Soạn mới giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 KNTT bài Chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân - Tuần 3

Soạn mới Giáo án HĐTN 8 kết nối bài Trách nhiệm với bản thân - Tuần 3. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 3. TRÁCH NHIỆM VỚI BẢN THÂN (15 tiết)

Tuần 2, 3 - Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ - Diễn tiểu phẩm về tiếp thị, quảng cáo và tiêu dùng

  1. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Xác định được trách nhiệm của bản thân với mọi người xung quanh.
  • Biết được các việc làm để thể hiện là người sống có trách nhiệm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với TPT, BGH và GV
  • Hệ thống âm thanh, bàn ghế phục vụ hoạt động.
  • Xây dựng kịch bản kịch tương tác.
  • Tư vấn cho lớp trực tuần hoặc HS được chọn làm MC cách điều khiển, dẫn dắt chương trình.
  1. Đối với HS
  • Hs lớp trực tuần với sự giúp đỡ của GV xây dựng kế hoạch tổ chức buổi hoạt động, chuẩn bị kịch bản và phân công nhiệm vụ
  • HS được phân công đóng vai, tập diễn xuất theo kịch bản.
  • HS được chọn làm MC, chuẩn bị nội dung để dẫn chương trình và chuẩn bị các câu hỏi để thực hiện kịch tương tác.
  • HS lớp trực tuần chuẩn bị 2 – 3 tiết mục văn nghệ.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờsơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

  1. Mục tiêu: HS nắm được kết quả rèn luyện và thi đua tuần trước, kế hoạch cho tuần học tập tiếp theo.
  2. Nội dung: GV báo cáo và tổng kết, lên kế hoạch tuần sau, HS lắng nghe.
  3. Sản phẩm: HS nắm được kết quả, cố gắng và lên kế hoạch học tập, rèn luyện tốt hơn cho tuần tiếp theo.
  4. Tổ chức thực hiện:

- GV chủ nhiệm lớp trực tuần lên đánh giá, nhận xét và tổng kết và xếp hạng kết quả thi đua học tập và rèn luyện của các lớp trong tuần qua, tuyên dương các lớp có kết quả thi đua đứng đầu toàn trường.

- Tổng phụ trách phổ biến các hoạt động đoàn đội trong tuần tới.

 

Hoạt động 2. Kịch tương tác thể hiện trách nhiệm của bản thân với cuộc sống.

  1. Mục tiêu: Thông qua buổi nói chuyện, HS biết được trách nhiệm của bản thân trong cuộc sống.
  2. Nội dung: BTC triển khai các hoạt động văn nghệ, diễn kịch, giao lưu, HS tương tác.
  3. Sản phẩm: Từ các hoạt động, HS biết cách rèn luyện bản thân để sống có trách nhiệm hơn trong cuộc sống.
  4. Tổ chức thực hiện:

- Mở đầu, HS lớp trực tuần biểu diễn các tiết mục văn nghệ theo lời giới thiệu của MC. MC giới thiệu vở kịch và các diễn viên.

- HS được phân công lên diễn kịch.

- Sau khi các diễn viên dừng lại ở điểm có vấn đề, MC đặt các câu hỏi, yêu cầu HS đề xuất phương án giải quyết và diễn tiếp vở kịch.

- Nhóm “diễn viên” chuẩn bị và tiếp tục hoàn thành phân đoạn của vở kịch.

- MC mời các HS tham gia sinh hoạt dưới cờ đặt câu hỏi và chia sẻ cảm xúc sau khi xem vở kịch.

Gợi ý nội dung kịch tương tác

Đang trên đường đi học về, Nam và nhóm bạn đi cùng bỗng nhìn thấy một nam thanh niên đi xe gắn máy từ phía sau tới và tông vào thầy Tuấn (GV dạy môn Sinh học của trường), làm thầy ngã văng ra khỏi xe rồi bỏ chạy. Nam và nhóm bạn vội chạy đến. Hai bạn đỡ thầy lên và đưa vào trạm xá gần đó, hai bạn khác nhặt cặp sách, đồ dùng của thầy bị rơi ra và dắt xe theo sau. Nam đã kịp nhận ra người tông vào thầy Tuấn chính là bạn Toàn học ở lớp 8C. Sau khi thầy giáo được các cô y tá băng bó ổn định, Nam và các bạn ra về thì thấy Toàn và bố bạn ấy đi vào. Hai người tiến lại và xin lỗi thầy giáo. Thầy nhìn Toàn bằng ánh mắt hiền dịu và nói: “Toàn à, ở lứa tuổi của em chưa được sử dụng xe gắn máy. Đường sá có nhiều người đi lại, nhất là vào giờ tan trường. Em đi như thế vừa vi phạm pháp luật về an toàn giao thông vừa gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông”.

Câu hỏi tương tác:

Câu 1: Dấu hiệu của người sống có tinh thần trách nhiệm:

  1. biết lắng nghe.
  2. biết quản lí thời gian.
  3. biết coi trọng thời gian.
  4. biết quản lí cảm xúc.

Câu 2: Làm thế nào để trở thành người sống có trách nhiệm? A. Học cách giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn.

  1. Làm nhiều công việc cùng một lúc.
  2. Tìm người giúp đỡ trong khi giải quyết công việc.
  3. Tích cực tham gia các hoạt động và học tập từ mọi người.

Câu 3: Khi mắc lỗi, người sống có trách nhiệm thường

  1. than thở và tìm lí do giải thích cho lỗi sai của mình.
  2. tìm người có thể bao che, bảo vệ mình.
  3. tìm cách đổ lỗi cho người khác.
  4. thừa nhận sai trái và rút ra bài học kinh nghiệm.

Câu 4: Để hoàn thành công việc của mình, người sống có trách nhiệm thường

  1. tìm người giúp đỡ, hướng dẫn.
  2. lập kế hoạch cụ thể.
  3. nhờ thầy cô, bố mẹ hoặc người thân làm giúp. D. trao đổi và tìm cách để mọi người cùng cố gắng.

Câu 5: Trách nhiệm với bản thân của HS THCS gồm:

  1. cố gắng hết sức mình để đạt được những gì mình mong muốn.
  2. phấn đấu trở thành HS giỏi, trò ngoan, người con hiếu thảo.
  3. cố gắng hết sức mình để trở thành người bạn tốt với các bạn trong lớp.
  4. tích cực tham gia vào các hoạt động của xã hội, không làm những việc ảnh hưởng xấu đến mọi người xung quanh.

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

A

D

B

A

 

ĐÁNH GIÁ

- Mời một số HS chia sẻ cảm xúc sau khi tham gia chương trình và những điều học hỏi được về việc sống có trách nhiệm.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

- HS chia sẻ với gia đình, bạn bè cảm xúc sau khi tham gia chương trình.

*********************

 

 

Ngày soạn…/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

Tuần 3 - Tiết 2. HĐ giáo dục – Kĩ năng từ chối (tiết 1)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Nhận biết được những tình huống cần từ chối.
  • Thực hiện được các kĩ năng từ chối trong một số tình huống cụ thể.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.

Năng lực riêng:

  • Nhận biết được những nguy cơ từ môi trường tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến cuộc sống con người.
  • Biết cách ứng phó với nguy cơ, rủi ro từ môi trường tự nhiên và xã hội.
  1. Phẩm chất: Trách nhiệm, trung thực và nhân ái.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Đối với GV
  • SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Giấy trắng khổ A1, băng dính, bút màu,
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có)
  1. Đối với HS
  • SHS Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8
  • Trang phục đóng vai
  • Tìm hiểu các tình huống học cách từ chối trong cuộc sống.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: GV tạo tâm thế hào hứng cho HS thông trò chơi khởi động
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi, HS hưởng ứng nhiệt tình.
  4. Sản phẩm: HS chơi trò chơi tích cực.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS chơi trò chơi “Tôi đồng ý – tôi từ chối“.

- GV phổ biến cách chơi: lập thành 2 nhóm đặt tên là “Từ chối” và “Đồng ý”. Mỗi nhóm có 10 thành viên, xếp hàng dọc. Nhóm “Đồng ý” viết lên bảng những hành động mà HS có thể đồng ý khi được đề nghị. Nhóm “Từ chối” viết lên bảng những hành động mà HS nên từ chối khi được đề nghị. Các thành viên trong nhóm lần lượt chạy lên bảng viết, viết xong chạy về hàng, đập tay với người tiếp theo thì người tiếp theo mới được chạy lên viết. Thời gian chơi: 3 phút. Sau thời gian quy định, đội nào viết được đúng và nhiều hành động hơn sẽ thắng cuộc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia chơi trò chơi, HS còn lại cổ vũ nhiệt tình cho hai đội.

- GV giám sát và tổ chức cho HS chơi trò chơi.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV tuyên bố đội thắng cuộc. Sau đó, gọi một số HS nêu cảm nhận và những điều rút ra được qua trò chơi.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Kĩ năng từ chối (tiết 1)

 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC – TÌM HIỂU CÁC TÌNH HUỐNG CẦN TỪ CHỐI.
  2. Mục tiêu: HS chia sẻ được các tình huống đã từ chối và cách từ chối mà bản thân đã thực hiện. HS dự kiến được cách từ chối trong một số tình huống cụ thể.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận hình thành kiến thức thông qua các nhiệm vụ:
  4. Chia sẻ tình huống mà em đã từ chối.
  5. GV yêu cầu HS quan sát các hình vẽ ở nhiệm vụ 1 (SGK – trang 25, 26) để chia sẻ lí do cần từ chối trong mỗi tình huống.
  6. Sản phẩm: HS nắm được các tình huống cần từ chối và biết cách từ chối.
  7. Cách thức tiến hành:

 ------------Còn tiếp------------

Soạn mới giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 KNTT bài Chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân - Tuần 3

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 8 kết nối mới, soạn giáo án HĐTN 8 kết nối bài Trách nhiệm với bản thân - Tuần 3, giáo án HĐTN 8 kết nối

Soạn mới giáo án HĐTN 8 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay