Soạn mới giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 KNTT bài Chủ đề 5: Em với gia đình - Tuần 1

Soạn mới Giáo án HĐTN 8 kết nối bài Em với gia đình - Tuần 1. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn…/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

CHỦ ĐỀ 5. EM VỚI GIA ĐÌNH (9 TIẾT)

 

YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

  • Thực hiện được những việc làm và lời nói để người thân hài lòng.
  • Thể hiện cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình.
  • Tôn trọng ý kiến khác nhau của các thành viên trong gia đình và thể hiện được khả năng thuyết phục.
  • Biết sắp xếp công việc và hoàn thành các công việc trong gia đình.
  • Rèn luyện được kĩ năng giao tiếp, hợp tác, lắng nghe, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch; phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

 

*********************

Tuần 1 - Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ - Tọa đàm “Ứng xử khi có bất đồng quan điểm trong gia đình”

 

  1. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Thể hiện được quan điểm và đưa ra ý kiến của bản thân về cách ứng xử khi có bất đồng ý kiến trong gia đình.
  • Hiểu được sự cần thiết của việc biết cách ứng xử phù hợp khi gia đình nảy sinh bất đồng ý kiến.
  • Rèn luyện được kĩ năng xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động và đánh giá.
  • Phát triển được phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với TPT, BGH và GV
  • Địa điểm, hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động. 
  • Thiết bị phát nhạc các bài hát về gia đình.
  • Xây dựng kịch bản tổ chức chương trình tọa đàm.
  • Phân công các lớp chuẩn bị và lên danh sách các khối lớp đăng kí người tham gia tọa đàm và các tiết mục văn nghệ xen kẽ.
  • TPT phối hợp với GVCN các lớp hỗ trợ cho HS trong quá trình chuẩn bị ý kiến, tiết mục văn nghệ.
  1. Đối với HS
  • HS lớp trực tuần với sự giúp đỡ của GV xây dựng kế hoạch tổ chức chương trình tọa đàm và đề dẫn vào chương trình.
  • HS được chọn làm MC chuẩn bị nội dung và phương án điều phối quá trình tọa đàm tập dẫn chương trình.
  • HS các lớp chuẩn bị ý kiến, quan điểm về cách ứng xử khi có bất đồng ý kiến trong gia đình; các tiết mục văn nghệ được phân công/ tự đăng kí.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

  1. Mục tiêu: HS nắm được kết quả rèn luyện và thi đua tuần trước, kế hoạch cho tuần học tập tiếp theo.
  2. Nội dung: GV báo cáo và tổng kết, lên kế hoạch tuần sau, HS lắng nghe.
  3. Sản phẩm: HS nắm được kết quả, cố gắng và lên kế hoạch học tập, rèn luyện tốt hơn cho tuần tiếp theo.
  4. Tổ chức thực hiện: 

- GV chủ nhiệm lớp trực tuần lên đánh giá, nhận xét và tổng kết và xếp hạng kết quả thi đua học tập và rèn luyện của các lớp trong tuần qua, tuyên dương các lớp có kết quả thi đua đứng đầu toàn trường.

- Tổng phụ trách phổ biến các hoạt động đoàn đội trong tuần tới.

Hoạt động 2. Tọa đàm - Ứng xử khi có bất đồng ý kiến trong gia đình

  1. Mục tiêu: Thông qua buổi tọa đàm, HS biết cách ứng xử khi có bất đồng ý kiến trong gia đình.
  2. Nội dung: MC triển khai buổi tọa đàm, HS lắng nghe và tương tác.
  3. Sản phẩm: HS đưa ra được những cách ứng xử, giải quyết những bất đồng trong gia đình.
  4. Tổ chức thực hiện: 

- MC phát biểu đề dẫn về cách ứng xử khi có bất đồng ý kiến trong gia đình: Mỗi thành viên trong gia đình là một cá thể với những quan điểm và ý kiến khác nhau về một vấn đề nào đó nên mặc nhiên sẽ dẫn đến sự bất đồng ý kiến giữa các thành viên. Tuy nhiên, mỗi người trong chúng ta sẽ có những trải nghiệm và kinh nghiệm giải quyết những bất đồng khác nhau. Nếu là bạn, khi trong gia đình có sự bất đồng ý kiến giữa các thành viên bạn sẽ ứng xử như thế nào? Sau đây chúng ta sẽ tham gia chia sẻ ý kiến, quan điểm, kinh nghiệm của mình về cách ứng xử khi có bất đồng ý kiến trong gia đình.

- Giới thiệu người chủ trì, điều phối buổi tọa đàm và yêu cầu mọi người lắng nghe, tham gia tích cực.

- MC mời các bạn tham gia tọa đàm lên chia sẻ và trao đổi. Lưu ý mọi người lắng nghe tích cực để bổ sung hoặc tranh biện với những ý kiến trái chiều xung quanh một số nội dung sau:

+ Trong gia đình thường xảy ra những bất đồng ý kiến gì?

+ Vì sao chúng ta phải biết cách ứng xử phù hợp khi có bất đồng ý kiến trong gia đình?

+ Chúng ta cần làm gì khi gặp các tình huống có bất đồng ý kiến trong gia đình?

- Người chủ trì, điều phối buổi tọa đàm cùng các bạn chốt lại trách nhiệm của người con phải biết cách ứng xử phù hợp khi có bất đồng ý kiến trong gia đình.

ĐÁNH GIÁ

- Mời một số HS chia sẻ cảm xúc sau buổi tọa đàm và suy nghĩ về trách nhiệm ứng xử phù hợp khi có bất đồng ý kiến trong gia đình.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

- Yêu cầu HS chia sẻ với gia đình cảm xúc và suy nghĩ về cách ứng xử phù hợp khi có bất đồng ý kiến trong gia đình.

*********************

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

Tuần 1 - Tiết 2. HĐ giáo dục – Tôn trọng, thuyết phục và ứng xử để người thân hài lòng (1 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Thực hiện được những việc làm và lời nói để người thân hài lòng.
  • Biết tôn trọng ý kiến khác nhau của các thành viên trong gia đình và thể hiện được khả năng thuyết phục.
  • Rèn luyện được kĩ năng lắng nghe, thuyết phục, ứng xử để người thân hài lòng; phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.

Năng lực riêng

  • Thực hiện những việc làm và lời nói làm hài lòng người thân.
  • Tôn trọng ý kiến của các thành viên trong gia đình.
  1. Phẩm chất: 
  • Trách nhiệm, trung thực và nhân ái.
  • Quan tâm, chăm sóc tới người thân trong gia đình.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV
  • SGK, SGV, Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Máy chiếu, máy tính.
  • Video clip, bài hát hoặc trò chơi đơn giản, phù hợp với nội dung chủ đề tổ chức hoạt động khởi động.
  • Một số ví dụ minh họa về việc làm người thân hài lòng, biết tôn trọng và thuyết phục người thân.
  • Một số trường hợp thể hiện kĩ năng thuyết phục người thân trong gia đình khi có ý kiến khác nhau.
  1. Đối với HS
  • SHS Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Nhớ lại những hành vi, lời nói của bản thân khiến các thành viên trong gia đình hài lòng; những việc đã làm thể hiện sự tôn trọng ý kiến khác nhau của các thành viên trong gia đình và cách thuyết phục người thân khi đưa ra phương án giải quyết vấn đề nào đó.
  • Những việc cần làm để người thân hài lòng, thể hiện sự tôn trọng ý kiến khác nhau trong gia đình và kĩ năng thuyết phục người thân.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: GV tạo tâm thế hào hứng cho HS thông qua việc xem video GV đã chuẩn bị.
  3. Nội dung: GV chiếu video cho HS theo dõi và yêu cầu trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS hoàn thành nhiệm vụ GV đề ra.
  5. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu cho HS theo dõi video:

https://www.youtube.com/watch?v=UfJU9Y1dknU (0:07 – 2:44)

- GV đặt câu hỏi: 

+ Hai chị em trong video đã làm gì khi mẹ vắng nhà?

+ Em hãy nêu cảm nhận của mình về thực hiện những lời nói, việc làm của hai nhân vật trong video để người thân hài lòng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn cho các đội chơi.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi:

+ Hai chị em trong video đã chủ động, tích cực làm những công việc nhà giúp mẹ như nấu cơm, quét sân, giặt quần áo. Và khi mẹ về, hai chị em hỏi thăm, chăm sóc mẹ bằng cách hỏi mẹ có mệt không, rót nước cho mẹ.

+ Cả hai chị em đều thể hiện rất tốt những việc làm, lời nói làm hài lòng mẹ. Tuy là những công việc nhà nhỏ nhặt, quen thuộc nhưng lại khiến mẹ vui vẻ và cảm thấy tự hào vì những đứa con của mình. Vì thế, mỗi HS chúng ta cần phải thường xuyên quan tâm, giúp đỡ công việc nhà cho gia đình khi có thể để không khí gia đình lúc nào cũng luôn luôn hạnh phúc.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Sống có trách nhiệm.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về những việc làm, lời nói để người thân hài lòng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chia sẻ và xác định được những việc làm, lời nói để người thân hài lòng. 
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu những việc làm, lời nói để người thân hài lòng thông qua các nhiệm vụ:
  3. Kể lại những tình huống mà em đã có lời nói, việc làm để người thân hài lòng.
  4. Trao đổi về những lời nói để người thân hài lòng.
  5. Sản phẩm: HS chỉ ra được những việc làm, lời nói để người thân hài lòng.
  6. Cách thức tiến hành

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Kể lại những tình huống mà em đã có lời nói, việc làm để người thân hài lòng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia nhóm, hướng dẫn và yêu cầu các nhóm thảo luận: Em hãy kể lại những tình huống mà em đã có lời nói, việc làm để người thân hài lòng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và chia sẻ những lời nói, việc đã làm để người thân hài lòng.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

Gợi ý:

+ Luôn ngoan ngoãn, lễ phép với người lớn.

+ Chăm chỉ học hành, vâng lời thầy cô.

+ Luôn giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà.

+ ...

- GV gọi một số HS nêu nhận xét và góp ý (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV tổng hợp các ý kiến của HS và chốt lại nội dung.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Tìm hiểu về những việc làm, lời nói để người thân hài lòng

a. Kể lại những tình huống mà em đã có lời nói, việc làm để người thân hài lòng

Trong cuộc sống thường ngày, HS cần tích cực có những lời nói, việc làm phù hợp giúp nâng cao đời sống gia đình và làm người thân hài lòng, vui vẻ.

Nhiệm vụ 2: Trao đổi về những lời nói, việc làm để người thân hài lòng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS trao đổi, xác định những lời nói, việc làm để gia đình hài lòng. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- Đại diện các nhóm HS chia sẻ với cả lớp về kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình.

Gợi ý:

+ Lời nói để người thân hài lòng:

  • Chào hỏi lễ phép với ông bà, cha mẹ.
  • Nói lời yêu thương với người thân.
  • Quan tâm, hỏi han khi người thân có chuyện vui, buồn, khó khăn.
  • Lời nói thể hiện sự tôn trọng người thân.
  • ...

+ Việc làm để người thân hài lòng:

  • Chăm sóc người thân bị ốm, mệt.
  • Giúp đỡ anh chị em.
  • Chia sẻ công việc gia đình.
  • Tự nguyện làm thay phần việc thuộc trách nhiệm của thành viên khác khi cần.
  • ...

- GV gọi một số HS nêu nhận xét và góp ý (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV tổng hợp các ý kiến của HS, nhận xét.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

b. Trao đổi về những lời nói, việc làm để người thân hài lòng

Để cuộc sống gia đình ngày càng hạnh phúc, mỗi thành viên có trách nhiệm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, có lời nói, việc làm chủ động để người thân cảm thấy hài lòng và an tâm.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thể hiện sự tôn trọng và thuyết phục người thân

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được cách thể hiện sự tôn trọng và thuyết phục người thân. 
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu những việc làm, lời nói để người thân hài lòng thông qua các nhiệm vụ:
  3. Kể lại những tình huống mà em đã có lời nói, việc làm để người thân hài lòng.
  4. Trao đổi về những lời nói để người thân hài lòng.
  5. Sản phẩm: HS chỉ ra được những việc làm, lời nói để người thân hài lòng.
  6. Cách thức tiến hành

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ cách thể hiện sự tôn trọng và thuyết phục người thân của nhân vật trong tình huống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nhóm đôi, đọc tình huống SHS tr.38 và trả lời câu hỏi: Hưng đã thể hiện sự tôn trọng và thuyết phục bố mẹ như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, đọc tình huống SHS tr.38 và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- GV mời một số nhóm trình bày câu trả lời:

Hưng luôn lễ phép với bố mẹ kể cả khi bố mẹ không đồng ý cho Hưng tham gia câu lạc bộ, sau đó Hưng đã giải thích cho họ những lợi ích của nó và cũng sẽ không ảnh hưởng tới việc học và bạn đã thuyết phục được bố mẹ.

- GV gọi một số HS nêu nhận xét và góp ý (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét và tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2. Tìm hiểu cách thể hiện sự tôn trọng và thuyết phục người thân

a. Chia sẻ cách thể hiện sự tôn trọng và thuyết phục người thân của nhân vật trong tình huống

Thể hiện sự tôn trọng và thuyết phục người thân cũng là cách để mọi người làm hài lòng người thân, để gia đình thấu hiểu, yêu thương nhau hơn.

Nhiệm vụ 2: Thảo luận cách thể hiện sự tôn trọng ý kiến khác nhau của các thành viên trong gia đình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận cách thể hiện sự tôn trọng ý kiến khác nhau của các thành viên trong gia đình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, chia sẻ cách thể hiện sự tôn trọng ý kiến khác nhau của thành viên trong gia đình.

- GV quan sát, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- Đại diện các nhóm HS chia sẻ với cả lớp về kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình.

Gợi ý:

+ Lắng nghe ý kiến của người thân.

+ Đặt mình vào vị trí của người thân để thấu hiểu.

+ Biết thừa nhận sự hợp lí trong ý kiến của người thân.

+ ...

- GV gọi một số HS nêu nhận xét và góp ý (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV tổng hợp các ý kiến của HS, nhận xét.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Thảo luận cách thể hiện sự tôn trọng ý kiến khác nhau của các thành viên trong gia đình

Cách thể hiện sự tôn trọng ý kiến khác nhau của người thân trong gia đình: Lắng nghe ý kiến của người thân; đặt mình vào vị trí của người nói để thấu hiểu; biết thừa nhận sự hợp lí, thiện chí trong ý kiến của người thân; nói lời cảm ơn khi nhận những ý kiến hợp lí, thiện chí; làm theo/ thực hiện những ý kiến phù hợp của người thân.

Nhiệm vụ 3: Thảo luận cách thuyết phục người thân trong gia đình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đưa ra cách thuyết phục người thân trong gia đình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm để đưa ra cách thuyết phục người thân trong gia đình.

- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- Đại diện các nhóm HS chia sẻ với cả lớp về kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình.

Gợi ý:

+ Chọn thời điểm thuyết phục phù hợp.

+ Đưa ra những phương án hợp lí.

+ Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc để thuyết phục.

- GV gọi một số HS nêu nhận xét và góp ý (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV tổng hợp các ý kiến của HS, nhận xét.

- GV chuyển sang nội dung mới.

c. Thảo luận cách thuyết phục người thân trong gia đình

Cách thuyết phục người thân trong gia đình: Chọn thời điểm thích hợp khi người thân đang thoải mái, cởi mở và có tâm trạng tốt; đưa ra những phương án hợp tình, hợp lí; diễn đạt rõ ràng, mạch lạc để thuyết phục; bình tĩnh khi có ý kiến trái chiều; đưa ra được dẫn chứng, lập luận kèm cho quan điểm của mình; khéo léo tác động đến tình cảm huyết thống khi thuyết phục để đạt hiệu quả mong muốn.

Soạn mới giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 KNTT bài Chủ đề 5: Em với gia đình - Tuần 1

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 8 kết nối mới, soạn giáo án HĐTN 8 kết nối bài Em với gia đình - Tuần 1, giáo án HĐTN 8 kết nối

Soạn mới giáo án HĐTN 8 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay