Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 7. EM VỚI THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (15 TIẾT)
Tuần 3 - Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ - Giao lưu với chuyên gia môi trường về tình hình thiên tai ở địa phương và cả nước
Sau khi tham gia hoạt động này, HS:
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới
- GV chủ nhiệm lớp trực tuần lên đánh giá, nhận xét và tổng kết và xếp hạng kết quả thi đua học tập và rèn luyện của các lớp trong tuần qua, tuyên dương các lớp có kết quả thi đua đứng đầu toàn trường.
- Tổng phụ trách phổ biến các hoạt động đoàn đội trong tuần tới.
Hoạt động 2. Giao lưu với chuyên gia môi trường về tình hình thiên tai ở địa phương và cả nước
- Mở đầu, đại diện BTC tuyên bố lí do, giới thiệu mục đích, ý nghĩa của buổi giao lưu và giới thiệu chuyên gia.
- Chuyên gia tự giới thiệu ngắn gọn về bản thân và làm quen với HS.
- Chuyên gia trình bày/nói chuyện về tình hình thiên tại ở địa phương và trên cả nước.
+ Để thu hút, hấp dẫn HS, chuyên gia có thể mở đầu phần trình bày của mình bằng cách mời HS cùng quan sát một đoạn phim ngắn, hoặc nghe kể một câu chuyện thực tế.
+ Trong quá trình trình bày, chuyên gia cần đưa ra những thông tin, số liệu cụ thể và sử dụng những câu chuyện, tranh ảnh, đoạn phim ngắn làm dẫn chứng, minh hoạ.
- Sau khi kết thúc phần trình bày, chuyên gia khuyến khích HS tiếp tục nêu câu hỏi, tình huống và những điều các em còn mong muốn tìm hiểu thêm bằng cách đứng lên hỏi trực tiếp hoặc viết ra giấy, không cần ghi tên.
Lưu ý: Nếu ban đầu HS còn chưa mạnh dạn đặt câu hỏi, MC có thể chủ động nêu 1 – 2 câu hỏi trước cho chuyên gia; hoặc chuyên gia có thể chủ động đưa ra một vài câu hỏi/tình huống/băn khoăn, thắc mắc đã có của HS ở những trường khác và hỏi HS liệu có những băn khoăn, thắc mắc giống các bạn không,... Hoặc trong quá trình giao lưu, chuyên gia cũng có thể đặt ra các câu hỏi cho HS để gợi ý, khuyến khích các em đặt tiếp các câu hỏi để tìm hiểu ý kiến, nhận thức của các em về vấn đề.
+ Trong quá trình giao lưu, nên tổ chức biểu diễn xen kẽ các tiết mục văn nghệ của HS để không khí thêm vui vẻ, nhẹ nhàng, thân thiện.
- Đại diện HS phát biểu cảm tưởng, cảm ơn và tặng hoa cho chuyên gia.
- Đại diện Ban tổ chức tổng kết buổi giao lưu, cảm ơn chuyên gia và tặng quà, nếu có.
ĐÁNH GIÁ
Mời một số HS chia sẻ thu hoạch và cảm xúc của bản thân sau khi tham dự buổi giao lưu.
HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
HS ghi chép lại những thông tin về tình hình thiên tai đã thu thập được qua buổi giao lưu.
*********************
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Tuần 3 - Tiết 2. HĐ giáo dục – Truyền thông về biện pháp đề phòng và giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở địa phương (tiết 1)
Sau khi tham gia hoạt động này, HS: Sưu tầm được tài liệu và viết báo cáo về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương trong một số năm.
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành 4 nhóm, tham gia trò chơi Tiếp sức.
- GV hướng dẫn các nhóm cách chơi: Chia bảng thành só cột tương ứng với số đội chơi. Trong khoảng thời gian 5 phút, các đội chơi sẽ ghi tên các loại thiên tai lên phần bảng của đội mình, lần lượt từng người lên ghi tên xong quay về đội, chuyển lại dụng cụ ghi chéo (phấn/bút dạ) cho bạn tiếp theo. Hết giờ, đội nào ghi được đúng và nhiều loại thiên tai nhất sẽ thắng cuộc.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tham gia trò chơi.
- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV mời một các nhóm trả lời câu hỏi.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Những năm gần đây, thiên tai ở các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng diễn biến rất khốc liệt, khó lường, trái quy luật, khó dự báo… gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Chúng ta cần làm gì để nâng cao năng lực phòng, chống để từng bước giảm thiểu thiệt hại, cùng vào bài học ngày hôm nay - Truyền thông về biện pháp đề phòng và giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở địa phương (tiết 1).
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Sưu tầm tài liệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương (trong khoảng 3 – 5 năm gần đây) Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm, quan sát gợi ý SGK tr.53 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy sưu tầm tài liệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương (trong khoảng 3 – 5 năm gần đây). Gợi ý: + Nội dung tìm hiểu:
+ Loại tài liệu sưu tầm: sách, báo, thông tin trên mạng, bản tin phóng sự trên đài phát thanh và đài truyền hình, tài liệu lưu trữ của địa phương,...). - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh, video về tài liệu thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương: Trình bày dưới Hoạt động. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chia nhóm và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động - GV mời một đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV mời HS khác đóng góp ý kiến (nếu có). Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Sưu tầm tại liệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương (trong khoảng 3 – 5 năm gần đây) HS chủ động tra cứu các thông tin, tìm hiểu về các thiên tai của địa phương trong thời gian gần đây nhất. Ví dụ: Sạt lở trên đèo Bảo Lộc, Lâm Đồng Chiều 30/7, nguồn tin từ Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, vụ sạt lở tại chốt Cảnh sát giao thông (CSGT) đèo Bảo Lộc (thuộc địa bàn huyện Đạ Huoai), làm 3 cán bộ, chiến sĩ cảnh sát và 1 người dân bị vùi lấp. Vụ sạt lở còn làm ba ô tô hư hỏng, chia cắt hoàn toàn giao thông qua đèo Bảo Lộc. | |||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 2: Viết báo cáo về thực trạng thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu các nhóm thực hiện viết báo cáo theo gợi ý SGK tr.53. Báo cáo kết quả tìm hiểu về thiên tai ở địa phương trong khoảng 3 đến 5 năm gần đây: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động - GV mời một đại diện các nhóm trình báo cáo trước lớp. - GV mời HS khác đóng góp ý kiến (nếu có). Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Viết báo cáo về thực trạng thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương Trình bày dưới Hoạt động. | |||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 3: Trình bày báo cáo về thực trạng thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu các nhóm tổng hợp ý kiến, hoàn thiện bài báo cáo và trình bày trước lớp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động - GV mời một đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV mời HS khác đóng góp ý kiến (nếu có). Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá. - GV chuyển sang hoạt động mới. | 3. Trình bày báo cáo về thực trạng thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương - HS xây dựng báo cáo về các thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra sau đó trình bày, chia sẻ với mọi người. - HS chủ động, tích cực chia sẻ báo cáo của nhóm. Lắng nghe ý kiến đóng góp của các nhóm khác và của GV để bổ sung, hoàn thiện bài báo cáo. | |||||||||||||||||||||||
NGUỒN TÀI LIỆU VỀ THIÊN TAI VÀ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI GÂY RA CHO ĐỊA PHƯƠNG 1. Nguồn website: - https://nangluongvietnam.vn/ - http://www.dmc.gov.vn/trang-chu-pt32.html?lang=vi-VN 2. Nguồn Youtube - https://youtu.be/XHWO2XAtpKE?si=t7W0pNW20wLBnMc0 - https://youtu.be/f7fSo3U18Mo?si=OPY03cysZQYcrC7q - https://youtu.be/uNKTXVG-qYM?si=pGBm6XQ0QYUg_Kxu - https://youtu.be/LOigZusth88?si=3Dy5bFEPvroZ1CW_ - https://youtu.be/6pSyNSXVq1k?si=QgTO2e4qKJYZgD8K 3. Nguồn ảnh
| ||||||||||||||||||||||||
BÁO CÁO KẾT QUẢ TÌM HIỂU VỀ THIÊN TAI Ở ĐỊA PHƯƠNG TRONG KHOẢNG 3 ĐẾN 5 NĂM GẦN ĐÂY
|
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS khoanh vào đáp án đúng:
Câu 1: Các thiên tai của nước ta do ảnh hương của biển là
Câu 2: Ở nước ta, khu vực nào có hoạt động động đất mạnh nhất?
Câu 3: Thiên tai là gì?
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác