Soạn mới giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 KNTT bài Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường - Tuần 1

Soạn mới Giáo án HĐTN 8 kết nối bài Em với thiên nhiên và môi trường - Tuần 1. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 7. EM VỚI THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (15 TIẾT)

 

YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

  • Thiết kế được sản phẩm thể hiện vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương.
  • Tổ chức được sự kiện giới thiệu về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương và cách bảo tồn.
  • Sưu tầm được tài liệu và viết được báo cáo về thiên tai và thiệt hại do thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương trong một số năm.
  • Xây dựng và thực hiện được kế hoạch truyền thông cho người dân địa phương về những biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.
  • Phát triển năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực thích ứng với cuộc sống; phẩm chất trách nhiệm

*********************

Tuần 1 - Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ - Văn nghệ về chủ đề Tự hào quê hương tôi

 

  1. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

    • Thể hiện được sự tự hào về cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương qua việc trình diễn hoặc xem trình diễn các tiết mục văn nghệ về chủ đề Tự hào quê hương tôi.

 

  • Rèn luyện được năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, phẩm chất yêu nước.

 

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với TPT, BGH và GV
  • Sân khấu, trang thiết bị phục vụ hoạt động, phông nền ghi tên chủ đề của chương trình văn nghệ.
  • Phổ biến kế hoạch tổ chức chương trình văn nghệ tới HS.
  • Lấy danh sách các tiết mục văn nghệ đăng kí tham gia của HS các khối lớp và sắp xếp chương trình biểu diễn.
  • Tư vấn lớp trực tuần xây dựng chương trình và chọn MC.
  1. Đối với HS

 

  • Tập các tiết mục văn nghệ về chủ đề Tự hào quê hương tôi.
  • Đăng kí các tiết mục văn nghệ với nhà trường.
  • Lớp trực tuần xây dựng chương trình văn nghệ và chọn MC.
  • HS được chọn làm MC tập dẫn chương trình, chuẩn bị nội dung để dẫn trong chương trình văn nghệ.

 

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

  1. Mục tiêu: HS nắm được kết quả rèn luyện và thi đua tuần trước, kế hoạch cho tuần học tập tiếp theo.
  2. Nội dung: GV báo cáo và tổng kết, lên kế hoạch tuần sau, HS lắng nghe.
  3. Sản phẩm: HS nắm được kết quả, cố gắng và lên kế hoạch học tập, rèn luyện tốt hơn cho tuần tiếp theo.
  4. Tổ chức thực hiện: 

- GV chủ nhiệm lớp trực tuần lên đánh giá, nhận xét và tổng kết và xếp hạng kết quả thi đua học tập và rèn luyện của các lớp trong tuần qua, tuyên dương các lớp có kết quả thi đua đứng đầu toàn trường.

- Tổng phụ trách phổ biến các hoạt động đoàn đội trong tuần tới.

Hoạt động 2. Văn nghệ về chủ đề Tự hào quê hương tôi

  1. Mục tiêu: Thông qua buổi văn nghệ, HS thể hiện được sự tự hào về cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương.
  2. Nội dung: MC giới thiệu chủ đề chương trình văn nghệ.
  3. Sản phẩm: HS lần lượt trình diễn các tiết mục văn nghệ ca ngợi vẻ đẹp và con người của quê hương theo lời giới thiệu của MC.
  4. Tổ chức thực hiện: 

- MC giới thiệu chủ đề chương trình văn nghệ.

- Các nhóm HS/HS lần lượt lên trình diễn các tiết mục văn nghệ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con người của quê hương theo lời giới thiệu của MC.

ĐÁNH GIÁ

Mời một số HS chia sẻ thu hoạch và cảm xúc của bản thân sau khi tham gia chương trình văn nghệ.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

HS tìm hiểu về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương.

*********************

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

Tuần 1 - Tiết 2. HĐ giáo dục – Cảnh quan thiên nhiên quê hương tôi (tiết 1)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

 

  • Thiết kế được sản phẩm thể hiện vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương.
  • Rèn luyện được năng lực hợp tác, thiết kế; phẩm chất trách nhiệm, yêu quê hương đất nước.

 

  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.

Năng lực riêng

  • Tìm hiểu và thiết kế sản phẩm giới thiệu vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương.
  • Tích cực, chủ động tuyên truyền mọi người bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương.
  1. Phẩm chất: 
  • Trung thực và nhân ái.
  • Có trách nhiệm bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, yêu quê hương, đất nước.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV
  • SHS, SGV, Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Máy chiếu, máy tính.
  • Tranh ảnh, tư liệu về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương.
  1. Đối với HS
  • SHS Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Nguyên, vật liệu để thiết kế sản phẩm thể hiện vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương,

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo cảm giác thích thú cho HS bước vào bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức trò chơi Bản đồ cảnh quan thiên nhiên địa phương để HS tham gia.
  4. Sản phẩm: HS tham gia trò chơi.
  5. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Bản đồ cảnh quan thiên nhiên địa phương.

- GV chia HS thành 4 nhóm và phổ biến luật chơi như sau: Phát cho mỗi nhóm một tấm bản đồ địa phương và một số mẩu giấy bìa nhỏ. Trong thời gian 5 phút, các nhóm ghi tên mỗi cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương lên mẩu giấy bìa và đính lên bản đồ địa phương sao cho chính xác về vị trí địa lí. Nhóm nào ghi được đúng, nhanh và nhiều tên cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương đồng thời đính được đúng vị trí trên bản đồ sẽ thắng cuộc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV hướng dẫn, vận dụng hiểu biết và tham gia trò chơi tích cực.

- GV quan sát, hỗ trợ nếu cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.

Ví dụ:

Bản đồ cảnh quan thiên nhiên tại Hà Nội

Bản đồ cảnh quan thiên nhiên tại Quảng Bình

 

Bản đồ cảnh quan thiên nhiên tại Phú Yên – phía Bắc

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Việt Nam được biết đến là đất nước có nhiều phong cảnh đẹp, non nước hữu tình và một nền văn hóa lâu đời giàu bản sắc dân tộc. Ở Hoạt động giáo dục theo chủ đề hôm nay, các em sẽ tìm hiểu về các cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương mình. Từ đó, nhận thức được trách nhiệm của mỗi chúng ta trong việc bảo tồn cảnh quan quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương. Chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay – Cảnh quan thiên nhiên quê hương tôi (tiết 1).

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC – TÌM HIỂU VỀ VẺ ĐẸP CỦA CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN, DANH LAM THẮNG CẢNH Ở ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁCH BẢO TỒN 
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày, mô tả được vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương và biện pháp để bảo tồn cảnh quan ấy.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương và cách bảo tồn thông qua các nhiệm vụ:
  1. Chia sẻ về những cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương mà em biết.
  2. Thảo luận về cách bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương.
  1. Sản phẩm: HS chia sẻ hiểu biết về vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương và cách bảo tồn.
  2. Cách thức tiến hành

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ về những cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương mà em biết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin SGK tr.50 và cho biết: Em hãy chia sẻ về cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương em.

Gợi ý:

+ Tên cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương em đã từng đến hoặc nghe kể.

+ Vẻ đẹp đặc trưng, độc đáo của mỗi cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh đó.

+ Cảm xúc của em trước vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, lắng nghe GV hướng dẫn và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV gọi một số HS nêu nhận xét và góp ý (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV tổng hợp các ý kiến của HS, nhận xét.

- GV giới thiệu tổng quát về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương và đặt vấn đề: Làm thế nào để bảo tồn được vẻ đẹp của các cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh đó?

1. Chia sẻ về những cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương mà em biết

Mỗi HS chia sẻ ý kiến của bản thân với các thành viên trong nhóm. Nhóm trưởng tổng hợp lại ý kiến và viết câu trả lời ra giấy.

Gợi ý:

- Tên cảnh quan: vịnh Hạ Long. 

- Địa điểm: thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 

- Những điểm nhấn tạo nên vẻ đẹp của cảnh quan: đảo Bồ Hòn - căn nhà của các loài động thực vật, đỉnh núi Yên Tử, hang Sửng Sốt, hòn Trống Mái,...

- Cảm xúc của em: vui vẻ, hào hứng vì được tham quan một cảnh quan thiên nhiên mang đầy ý nghĩa lịch sử và văn hoá.

Nhiệm vụ 2: Thảo luận về cách bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ tư duy về cách bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương.

Gợi ý:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy.

- GV quan sát, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày sơ đồ tư duy trước lớp.

- GV gọi một số HS nêu nhận xét và góp ý (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV tổng hợp các ý kiến của HS, nhận xét.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

2. Thảo luận về cách bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương

Sơ đồ tư duy trình bày phía dưới Nhiệm vụ 2.

 

SƠ ĐỒ TƯ DUY VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN, DANH LAM THẮNG CẢNH CỦA ĐỊA PHƯƠNG

Soạn mới giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 KNTT bài Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường - Tuần 1

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 8 kết nối mới, soạn giáo án HĐTN 8 kết nối bài Em với thiên nhiên và môi trường - Tuần 1, giáo án HĐTN 8 kết nối

Soạn mới giáo án HĐTN 8 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay