Soạn mới giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 KNTT bài Chủ đề 9: Hiểu bản thân - Chọn đúng nghề - Tuần 3

Soạn mới Giáo án HĐTN 8 kết nối bài Hiểu bản thân - Chọn đúng nghề - Tuần 3. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

CHỦ ĐỀ 9. HIỂU BẢN THÂN – CHỌN ĐÚNG NGHỀ (15 TIẾT)

Tuần 3 - Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ - Ngày hội tư vấn hướng nghiệp

 

  1. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

 

  • Tìm hiểu được một số đặc trưng, yêu cầu của nghề mà bản thân hứng thú, muốn chọn.
  • Xác định được một số đặc điểm của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với nghề bản thân hứng thú.
  • Có định hướng học tập, rèn luyện để đến với nghề mà bản thân hứng thú.
  • Rèn luyện được năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, giải quyết vấn đề, định hướng nghề nghiệp, phẩm chất tự tin, trách nhiệm.

 

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với TPT, BGH và GV
  • Hệ thống âm thanh, trang thiết bị phục vụ hoạt động.
  • Mời chuyên gia tư vấn hướng nghiệp.
  • Phân công lớp trực tuần chuẩn bị 2 – 3 tiết mục văn nghệ.
  • Phổ biến mục đích, yêu cầu của ngày hội tư vấn hướng nghiệp đến các lớp trong trường nhằm: giúp HS hiểu được tầm quan trọng của việc chọn nghề phù hợp và có cơ hội để được tư vấn về việc chọn nghề mà bản thân hứng thú; biết cách chọn nghề phù hợp và có định hướng học tập, rèn luyện để đến với nghề bản thân hứng thú.
  • Phân công HS chuẩn bị các câu hỏi để xin ý kiến tham vấn của chuyên gia tư vấn hướng nghiệp.

Ví dụ:

+ Việc lựa chọn nghề có vai trò, tầm quan trọng như thế nào?

+ Ở lứa tuổi HS THCS có cần phải tìm hiểu nghề nghiệp, tìm hiểu bản thân để chọn nghề phù hợp không? Vì sao?

+ Làm thế nào để có được những hiểu biết cần thiết về nghề bản thân yêu thích, muốn chọn?

+ Làm thế nào để biết được nghề mình hứng thú có phù hợp với đặc điểm của bản thân?

+ Những nghề nào trong xã hội hiện địa có triển vọng phát triển?

+ Em nên chọn những nghề nào để có cơ hội việc làm cao và đạt được thành công trong hoạt động nghề nghiệp?

+ Em nên theo xu hướng chọn nghề của số đông hay chọn nghề theo lời khuyên của cha mẹ?

+ Kết quả học tập của em đạt ở mức trung bình khá, hoàn cảnh gia đình em khó khăn. Em có nên học tiếp lên THPT để thi vào đại học không hay nên đi học nghề sau khi học xong THCS?

+ Để đến với nghề em mơ ước, hứng thứ, em cần học tập, rèn luyện như thế nào?

  • Tư vấn lớp trực tuần xây dựng kịch bản cho tiết Sinh hoạt dưới cờ, chọn MC.
  • Nhắc nhở HS cần có thái độ đúng mực, giao tiếp văn minh, thân thiện, lễ pháp khi giao lưu với chuyên gia tư vấn hướng nghiệp.
  • Chuẩn bị quà tặng cho khách mời, nếu có.
  1. Đối với HS
  • Lớp trực tuần xây dựng kịch bản chương trình, chuẩn bị 2 – 3 tiết mục văn nghệ và chọn MC.
  • Chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến nghề bản thân hứng thú để giao lưu với chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, như: Yêu cầu của nghề, điều kiện tuyển sinh, cơ hội việc làm, triển vọng của nghề, cách học tập, rèn luyện để đến với nghề.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

  1. Mục tiêu: HS nắm được kết quả rèn luyện và thi đua tuần trước, kế hoạch cho tuần học tập tiếp theo.
  2. Nội dung: GV báo cáo và tổng kết, lên kế hoạch tuần sau, HS lắng nghe.
  3. Sản phẩm: HS nắm được kết quả, cố gắng và lên kế hoạch học tập, rèn luyện tốt hơn cho tuần tiếp theo.
  4. Tổ chức thực hiện: 

- GV chủ nhiệm lớp trực tuần lên đánh giá, nhận xét và tổng kết và xếp hạng kết quả thi đua học tập và rèn luyện của các lớp trong tuần qua, tuyên dương các lớp có kết quả thi đua đứng đầu toàn trường.

- Tổng phụ trách phổ biến các hoạt động đoàn đội trong tuần tới.

Hoạt động 2. Ngày hội tư vấn hướng nghiệp

  1. Mục tiêu: Thông qua ngày hội tư vấn hướng nghiệp, HS nắm được những đặc trưng, yêu cầu của nghề mà bản thân muốn chọn.
  2. Nội dung: MC chủ trì chương trình, HS lắng nghe và tương tác.
  3. Sản phẩm: Từ các hoạt động, HS chia sẻ cảm xúc định hướng nghề nghiệp của bản thân.
  4. Tổ chức thực hiện: 

- MC giới thiệu các tiết mục văn nghệ mở đầu chương trình.

- MC nêu đề dẫn về tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp, chọn nghề phù hợp và giới thiệu khách mời là chuyên gia tư vấn hướng nghiệp.

- MC mời các bạn HS được phân công và chuẩn bị câu hỏi giao lưu với chuyên gia tư vấn hướng nghiệp.

- MC mời các bạn khác nêu câu hỏi liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân để được chuyên gia tư vấn hướng nghiệp tư vấn, giải đáp.

- MC mời đại diện BGH nhà trường lên cảm ơn và tặng quà cho chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, nếu có.

ĐÁNH GIÁ

- GV hoặc TPT yêu cầu một số HS chia sẻ cảm nhận và những điều học hỏi được sau khi giao lưu với chuyên gia tư vấn hướng nghiệp.

- HS chia sẻ các ý kiến.

- GVCN lớp trực tuần/TPT nhận xét tinh thần, thái độ tham gia hoạt động của HS các khối lớp. 

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

- HS tìm hiểu thêm về chọn nghề và cách học tập, rèn luyện để đến được với nghề em hứng thú.

- Chia sẻ cảm nhận của em với bạn bè, người thân về những điều học hỏi được sau khi tham gia tiết Sinh hoạt dưới cờ.

*********************

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

Tuần 3 - Tiết 2. HĐ giáo dục – Rèn luyện, học tập theo định hướng nghề nghiệp (tiết 2)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

 

  • Định hướng được các nhóm môn học ở cấp THPT liên quan đến hướng nghiệp.
  • Xây dựng được kế hoạch học tập hướng nghiệp.
  • Rèn luyện được kĩ năng lập kế hoạch và tổ chức, thực hiện kế hoạch, năng lực định hướng nghề nghiệp; phẩm chất trách nhiệm.

 

  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.

Năng lực riêng

  • Lập và thực hiện được kế hoạch rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc.
  1. Phẩm chất: 
    • Trách nhiệm, trung thực và nhân ái.

 

  • Rèn luyện, học tập theo định hướng nghề nghiệp.

 

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV
  • SHS, SGV, Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Nghiên cứu Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 8 năm 2022 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông.
  • Nghiên cứu nội dung của chủ đề và lập kế hoạch bài học.
  1. Đối với HS
  • SHS Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Tìm hiểu các môn học ở cấp THPT trong chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giúp HS có cảm hứng tìm hiểu bài học mới, có nhận biết khái quát về nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp.
  3. Nội dung: GV cho HS quan sát thông tin và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS nhận biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp.
  5. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và cho biết: Em hãy chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp trong thông tin dưới đây.

THÔNG TIN

Theo kết quả khảo sát từ Báo cáo đánh giá việc làm sinh viên tốt nghiệp năm 2020 của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo, có khoảng 80 – 90% sinh viên tùy từng cơ sở đào tạo sau khi tốt nghiệp từ ba tháng đến một năm đã có việc làm. Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng chưa có việc làm và đang tìm việc chiếm gần 20%. Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh, có đến 16% số doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá chương trình đào tạo Đại học hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, sinh viên không có nhiều cơ hội đạt được các kĩ năng phù hợp để cạnh tranh trên thị trường lao động, 41,6% số doanh nghiệp đánh giá sinh viên tốt nghiệp đại học đang thiếu kĩ năng mềm. Đây chính là hạn chế lớn nhất của sinh viên, tác động đến cơ hội có được việc làm và việc làm chất lượng. Đối với bản thân sinh viên tìm việc, 15,2% doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh gia sinh viên tốt nghiệp đại học không có định hướng nghề nghiệp và do đó không có đam mê, yêu thích công việc.

(Theo Tạp chí Công Thương, 

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xin việc làm của sinh viên)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS theo dõi đoạn thông tin và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp trong thông tin là: Bản thân người lao động còn thiếu chuyên môn, nghiệp vụ, cùng các kĩ năng hỗ trợ nên không đáp ứng được yêu cầu công việc.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THCS có ảnh hưởng vô cùng lớn đến với cuộc sống sau này của học sinh. Bởi chọn sai nghề sẽ khiến tương lai bản thân không có sự vững chắc và phát triển. Học ngành nghề không phù hợp sẽ cảm thấy chán nản, không phát huy được hết năng lực bản thân. Cần làm gì để định hướng nghề nghiệp khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hay, cần làm gì để rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc đúng đắn, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay – Rèn luyện, học tập theo định hướng nghề nghiệp (tiết 2).

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC – TÌM HIỂU ĐỊNH HƯỚNG CÁC MÔN HỌC Ở CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HƯỚNG NGHIỆP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Chia sẻ được hiểu biết của bản thân về các môn học có liên quan đến hướng nghiệp.

- Nêu được các môn học có liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu định hướng các môn học ở cấp tủng học phổ thông có liên quan đến hướng nghiệp thông qua các nhiệm vụ:
  1. Chia sẻ hiểu biết của em về các môn học có liên quan đến hướng nghiệp.
  2. Tìm hiểu các môn học có liên quan đến hướng nghiệp.
  1. Sản phẩm: HS thực hiện tìm hiểu định hướng các môn học ở cấp trung học phổ thông có liên quan đến hướng nghiệp.
  2. Cách thức tiến hành

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ hiểu biết của em về các môn học có liên quan đến hướng nghiệp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi:  

+ Theo em, ở cấp THPT có những môn học nào liên quan đến định hướng nghề nghiệp? 

+ Em thích môn học nào? Không thích môn học nào? Vì sao?

- GV giới thiệu nội dung giáo dục ở cấp THPT (giai đoạn định hướng nghề nghiệp): Trình bày dưới Hoạt động 1.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia nhóm và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- GV mời một số HS chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

- GV mời HS khác đóng góp ý kiến (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Chia sẻ hiểu biết của em về các môn học có liên quan đến hướng nghiệp

Gợi ý:

- Bác sĩ nhi khoa: Toán, Hóa học, Sinh học. 

- Nhà ngoại giao: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ. 

- Nhân viên hướng dẫn du lịch: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu các môn học có liên quan đến hướng nghiệp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS: 

+ Nếu học lên Trung học phổ thông, ngoài những môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc, em sẽ lựa chọn 4 môn học nào trong nhóm các môn học lựa chọn? Vì sao em lựa chọn những môn học đó?

+ Nêu những hiểu biết của em về các môn học liên quan đến định hướng nghề nghiệp của mình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- GV mời một số HS chia sẻ về các môn học liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân khi học THPT trước lớp.

- GV mời HS khác đóng góp ý kiến (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

2. Tìm hiểu các môn học có liên quan đến hướng nghiệp

Mỗi nghề đều có những yêu cầu nhất định về kiến thức, kĩ năng, phẩm chất. Việc tìm hiểu để có định hướng các môn học liên quan đến hướng nghiệp là rất hũu ích, quan trọng vì nó giúp các em học hỏi, tích lũy được những kiến thức, kĩ năng cần thiết cho việc thi tuyển vào các cơ sở đào tạo nghề mà em muốn chọn cũng như rèn luyện những phẩm chất, năng lực phù hợp với yêu cầu của nghề đó.

NỘI DUNG GIÁO DỤC Ở CẤP THPT 

(GIAI ĐOẠN ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP)

- Ở Giai đoạn định hướng nghề nghiệp, nội dung giáo dục bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ Văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Tài liệu giáo dục địa phương.

- Các môn học lựa chọn: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm thanh, Mĩ thuật.

- Các chuyên đề học tập: Mỗi môn học Ngữ Văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hóa sâu, giúp HS tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết những vấn đề của thực tiến, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp. Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 hoặc 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn học là 35 tiết/năm học. 

- Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp THPT

Nội dung giáo dục

Số tiết/

năm học/lớp

Môn học bắt buộc

Ngữ văn

105

Toán

105

Ngoại ngữ 1

105

Lịch sử

52

Giáo dục thể chất

70

Giáo dục quốc phòng và an ninh

35

Môn học tự chọn

Địa lí

70

Giáo dục kinh tế và pháp luật

70

Vật lí

70

Hóa học

70

Sinh học

70

Công nghệ

70

Tin học

70

Âm nhạc

70

Mĩ thuật

70

Chuyên đề học tập lựa chọn (3 cụm chuyên đề)

105

Hoạt động giáo dục bắt buộc

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

105

Tài liệu giáo dục của địa phương

35

Môn học tự chọn

Tiếng dân tộc thiểu số

105

Ngoại ngữ 2

105

Tổng số tiết học/năm học (không kể các môn học tự chọn)

997

Số tiết học trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn)

28,5

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – THỂ HIỆN THÁI ĐỘ TÔN TRỌNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP
  2. Mục tiêu:

- HS thể hiện được thái độ tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp qua diễn đàn “Nghề nào cũng đáng được tôn trọng”.

- Rèn luyện được kĩ năng thuyết trình.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS tham gia diễn đàn “Nghề nào cũng đáng được tôn trọng”.
  2. Sản phẩm: HS tham gia diễn đàn.
  3. Cách thức tiến hành: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm tình bày bài tham luận của nhóm đã được phổ biến, hướng dẫn ở tiết Sinh hoạt lớp và chuẩn bị ở nhà.

- GV yêu cầu HS đánh giá bài tham luận qua các tiêu chí:

+ Nội dung bài viết súc tích, thể hiện được thái độ tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp.

+ Bài viết đưa ra được lí lẽ, lập luận, minh chứng thuyết phục.

+ Trình bày trôi chảy, ngắn gọn, truyền được cảm hứng cho người nghe.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- GV mời đại diện các nhóm trình bày bài tham luận:

+ Nội dung: Lao động nghề nghiệp có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong xã hội hiện nay. Là người trực tiếp tạo ra của cải vật chất, tạo ra thu nhập, nuôi sống con người và phát triển xã hội loài người. 

+ Giá trị của người lao động: Bất kì công việc gì, có đóng góp như thế nào thì mỗi người lao động đều được tôn trọng và thể hiện đáng kính nhất cho những người lao động. Mỗi một lao động đóng góp một phần sức lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội. 

+ Các thức tổ chức: tổ chức thảo luận trên lớp, trường.

- Các HS khác đóng góp ý kiến, chỉnh sửa (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – RÈN LUYỆN SỨC KHỎE, ĐỘ BỀN, TÍNH KIÊN TRÌ, SỰ CHĂM CHỈ TRONG CÔNG VIỆC
  2. Mục tiêu:

- HS xây dựng được kế hoạch rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc.

- Rèn luyện được kĩ năng lập kế hoạch.

  1. Nội dung: GV khuyến khích HS rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc.
  2. Sản phẩm: HS lập kế hoạch rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc.
  3. Cách thức tiến hành:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trao đổi ý kiến với các thành viên trong nhóm, quan sát gợi ý SGK tr.68, 69 và thực hiện nhiệm vụ sau: Xây dựng kế hoạch rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc.

Soạn mới giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 KNTT bài Chủ đề 9: Hiểu bản thân - Chọn đúng nghề - Tuần 3

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 8 kết nối mới, soạn giáo án HĐTN 8 kết nối bài Hiểu bản thân - Chọn đúng nghề - Tuần 3, giáo án HĐTN 8 kết nối

Soạn mới giáo án HĐTN 8 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay