 và thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Công thức hoá học của các base có đặc điểm gì giống nhau?

Trả lời:

Đều có Kim loại liên kết với nhóm OH.

Câu 2: Các dung dịch base có đặc điểm gì chung?

Trả lời:

Đều gồm có cation kim loại và anion OH$^{-}$

Câu 3: Thảo luận nhóm và đề xuất khái niệm về base.

Trả lời:

Base là hợp chất gồm 1 hoặc nhiều nguyên tử kim loại kết hợp với một hay nhiều nhóm - OH.

Câu 4: Em hãy nhận xét về cách gọi tên base và đọc tên base Ca(OH)2.

Trả lời:

Tên gọi base = tên Kim loại (kèm hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hydroxide

Ca(OH)2: Calcium hydroxide

Câu 5: Dựa vào bảng tính tan dưới dây, hãy cho biết những base nào là base không tan và base nào là base kiềm? Viết công thức hoá học và đọc tên các base có trong bảng.

Trả lời:

Công thức hoá học

Tên gọi

Base không tan

Base kiềm

KOH

Potassium hydroxide

 

X

NaOH

Sodium hydroxide

 

X

Mg(OH)2

Magnesium hydroxide

X

 

Ba(OH)2

Barium hydroxide

 

X

Cu(OH)2

Copper(II) hydroxide

X

 

Fe(OH)2

Iron(II) hydroxide

X

 

Fe(OH)3

Iron(III) hydroxide

X

 

II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

Quan sát hiện tượng Hình 9.1 Trang 40 và thực hiện yêu cầu:

Câu 1: Dung dịch kiềm làm đổi màu chất chỉ thị (quỳ tím, dung dịch phenolphthalein) như thế nào?

Trả lời:

  • Quỳ tím chuyển màu xanh

  • Dung dịch chuyển sang màu hồng khi nhỏ phenolphthalein vào

Câu 2: Nêu hiện tượng xảy ra ở thí nghiệm 2 và rút ra nhận xét.

Trả lời:

Hiện tượng:

Dung dịch chuyển sang màu hồng khi nhỏ phenolphthalein vào

Thêm từ từ acid thấy màu hồng nhạt dần sau đó chuyển thành dung dịch không màu.

Nhận xét: dung dịch NaOH đã phản ứng với HCl (dung dịch base phản ứng với dung dịch acid)

Câu 3: Có hai ống nghiệm không nhãn đựng dung dịch NaOH và dung dịch HCl. Hãy nêu cách nhận biết hai dung dịch trên.

Trả lời:

Dùng quỳ tím để nhận biết 2 dung dịch:

Nhỏ các dung dịch vào 2 mẩu quỳ tím

  • NaOH làm quỳ tím chuyển xanh

  • HCl làm quỳ tím chuyển đỏ

Câu 4: Ở nông thôn, người ta thường dùng vôi bột rắc lên ruộng để khử chua cho đất. Biết rằng thành phần chính của vôi bột là CaO. CaO tác dụng với H2O tạo thành Ca(OH)2 theo phương trình hoá học: CaO + H2O $\rightarrow $ Ca(OH)2. Hãy giải thích tác dụng của vôi bột.

Trả lời:

Vì đất chua có tính acid, vôi bột có thành phần chính là CaO. Khi CaO tác dụng với H2O tạo thành Ca(OH)2 là base. Vì vậy khi acid gặp base sẽ tạo thành muối trung hoà $\rightarrow $ giảm độ chua cho đất.

III. THANG pH

Câu 1: Đọc giá trị pH của từng dung dịch và cho biết dung dịch nào có tính acid, dung dịch nào có tính base.

Trả lời:

Dung dịch

pH

Tính acid/base

Nước lọc

6-8,5

Base

Nước chanh

2-3

Acid

Nước ngọi có gas

3-4

Acid

Nước rửa bát

<5,6

Acid

Giấm ăn

2 - 3

Acid

Dung dịch baking soda

9

Base

Câu 2: Tính chất chung của dung dịch các chất có giá trị pH < 7 và của dung dịch các chất có giá trị pH > 7 là gì?

Trả lời:

pH < 7 $\rightarrow $ tính acid 

pH > 7 $\rightarrow $ tính base

Câu 3: Hãy nêu cách để kiểm tra đất trồng có bị chua hay không.

Trả lời:

Đo độ pH của đất bằng thiết bị đầu dò

1. Đào một cái hố nhỏ trên đất. Dùng xẻng đào một cái hố sâu khoảng 5 đến 10cm. Dầm nhỏ đất trong hố và loại bỏ mọi cành cây hoặc mảnh vỡ ra ngoài.

2. Đổ đầy nước cất (không phải nước suối) vào hố. Có thể tìm nước cất ở các cửa hàng hoá chất. Nước mưa có chứa một chút axit, và nước đóng chai hoặc nước vòi thường chứa một chút kiềm. Đổ đầy nước vào hố cho tới khi nước đọng lại và tạo thành bùn ở dưới đáy.

3. Chọc thiết bị kiểm tra vào chỗ bùn. Đảm bảo là thiết bị sạch và đã được hiệu chỉnh (để đo chính xác hơn). Lau đầu dò bằng vải hoặc khăn sạch rồi chọc nó xuống bùn.

4. Giữ nguyên trong 60 giây rồi đọc kết quả. Độ pH thường được đo ở thang từ 1 tới 14 dù thiết bị kiểm tra của bạn có thể không thể hiện hết.

Độ pH = 7 là đất trung tính.

Độ pH > 7 là đất kiềm.

Độ pH < 7 là đất chua.

5. Đo ở nhiều vị trí khác nhau trong vườn. Một kết quả đơn lẻ có thể bị sai lệch, vì thế tốt nhất là bạn nên tính độ pH trung bình của cả khu đất. Nếu mọi chỗ đều có kết quả tương đương nhau, hãy tính con số trung bình và căn cứ vào đó để cải tạo đất. Nếu kết quả ở một vị trí có sai khác lớn so với những chỗ khác, bạn có thể sẽ phải “điều trị riêng” vị trí đó.

Dùng giấy thử độ pH

  1. Mua giấy thử độ pH hay gọi là quỳ tím

  2. Trộn một vốc đất với nước cất ở nhiệt độ phòng. Có thể khuấy hỗn hợp này lên để đảm bảo nước và đất hoà vào nhau hoàn toàn.

  3. Cầm một đầu giấy, nhúng đầu còn lại vào hỗn hợp đất trong vòng từ 20 tới 30 giây. Khoảng thời gian chờ kết quả có thể khác nhau, vì thế hãy đọc hướng dẫn sử dụng của loại giấy thử mà bạn mua để biết khoảng thời gian chờ phù hợp. Khi hết thời gian chờ, nhấc giấy ra khỏi hỗn hợp và nhúng nhanh qua nước cất để rũ sạch đất.

  4. So sánh màu giấy thử với bảng kết quả. 

Câu 4: Hãy tìm hiểu và cho biết giá trị pH trong máu, trong dịch dạ dày của người, trong nước mưa, trong đất. Nếu giá trị pH của máu và của dịch dạ dày ngoài khoảng chuẩn sẻ gây nguy hiểm cho sức khoẻ của người như thế nào?

Trả lời:

pH bình thường của máu: 7,35 ~ 7,45

pH dịch ở dạ dày: 3 ~ 5,5.

pH của nước mưa tại thành phố: 4,67 ~ 7,5. Ở các khu công nghiệp, pH dao động từ 3,8 – 5,3. 

pH của đất khoảng: 3 ~ 10

Nếu giá trị pH của máu và của dịch dạ dày ngoài khoảng chuẩn sẻ gây nguy hiểm cho sức khoẻ của người:

  • Thay đổi pH của máu có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khoẻ nguy hiểm, bao gồm: Hen suyễn, Tiểu đường, Bệnh tim mạch, Bệnh thận, Bệnh phổi, Bệnh gout, Nhiễm trùng, Xuất huyết, Sử dụng quá liều thuốc, Ngộ độc,...

  • Ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa hoặc làm hỏng các bộ phận xung quanh đường tiêu hóa.

Acid dạ dày thấp hay hypochlorhydria là khi có rất ít hoặc không có axit dạ dày. Điều này không có nghĩa là không có dịch tiết dạ dày. Hoặc lượng axit thấp hơn so với tiêu chuẩn hoặc độ pH của dung dịch là cao hơn so với tiêu chuẩn do đó làm cho axit dạ dày ít chua (pH cao hơn). Các điều kiện đi kèm axit dạ dày thấp, hoặc là kết quả của lượng hoặc nồng độ axit (pH), bao gồm: Ung thư dạ dày, Nhiễm trùng dạ dày tái phát, Hội chứng kém hấp thu, Sự phát triển quá mức vi khuẩn đường ruột

Acid dạ dày dư thừa hay Hyperchlorhydria, là khi lượng các chất tiết dạ dày cao hơn bình thường hoặc độ pH của dịch tiết dạ dày thấp hơn bình thường do đó làm nó có tính axit hơn. Điều kiện đi kèm với axit trong dạ dày dư thừa, hoặc là kết quả của lượng hoặc nồng độ axit (pH), bao gồm: Viêm dạ dày (viêm dạ dày), Loét dạ dày, Hội chứng kém hấp thu, Dạ dày trào ngược,...

Tìm kiếm google: Giải siêu nhanh khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức, giải khoa học tự nhiên 8 KNTT, giải KHTN 8 KNTT, Giải KHTN 8 bài 9: Base. Thang pH

Xem thêm các môn học

Giải KHTN 8 KNTT mới

CHƯƠNG III. KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net