Soạn mới giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 KNTT bài Chủ đề 2: Khám phá bản thân - Tuần 4

Soạn mới Giáo án HĐTN 8 kết nối bài Khám phá bản thân - Tuần 4. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn…/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 2. KHÁM PHÁ BẢN THÂN

YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

  • Nhận diện được những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.
  • Nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân và biết điều chỉnh theo hướng tích cực.
  • Nhận diện được khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân để bảo vệ quan điểm của mình trong một số tình huống.
  • Rèn luyện được năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực thích ứng, phẩm chất trách nhiệm, tự chủ.

*********************

Tuần 4 - Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ - Tham gia tranh biện về một số vấn đề liên quan đến HS THCS

  1. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Tranh biện được về một số vấn đề liên quan đến HS THCS.
  • Rèn luyện được tính tự tin, khả năng tranh biện để bảo vệ quan điểm của bản thân.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với TPT, BGH và GV
  • Lựa chọn một vài vấn đề liên quan đến HS THCS ở địa phương để tổ chức cho HS tranh biện. Ví dụ:
  • Vấn đề bạo lực học đường, bắt nạt học đường ở HS THCS.
  • Vấn đề HS nghiện trò chơi điện tử.
  • Vấn đề HS sử dụng thuốc lá.
  • Vấn đề ứng xử văn minh nơi công cộng của giới trẻ hiện nay.
  • Phổ biến trước những vấn đề sẽ được tổ chức tranh biện đến HS các lớp để các em chuẩn bị tham gia.
  • Cử người điều khiển cuộc tranh biện của HS.
  1. Đối với HS
  • Chuẩn bị lí lẽ, lập luận để tham gia tranh biện về những vấn đề đã được nhà trường phổ biến

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cơ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề

  • TPT/GVCN lớp trực tuần nêu chủ đề tranh biện.
  • HS tự chọn theo hai nhóm: ủng hộ hoặc phản đối vấn đề đặt ra.
  • Hai nhóm thảo luận, thống nhất các lí lẽ, lập luận, dẫn chứng để sử dụng khi tranh biện.
  • Hai nhóm tiến hành tranh biện.
  • Kết thúc cuộc tranh biện, TPT/GVCN lớp trực tuần nhận xét về khả năng tranh biện của hai nhóm.

ĐÁNH GIÁ

  • HS chia sẻ thu hoạch và cảm xúc sau khi tham gia tranh biện/ theo dõi, quan sát các bạn tranh biện.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

  • HS thương thuyết với bạn bè, người thân để mọi người đồng thuận với cách giải quyết của bản thân về một vấn đề thực tiễn nào đó.

 

*********************

 

 

Ngày soạn…/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

Tuần 4 - Tiết 2. HĐ giáo dục

– Khả năng tranh biện, thương thuyết của tôi

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Nêu được cách tranh biện, thương thuyết.
  • Nhận diện được khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân để bảo vệ quan điểm của mình trong một số tình huống.
  • Rèn luyện được kĩ năng tranh biện thương thuyết; năng lực giao tiếp, hợp tác; phẩm chất trung thực, trách nhiệm.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.

Năng lực riêng:

  • Nêu được cách tranh biện, thương thuyết.
  • Nhận diện được khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân để bảo vệ quan điểm của mình trong một số tình huống.
  • Có được kĩ năng tranh biện thương thuyết; năng lực giao tiếp, hợp tác; phẩm chất trung thực, trách nhiệm.
  1. Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm trong học tập, nhân ái và trung thực.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Đối với GV
  • Một số ví dụ về tranh biện, thương thuyết.
  • Một số câu chuyện về các nhà thương thuyết nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.
  • Một số vấn đề mang tính thời sự đối với HS THCS hiện nay để tổ chức cho HS tham gia tranh biện.
  • Mẫu kế hoạch rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân.
  1. Đối với HS
  • Giấy, bút để ghi chép chuẩn bị cho tranh biện, thương thuyết.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: GV tạo tâm thế hào hứng cho khi vào bài học mới thông qua việc xem video.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video và trả lời câu hỏi, HS tham gia nhiệt tình.
  4. Sản phẩm: HS hoàn thành nhiệm vụ GV đề ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho học sinh xem video sau:

https://www.youtube.com/watch?v=ef_lApT7r54 (7:28 – 15:42)

- GV đặt câu hỏi: Sau khi xem xong video, hãy cho biết em ủng hộ hay phản đối vấn đề được nêu trong video? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Khả năng tranh biện, thương thuyết của tôi (Tiết 2).

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

THỰC HÀNH TRANH BIỆN, THƯƠNG THUYẾT VÀ NHẬN DIỆN KHẢ NĂNG TRANH BIỆN, THƯƠNG THUYẾT CỦA BẢN THÂN

Hoạt động 2. Thực hành tranh biện, thương thuyết

  1. Mục tiêu: HS bước đầu có kĩ năng tranh biện, thương thuyết
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hành kĩ năng tranh biện, thương thuyết.
  3. Sản phẩm: HS có được kĩ năng tranh biện, thương thuyết.
  4. Cách thức tiến hành:

Nhiệm vụ 1. Thực hành tranh biện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành hai nhóm: nhóm ủng hộ và nhóm phản đối.

- GV yêu cầu: Các em hãy tranh biện về quan điểm Thức khuya chơi trò chơi điện tử có hại cho sự phát triển của bản thân”.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ.

- HS tiến hành tranh biện theo các bước đã biết ở bài Khả năng tranh biện, thương thuyết của tôi (Tiết 1).

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- GV mời hai nhóm trình bày phần tranh biện của mình.

- Các HS khác lắng nghe, quan sát và nhận xét.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá về kĩ năng tranh biện của các nhóm.

- GV nhắc HS những vấn đề cần rút kinh nghiệm khi tranh biện.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2. Thực hành thương thuyết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Thực hành thương thuyết trong tình huống sau:

- GV tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.

- GV yêu cầu HS: Thực hành luyện tập kĩ năng thương thuyết trong nhóm về các vấn đề cần thương thuyết.

- GV gợi ý:

+ Thương thuyết trong việc lựa chọn địa điểm tham quan, dã ngoại.

+ Thương thuyết trong việc sử dụng khi đi tham quan, dã ngoại.

+ Thương thuyết trong việc tổ chức một sự kiện chung của nhóm,…

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, phân công và thực hiện nhiệm vụ của bản thân.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- GV mời các nhóm lần lượt lên thể hiện quá trình thương thuyết trước lớp.

- Cả lớp quan sát, nhận xét và góp ý.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV lưu ý HS những vấn đề cần rút kinh nghiệm khi thương thuyết

Hoạt động 3. Nhận diện khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân

  1. Mục tiêu: HS tự đánh giá được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong tranh biện, thương thuyết và lập được kế hoạch để rèn luyện nâng cao khả năng tranh biện, thương thuyết.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS tự đánh giá điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong tranh biện, thương thuyết và lập kế hoạch để rèn luyện nâng cao khả năng tranh biện, thương thuyết.
  3. Sản phẩm: HS tự đánh giá được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong tranh biện, thương thuyết và lập được kế hoạch để rèn luyện nâng cao khả năng tranh biện, thương thuyết.
  4. Cách thức tiến hành:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ:

 -------------Còn tiếp-------------

Soạn mới giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 KNTT bài Chủ đề 2: Khám phá bản thân - Tuần 4

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 8 kết nối mới, soạn giáo án HĐTN 8 kết nối bài Khám phá bản thân - Tuần 4, giáo án HĐTN 8 kết nối

Soạn mới giáo án HĐTN 8 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay