Soạn mới giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 KNTT bài Chủ đề 6: Em với cộng đồng - Tuần 1

Soạn mới Giáo án HĐTN 8 kết nối bài Em với cộng đồng - Tuần 1. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn…/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

CHỦ ĐỀ 6. EM VỚI CỘNG ĐỒNG (9 TIẾT)

 

YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

  • Tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương.
  • Lập và thực hiện được kế hoạch hoạt động thiện nguyện.
  • Biết tìm sự hỗ trợ từ những người xung quanh khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề.
  • Rèn luyện được kĩ năng giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch và tổ chức hoạt động phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.

 

*********************

Tuần 1 - Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ - Nghe nói chuyện về các hoạt động giáo dục để phát huy truyền thống ở địa phương

 

  1. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

 

  • Biết được các truyền thống và các hoạt động giáo dục để phát huy truyền thống ở địa phương.
  • Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương.
  • Rèn luyện được phẩm chất trách nhiệm, yêu quê hương.

 

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với TPT, BGH và GV
  • Chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật và hệ thống âm thanh, trang thiết bị phục vụ hoạt động.
  • Mời khách mời là đại diện của chính quyền địa phương để nói chuyện về các truyền thống và các hoạt động giáo dục để phát huy truyền thống ở địa phương. Đại diện nhà trường làm việc với khách mời trước 1 tuần đến 10 ngày, nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung và thời gian nói chuyện trong tiết Sinh hoạt dưới cờ.
  • TPT hoặc GVCN tư vấn cho lớp trực tuần xây dựng chương trình nói chuyện, chọn MC.
  • Hoa trang trí, quà tặng cho khách mời, nếu có.
  1. Đối với HS
  • HS lớp trực tuần xây dựng chương trình, HS được chọn làm MC tập dẫn chương trình.
  • Chuẩn bị các câu hỏi để đặt ra với khách mời. Ví dụ:

+ Truyền thống nổi bật, đáng tự hào nhất của địa phương mình là gì?

+ Địa phương mình đã tổ chức những hoạt động nào để thế hệ trẻ tham gia nhằm góp phần phát huy các truyền thống tốt đẹp ở địa phương?

+ Cô/chú/bác có nhận xét như thế nào về việc HS THCS tham gia các hoạt động nhằm góp phần phát huy các truyền thống tốt đẹp của địa phương?

+ Chúng cháu có thể làm được những việc gì để góp phần phát huy truyền thống tốt đẹp của địa phương?

  • Lớp trực tuần chuẩn bị 2 – 3 tiết mục văn nghệ về quê hương để mở đầu cho buổi nói chuyện.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

  1. Mục tiêu: HS nắm được kết quả rèn luyện và thi đua tuần trước, kế hoạch cho tuần học tập tiếp theo.
  2. Nội dung: GV báo cáo và tổng kết, lên kế hoạch tuần sau, HS lắng nghe.
  3. Sản phẩm: HS nắm được kết quả, cố gắng và lên kế hoạch học tập, rèn luyện tốt hơn cho tuần tiếp theo.
  4. Tổ chức thực hiện: 

- GV chủ nhiệm lớp trực tuần lên đánh giá, nhận xét và tổng kết và xếp hạng kết quả thi đua học tập và rèn luyện của các lớp trong tuần qua, tuyên dương các lớp có kết quả thi đua đứng đầu toàn trường.

- Tổng phụ trách phổ biến các hoạt động đoàn đội trong tuần tới.

Hoạt động 2. Tọa đàm – Nghe nói chuyện về các hoạt động giáo dục để phát huy truyền thống ở địa phương

  1. Mục tiêu: Thông qua buổi tọa đàm, HS biết cách thực hiện những việc làm phát huy truyền thống ở địa phương.
  2. Nội dung: MC triển khai buổi trò chuyện, HS lắng nghe và tương tác.
  3. Sản phẩm: HS đưa ra được cách thực hiện những việc làm phát huy truyền thống ở địa phương.
  4. Tổ chức thực hiện: 

- HS biểu diễn văn nghệ theo lời giới thiệu của MC.

- MC giới thiệu người chủ trì lên phát biểu để dẫn cuộc nói chuyện.

- MC mời khách mời lên nói chuyện trước toàn trường vẽ: 

+ Một số truyền thống tốt đẹp và các hoạt động giáo dục để phát huy truyền thống ở địa phương.

+ Những việc Hồ có thể làm để góp phần phát triển cộng đồng ở địa phương. 

- MC mời một số HS đặt câu hỏi cho khách mời.

ĐÁNH GIÁ

- TPT đặt một số câu hỏi để HS nêu những điều học hỏi được vẽ truyền thống của địa phương, như:

+ Địa phương mình có những truyền thống nào? Em thấy tự hào về những truyền thống nào của địa phương

+ Địa phương mình đã tổ chức những hoạt động giáo dục nào để phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương?

+ Nêu những việc các em nên làm để góp phần giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

- Mời một số HS chia sẻ cảm xúc của bản thân sau khi tham gia buổi nói chuyện.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

- Chia sẻ với người thân về buổi giao lưu, kể lại những truyền thống và các hoạt động giáo dục truyền thống mà em đã biết trong buổi giao lưu.

- Đề xuất kế hoạch của bản thân trong việc tham gia vào các hoạt động giáo dục truyền thống.

*********************

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

Tuần 1 - Tiết 2. HĐ giáo dục – Tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương (tiết 1)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

 

  • Nêu được các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng.
  • Xác định được các hoạt động giáo dục truyền thống mà HS có thể tham gia.

 

  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.

Năng lực riêng

  • Biết được các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng.
  • Tham gia tích cực các hoạt động giáo dục truyền thống.
  1. Phẩm chất: 
  • Trách nhiệm, trung thực và nhân ái.
  • Tích cực tham gia hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV
  • SHS, SGV, Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Máy chiếu, máy tính.
  • Video clip hoặc hình ảnh tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương.
  • Thiết kế trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”.
  • Tìm hiểu, thu thập thông tin về các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương.
  1. Đối với HS
  • SHS Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Giấy trắng khổ A0 hoặc bảng khổ to 2 mặt, kéo, băng dính, bút dạ.
  • Các vật liệu cần thiết.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo cảm giác thích thú cho HS bước vào bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức trò chơi Đuổi hình bắt chữ để HS tham gia.
  4. Sản phẩm: HS tham gia trò chơi tích cực.
  5. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đuổi hình bắt chữ.

- GV chiếu cho HS quan sát các hình ảnh minh họa cho cụm từ mà HS phải đoán. Các từ này là tên các truyền thống hoặc hoạt động giáo dục truyền thống.

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh minh họa, vận dụng hiểu biết và tham gia trò chơi tích cực.

- GV quan sát, hỗ trợ nếu cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS lần lượt nêu câu trả lời:

+ Hình 1: Uống nước nhớ nguồn.

+ Hình 2: Nhân văn, nhân ái.

+ Hình 3: Lá lành đùm lá rách.

+ Hình 4: Thương người như thương thân.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Các cụm từ mà chúng ta vừa tìm kiếm trong trò chơi là một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Những truyền thống đó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ở Hoạt động giáo dục theo chủ đề hôm nay, các em sẽ tìm hiểu về các truyền thống và các hoạt động giáo dục truyền thống ở quê hương mình. Từ đó, nhận thức được trách nhiệm của mỗi chúng ta trong việc tham gia vào các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương. Chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay – Tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương (tiết 1).

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC – TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS 

- Nêu được các hoạt động giáo dục truyền thông và phát triển cộng đồng ở địa phương.

- Xác định được các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng mà bản thân có thể tham gia được.

- Rèn luyện được phẩm chất trách nhiệm, yêu quê hương đất nước.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng thông qua các nhiệm vụ:
  2. Kể tên các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương
  3. Chia sẻ hiểu biết của bản thân về các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương.
  4. Xác định các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng em có thể tham gia.
  5. Sản phẩm: HS nêu các hoạt động giáo dục truyền thông và phát triển cộng đồng ở địa phương.
  6. Cách thức tiến hành

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Kể tên các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi Tiếp sức cho HS tham gia.

- GV hướng dẫn và tổ chức cho HS thực hiện: Chia bảng thành 2 cột với hai nội dung:

+ Các hoạt động giáo dục truyền thống.

+ Các hoạt động phát triển cộng đồng.

- GV phổ biến cách chơi: HS trong từng đội lần lượt ghi lên bảng các hoạt động thuộc nội dung mà đội mình được phân công. Sau thời gian 5 phút, đội nào ghi được đúng tên nhiều hoạt động hơn sẽ thắng cuộc.

- GV hướng dẫn HS kết luận về các hoạt động giáo dục truyền thống, phát triển cộng đồng ở địa phương.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia trò chơi Tiếp sức tích cực.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- GV tổng hợp đáp án trò chơi của HS:

Gợi ý:

+ Các hoạt động giáo dục truyền thống: giúp đỡ người già neo đơn, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử, giữ gìn trật tự an ninh, tham gia các hoạt động thiện nguyện,...

+ Các hoạt động phát triển cộng đồng: làm đẹp cảnh quan, phát động phong trào xây dựng nông thôn mới, tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm,...

- GV gọi một số HS nêu nhận xét và góp ý (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV tổng hợp các ý kiến của HS và chốt lại nội dung.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Kể tên các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương

Mỗi cá nhân đều có vai trò và trách nhiệm đối với sự phát triển của cộng đồng ở địa phương. Bằng các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng, chúng ta đã góp phần bảo vệ, nâng cao cuộc sống nơi mình sinh sống.

Nhiệm vụ 2: Chia sẻ hiểu biết  của bản thân về các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, thực hiện nhiệm vụ: Mỗi thành viên ghi ý kiến chia sẻ của mình lên giấy trắng khổ A4, sau đó chuyển cho bạn ngồi cạnh đọc và ghi ý kiến bổ sung vào đó bằng bút màu khác.

Gợi ý:

+ Nội dung hoạt động.

+ Ý nghĩa hoạt động.

+ Sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động.

+ Kết quả hoạt động.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày hiểu biết về các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương.

- GV gọi một số HS nêu nhận xét và góp ý (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV tổng hợp các ý kiến của HS, nhận xét.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Chia sẻ hiểu biết  của bản thân về các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương

Có nhiều hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển ở địa phương, mỗi HS cần lựa chọn những hoạt động vừa sức, phù hợp với điều kiện thực tiễn để tham gia và mang lại giá trị cho cộng đồng.

Nhiệm vụ 3: Xác định các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng em có thể tham gia

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm thảo luận và ghi vào giấy trắng khổ A0 hoặc bảng 2 mặt các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương mà mỗi nhóm xác định là có thể tham gia.

Gợi ý:

+ Tổng vệ sinh trường học, địa bàn nơi em sống.

+ Tham gia các hoạt động thiện nguyện ở địa phương.

+ Tham gia lễ hội truyền thống ở địa phương.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, chia sẻ các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng HS có thể tham gia.

- GV quan sát, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương.

- GV gọi một số HS nêu nhận xét và góp ý (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV tổng hợp các ý kiến của HS, nhận xét.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

3. Xác định các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng em có thể tham gia

Địa phương có nhiều hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng. Các hoạt động này có ý nghĩa, nội dung và sự tham gia của người dân địa phương khác nhau nhưng đều hướng tới việc phát huy các truyền thống tốt đẹp của quê hương. Là người con của quê hương, mỗi chúng ta cần có trách nhiệm tham gia vào các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng để giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những việc làm cụ thể như: tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm, tham gia thiện nguyện,...

Soạn mới giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 KNTT bài Chủ đề 6: Em với cộng đồng - Tuần 1

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 8 kết nối mới, soạn giáo án HĐTN 8 kết nối bài Em với cộng đồng - Tuần 1, giáo án HĐTN 8 kết nối

Soạn mới giáo án HĐTN 8 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay