Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn…/…/…
Ngày dạy: …/…/…
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
*********************
Sau khi tham gia hoạt động này, HS:
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới
- GV chủ nhiệm lớp trực tuần lên đánh giá, nhận xét và tổng kết và xếp hạng kết quả thi đua học tập và rèn luyện của các lớp trong tuần qua, tuyên dương các lớp có kết quả thi đua đứng đầu toàn trường.
- Tổng phụ trách phổ biến các hoạt động đoàn đội trong tuần tới.
Hoạt động 2. Nghe nói chuyện - Trách nhiệm của HS THCS
- Mở đầu, HS lớp trực tuần biểu diễn văn nghệ theo lời giới thiệu của MC.
- MC phát biểu đề dẫn về trách nhiệm và việc cần thiết phải sống có trách nhiệm.
- MC giới thiệu khách mời nói chuyện về “Trách nhiệm của HS THCS”.
- MC đưa ra một số câu hỏi xung quanh nội dung đã được khách mời chia sẻ. Với mỗi câu hỏi, sẽ mời một khách mời trao đổi (có thể xen kẽ các câu hỏi của các khách mời).
- MC mời các bạn của các khối lớp đặt câu hỏi cho khách mời và chia sẻ cảm xúc sau khi nghe chia sẻ từ khách mời.
Gợi ý nội dung cho buổi nói chuyện:
Trách nhiệm là gì?
+ Trách nhiệm là việc mà mỗi người phải làm và phải có ý thức với những việc làm đó. Trách nhiệm luôn là một gánh nặng nhưng nó sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong quá trình phát triển và hoàn thiện bản thân. Người sống có trách nhiệm sẽ được người khác tôn trọng và sẽ dễ dàng đạt được thành công.
+ Trách nhiệm bao gồm trách nhiệm đối với bản thân, với gia đình và với xã hội. Đối với mỗi cá nhân, trách nhiệm là một điều thiết yếu cần phải có. Người sống có trách nhiệm sẽ luôn chủ động trong mọi việc, tự tin phát triển bản thân, dám làm những điều mình muốn và sẵn sàng đứng ra chịu trách nhiệm về những việc đã làm mà không đùn đẩy hay đổ lỗi cho bất kì ai. Người sống có trách nhiệm sẽ được mọi người yêu quý và tôn trọng.
Tại sao phải sống có trách nhiệm
Việc sống và làm việc có trách nhiệm sẽ mang tới cho mỗi chúng ta nhiều lợi ích, như:
+ Tạo dựng được sự tin tưởng của mọi người.
+ Hoàn thành công việc nhanh chóng và đảm bảo đạt được kết quả cao.
+ Giúp bản thân tiến bộ hơn, được mọi người yêu quý, tôn trọng.
+ Dễ dàng đạt được thành công và khẳng định được bản thân.
Có những loại trách nhiệm nào
Trách nhiệm được phân chia thành các loại sau:
+ Trách nhiệm chủ động: Là sự tự giác nhận trách nhiệm, xuất phát từ ý thức, suy nghĩ. Bạn sẽ nhận thức được những việc mình đã làm, phải làm và có quyết định chịu trách nhiệm như thế nào khi phát hiện mình mắc sai lầm.
+ Trách nhiệm thụ động: Chịu trách nhiệm nhưng là do tác động bên ngoài chứ không phải là tự ý thức. Ví dụ như được bạn bè khuyên răn, ủng hộ,...
+ Trách nhiệm giả tạo: Nhận trách nhiệm cho xong việc, không muốn làm nhưng không nói ra.
Biểu hiện của người sống có trách nhiệm
+ Biết coi trọng thời gian: Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn là người sống có trách nhiệm. Bạn biết cách quản lí thời gian – một trong những khía cạnh quan trọng nhất của cuộc sống mà ai cũng phải biết. Nếu bạn không biết coi trọng thời gian, có XU hướng lãng phí thời gian vào những việc vô bổ thì sẽ trở thành một con người thất bại; bạn sẽ trở nên lười biếng, lề mề, hiệu quả công việc không cao.
+ Biết chịu trách nhiệm trong mọi việc, hiểu được trách nhiệm phải do nỗ lực mới có được. Lập kế hoạch cho mọi việc: Những người có trách nhiệm sẽ không bao giờ làm việc một cách bốc đồng mà luôn cần nhắc cẩn thận mọi vấn đề và lập kế hoạch làm việc cụ thể. Họ hiểu được rằng, chỉ cần mắc phải một sai lầm nhỏ cũng có thể kéo theo rất nhiều rắc rối, khó có thể sửa chữa lại được.
+ Biết cách tập trung: Tập trung để có thể hoàn thành công việc tốt hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. Người biết cách tập trung làm việc, không muốn bản thân mắc phải những sai lầm cho dù là nhỏ nhất để tránh ảnh hưởng đến những công việc liên quan. Không đổ lỗi và luôn tôn trọng sự cố gắng của người khác: Những người có tinh thần trách nhiệm cũng sẽ không bao giờ đổ lỗi cho những người xung quanh. Cuộc sống của bạn chắc chắn sẽ thay đổi tốt hơn nếu như bạn ngưng đổ lỗi và sống có trách nhiệm hơn. Không than thở và không viện cớ: Than thở là một biểu hiện xấu của những người sống thiếu trách nhiệm. Bạn thường xuyên than thở về bạn bè, về thời tiết, về những tác động bên ngoài,... để tìm đối tượng đổ lỗi. Những người sống có trách nhiệm thay vì than thở họ sẽ tự mình tìm ra giải pháp khắc phục.
+ Thừa nhận sai trái: Người sống có trách nhiệm sẽ biết cách tận dụng triệt để sai lầm của mình làm động lực để phát triển bản thân. Việc này không chỉ biến sai lầm thành bài học kinh nghiệm đáng quý mà còn mang tính bước ngoặt giúp chúng ta không mắc phải những lỗi như vậy thêm lần nào nữa. Một người sống có trách nhiệm sẽ không ngần ngại thừa nhận lỗi lầm của mình và coi đó là bài học đáng quý.
Cách để trở thành người sống trách nhiệm:
+ Thứ nhất, đối với bản thân: Trách nhiệm đối với bản thân được hiểu là phải cố gắng hết sức mình để đạt được những gì mà ta mong muốn. Biết phải làm gì để giúp ích cho bản thân ở hiện tại và cả tương lai. Phải có niềm tin vào chính bản thân mình rằng, chỉ cần cố gắng hết sức thì sẽ làm được.
+ Thứ hai, đối với gia đình: Trách nhiệm đối với gia đình của mỗi HS được thể hiện ở sự cố gắng học tập tốt, phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ làm vui lòng bố mẹ, ông bà. Ngoài ra, chúng ta còn có thể phụ giúp bố mẹ các công việc gia đình, không la cà, rong chơi, không nói những lời lẽ thô tục khiến cho những người thân trong gia đình buồn lòng.
+ Thứ ba, đối với xã hội: Trách nhiệm đối với xã hội thể hiện ở việc chúng ta cố gắng học tập thật tốt để sau này có thể giúp ích cho xã hội. Chỉ cần cố gắng phấn đấu trong học tập; không phá phách, trộm cướp, sử dụng chất ma tuý hay tham gia các tệ nạn xã hội là các em đã giúp ích rất nhiều cho xã hội.
ĐÁNH GIÁ
- Mời một số HS chia sẻ cảm xúc sau khi tham gia chương trình và những điều học hỏi được về trách nhiệm của HS THCS.
HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
- HS chia sẻ với gia đình, bạn bè cảm xúc sau khi tham gia chương trình.
*********************
Ngày soạn…/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Sau khi tham gia hoạt động này, HS:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 3 đội chơi và phổ biến cách chơi: mỗi đội thực hiện 1 nội dung.
+ Đội l: Những hành động giúp đỡ bố mẹ.
+ Đội 2: Những hành động giúp đỡ bạn bè, thầy cô.
+ Đội 3: Những hành động tự chăm sóc bản thân.
Cách chơi: HS mỗi đội xếp thành một hàng dọc. Lần lượt từng bạn lên viết các từ liên quan đến chủ đề được giao, bạn nào viết xong sẽ chạy về hàng, đập tay vào bạn tiếp theo và chạy xuống cuối hàng. Trong thời gian 2 phút, đội nào viết được nhiều từ hơn sẽ chiến thắng.
- Kết thúc trò chơi, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu cảm nhận và những điều rút ra được sau khi tham gia chơi trò chơi?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS cả lớp lắng nghe và tham gia chơi trò chơi. Các bạn trong lớp cổ vũ cho các đội chơi.
- GV quan sát, hướng dẫn cho các đội chơi.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV cho HS nêu cảm nhận và những điều rút ra được sau khi tham gia trò chơi.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Sống có trách nhiệm.
Tìm hiểu biểu hiện của người sống có trách nhiệm
- HS xác định được biểu hiện của người sống có trách nhiệm.
- HS xác định được trách nhiệm với bản thân, với mọi người xung quanh và trong các hoạt động.
- HS xác định được các hành động cụ thể để trở thành người sống có trách nhiệm.
--------------Còn tiếp-------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác