Soạn mới giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 KNTT bài Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường - Tuần 4

Soạn mới Giáo án HĐTN 8 kết nối bài Em với thiên nhiên và môi trường - Tuần 4. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

CHỦ ĐỀ 7. EM VỚI THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (15 TIẾT)

Tuần 4 - Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ - Chơi trò chơi Rung chuông vàng về chủ đề thiên tai

 

  1. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Được củng cố thêm kiến thức về thiên tai và kĩ năng cách phòng, chống thiên tai.
  • Rèn luyện được phẩm chất tự tin, trách nhiệm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với TPT, BGH và GV
  • Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động.
  • Xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn và đáp án về thiên tai và cách phòng, chống thiên tại.
  • Phổ biến trước về nội dung trò chơi, cách chơi, luật chơi để HS chủ động chuẩn bị tham gia.
  • Quả chuông lớn có bọc giấy màu vàng.
  • Địa điểm tổ chức chơi: lớp học, phòng đa năng, sân trường.
  • Phần thưởng cho các HS thắng cuộc.
  • Cử ra BGK, tư vấn cho lớp trực tuần chọn quản trò.
  1. Đối với HS
  • Luyện tập, chuẩn bị trước kiến thức về thiên tai và kĩ năng cách phòng, chống thiên tai để tham gia trò chơi.
  • Bảng con, phấn/bút viết bảng (mỗi người chơi có một bộ).
  • Lớp trực tuần cử quản trò.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

  1. Mục tiêu: HS nắm được kết quả rèn luyện và thi đua tuần trước, kế hoạch cho tuần học tập tiếp theo.
  2. Nội dung: GV báo cáo và tổng kết, lên kế hoạch tuần sau, HS lắng nghe.
  3. Sản phẩm: HS nắm được kết quả, cố gắng và lên kế hoạch học tập, rèn luyện tốt hơn cho tuần tiếp theo.
  4. Tổ chức thực hiện: 

- GV chủ nhiệm lớp trực tuần lên đánh giá, nhận xét và tổng kết và xếp hạng kết quả thi đua học tập và rèn luyện của các lớp trong tuần qua, tuyên dương các lớp có kết quả thi đua đứng đầu toàn trường.

- Tổng phụ trách phổ biến các hoạt động đoàn đội trong tuần tới.

Hoạt động 2. Chơi trò chơi Rung chuông vàng về chủ đề thiên tai

  1. Mục tiêu: Thông qua trò chơi, HS có thêm hiểu biết về thiên tai và kĩ năng phòng, chống thiên tai.
  2. Nội dung: BTC tổ chức trò chơi, HS tham gia tích cực.
  3. Sản phẩm: HS có thêm kiến thức về thiên tai và cách phòng, chỗng thiên tai.
  4. Tổ chức thực hiện: 

- Đại diện BGK giới thiệu chủ đề trò chơi, cách chơi và luật chơi.

- HS tham gia trò chơi ngồi vào vị trí, trên tay mỗi em cầm một chiếc bảng con và phấn viết bảng.

- Khi trò chơi bắt đầu, lần lượt từng câu hỏi vừa được chiếu trên màn hình, vừa được quản trò đọc to. Với mỗi câu hỏi, HS có 20 giây để ghi đáp án và giơ lên cao, sau 20 giây quản trò bấm chuông báo hết giờ. Sau đó, đáp án sẽ được hiển thị trên màn hình và được quản trò đọc to cùng lúc. HS nào có đáp án sai hoặc chưa có đáp án sẽ bị loại và phải đi ra ngoài. Những HS có đáp án đúng sẽ ngồi lại và tiếp tục trả lời câu hỏi tiếp theo. Cứ như vậy trò chơi tiếp tục và số người chơi bị loại dần cho đến câu hỏi cuối cùng, HS có đáp án đúng là người thắng cuộc.

- Quản trò mời HS thắng cuộc lên nhận phần thưởng.

ĐÁNH GIÁ

Một số HS chia sẻ thu hoạch và cảm xúc của bản thân sau khi tham gia trò chơi.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

HS tìm hiểu các hình thức truyền thông trong cộng đồng về biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.

Ngày soạn…/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

Tuần 4 - Tiết 2. HĐ giáo dục – Truyền thông về biện pháp đề phòng và giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở địa phương (tiết 2)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Xây dựng và thực hiện được kế hoạch truyền thông cho người dân địa phương về những biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.

Năng lực riêng

  • Biết cách xây dựng kế hoạch truyền thông cho người dân địa phương về những biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.
  • Rèn luyện được kĩ năng lập kế hoạch và tổ chức hoạt động, khả năng thích ứng với sự thay đổi, phẩm chất trách nhiệm.
  1. Phẩm chất: 
  • Trách nhiệm, trung thực và nhân ái.
  • Tích cực tuyên truyền biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV
  • SGK hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có). 
  • Tư liệu về thiên tai ở địa phương trong một số năm gần đây.
  • Tư liệu về một số thảm họa do thiên tai gây ra ở Việt Nam và trên thế giới: Lũ lụt ở miền Trung, sạt lở đất ở miền núi phía Bắc, sóng thần ở Nhật Bản,...
  1. Đối với HS
    • SHS Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.

 

  • Tư liệu về thiên tai ở địa phương trong một số năm gần đây.

 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: GV tạo tâm thế hào hứng cho HS bằng quan sát thông tin về sóng thần ở Nhật Bản.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS đọc thông tin và nêu những thiệt hại mà sóng thần Nhật Bản để lại.
  4. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi.
  5. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu nội dung thông tin (Nguồn: Báo Nhân dân):

Thảm họa kép tại Nhật Bản 12 năm trước

Lúc 14 giờ 46 phút ngày 11/3/2011, một trận động đất cường độ 9 đã xuất hiện ngoài khơi bờ biển Nhật Bản. Tâm chấn cách vùng Tohoku khoảng 70km, ở độ sâu khoảng 32km. Trận động đất kéo dài trong 6 phút và gây ra sóng thần cao hơn 40m. Trong ảnh: Đợt sóng tràn vào thành phố Miyako, tỉnh Iwate sau trận động đất ngày 11/3/2011. Theo Cục Khí tượng Nhật Bản, đây là trận động đất mạnh nhất được ghi nhận trong lịch sử đất nước này, nguyên nhân là do một đường đứt gãy dài 450km của mảng kiến tạo vỏ Trái đất ở vùng bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản đã bị dịch chuyển tới 30m trong 3 phút. Các số liệu thống kê mới nhất của Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản (NPA) cho thấy, thảm họa động đất, sóng thần đã cướp đi sinh mạng của 15.900 người và khiến 2.523 người bị mất tích, chủ yếu là ở các tỉnh Miyagi, Fukushima và Iwate. Tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở tỉnh Fukushima, sóng thần đã tràn qua các hệ thống bảo vệ và làm ngập các lò phản ứng, gây ra thảm họa nghiêm trọng. Thảm họa đã làm tê liệt nhà máy điện Fukushima Daiichi, buộc hơn 160.000 cư dân phải sơ tán vì rò rỉ phóng xạ trong không khí. 

Sóng thần nhấn chìm khu dân cư ở Natori, tỉnh Miyagi, đông bắc Nhật Bản

Nhân viên cứu nạn tìm kiếm nạn nhân trong đống đổ nát gần bờ biển ở Rikuzentakata, tỉnh Iwate, ngày 19/3/2011

Đám cháy bùng phát ở khu vực cảng của thành phố Iwaki, tỉnh Fukushima

Hình ảnh được chụp từ trực thăng của Lực lượng Phòng vệ mặt đất Nhật Bản (GSDF) cho thấy khu trung tâm của thị trấn Minamisanriku, tỉnh Miyagi, một ngày sau khi bị sóng thần san phẳng

- GV đặt câu hỏi: Đọc xong thông tin trên, em hãy nêu hậu quả mà sóng thần Nhật Bản để lại?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Cả lớp tập trung đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV gọi 1 – 2 đứng dậy chia sẻ trước lớp:

Hậu quả trận sóng thần Nhật Bản để lại

+ Những ngôi nhà bị nước cuốn trôi.

+ Xuất hiện xoáy nước khổng lồ.

+ Nhiều người bị mất mạng, mất tích.

+ Gây thiệt hại lớn về tài sản.

+ Sóng thần đã tràn qua các hệ thống bảo vệ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở tỉnh Fukushima và làm ngập các lò phản ứng, gây rò rỉ phóng xạ trong không khí.

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Tại Việt Nam, nhiều địa phương đã thực hiện rất tốt công tác phòng chông thiên tai, song cũng còn nhiều địa phương còn có tư tưởng chủ quan, chưa chủ động triển khai các nhiệm vụ được giao từ phòng ngừa, ứng phó đến khắc phục hậu quả nên còn để xảy ra nhiều thiệt hại không đáng có. Vậy làm thế nào để tuyên truyền tới tất cả mọi người phòng, chống thiên tai, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay - Truyền thông về biện pháp đề phòng và giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở địa phương (tiết 2).

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC – XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHO NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG VỀ NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG THIÊN TAI VÀ GIẢM NHẸ RỦI RO KHI GẶP THIÊN TAI
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xây dựng được kế hoạch truyền thông cho người dân địa phương về biện pháp đề phòng và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, lần lượt thực hiện các nhiệm vụ:
  1. Chia sẻ về những biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp một số loại thiên tai thường xảy ra ở địa phương.
  2. Lập kế hoạch truyền thông về biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.
  1. Sản phẩm: HS hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  2. Cách thức tiến hành

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ về những biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp một số loại thiên tai thường xảy ra ở địa phương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia HS thành 4 nhóm và thực hiện nhiệm vụ theo gợi ý SGK tr.54: Thảo luận về biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro đối với một số loại thiên tai.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- Mời đại diện một số nhóm chia sẻ trước lớp.

- GV gọi một số HS nêu nhận xét và góp ý (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV tổng hợp các ý kiến của HS, nhận xét.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Chia sẻ về những biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp một số loại thiên tai thường xảy ra ở địa phương

Gợi ý:

- Chủ động xem về tình hình bão. 

- Thông báo với những người dân về hiện tượng sẽ xảy ra đề mọi người chuẩn bị trước. 

- Gia cố nhà cửa, chuồng vật nuôi. 

- Sơ tán người dân và vật nuôi đến những nơi an toàn.

Nhiệm vụ 2: Lập kế hoạch truyền thông về biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu các nhóm lập kế hoạch truyền thông về biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai theo gợi ý SGK tr.54.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, lựa chọn kênh truyền thông và hình thức truyền thông phù hợp với khả năng của nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS trong quá trình học tập (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày kế hoạch truyền thông trước lớp.

- GV gọi một số HS nêu nhận xét và góp ý (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV tổng hợp các ý kiến của HS, nhận xét.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

2. Lập kế hoạch truyền thông về biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai

Gợi ý: Trình bày dưới Hoạt động.

KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG VỀ BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG VÀ GIẢM NHẸ RỦI RO KHI GẶP BÃO LŨ

Nhóm thực hiện: Nguyễn Thu Phương (nhóm trưởng), Đỗ Đức Tuấn, Nguyễn Thị Hoa, Đỗ Thị Hải Vân. 

Mục đích: Nâng cao ý thức cho bản thân, bạn bè và những người xung quanh mình về các biện pháp phòng tránh và giảm nhẹ rủi ro do khi gặp bão lũ.

Đối tượng: Bạn bè, người thân, mọi người xung quanh. 

Địa điểm tổ chức: Tại lớp hoc, các CLB sinh hoạt, tổ dân phố.

Thời gian tổ chức: Chủ nhật, cuối tháng 3.

 Nội dung: 

- Nêu tình hình bão lũ ở địa phương trong những năm gần đây. 

- Đưa ra các biện pháp để phòng tránh bão lũ ở địa phương. 

Thông điệp: Mỗi người phải có trách nhiệm đề phòng và giảm rủi ro do bão lũ gây ra để đảm bảo sức khỏe, của cải và tài sản. 

Kênh truyền thông: Gián tiếp, trực tiếp. 

Hình thức: Video, clip, thuyết trình,... 

Phân công nhiệm vụ:

- Lên kế hoạch và liên hệ sự giúp đỡ, tài trợ: Trưởng nhóm. 

- Chuẩn bị tư liệu phục vụ việc trình bày: Cả nhóm. 

- Dẫn chương trình: Hải Vân. 

- Thuyết trình: Phương, Tuấn.

Soạn mới giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 KNTT bài Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường - Tuần 4

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 8 kết nối mới, soạn giáo án HĐTN 8 kết nối bài Em với thiên nhiên và môi trường - Tuần 4, giáo án HĐTN 8 kết nối

Soạn mới giáo án HĐTN 8 kết nối


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay