Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 9. HIỂU BẢN THÂN – CHỌN ĐÚNG NGHỀ (15 TIẾT)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
*********************
Tuần 1 - Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ - Nghe nói chuyện chuyên đề “Học tập với hứng thú nghề nghiệp”
Sau khi tham gia hoạt động này, HS:
+ Ý nghĩa, vai trò của hứng thú: Khi có hứng thú với một công việc hay hoạt động nào đó, ta sẽ tìm thấy niềm vui, sự say mê trong công việc, theo đó công việc trở nên nhẹ nhàng, ít tốn công sức hơn và đạt hiểu quả cao hơn. Ngược lại, khi phải làm hoặc thực hiện một công việc mà ta không hứng thú, ta sẽ cảm thấy gượng ép, công việc trở nên nặng nhọc, khó khăn, dẫn đến mệt mỏi, chất lượng hoạt động giảm rõ rệt.
=> Hứng thú là động lực giúp ta nhận thức nhanh, đạt hiệu quả. Hứng thú tạo ra động cơ, làm tích cực hóa các quá trình tư duy.
+ Mối tương quan giữa năng lực học tập và hứng thú nghề nghiệp: Hứng thú và năng lực nói chung, năng lực học tập nói riêng có quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, tài năng sẽ bị thui chột nếu hứng thú không thực sự sâu sắc, đầy đủ. Hứng thú không được nuôi dưỡng lâu dài nếu không có những năng lực cần thiết để thỏa mãn hứng thứ.
=> Liên hệ thực tế về lợi ích của việc chọn nghề phù hợp với năng lực học tập và hứng thú nghề nghiệp (người thật, việc thật, gần gũi với HS).
+ Cách xác định hứng thú nghề nghiệp: Mỗi chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động ở lớp, trường, cộng đồng để nhận diện những công việc. Hoạt động thu hút được sự quan tâm, chú ý của mình và làm mình luôn có cảm xúc tích cực, hào hứng, thích thú khi thực hiện những công việc/hoạt động đó.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới
- GV chủ nhiệm lớp trực tuần lên đánh giá, nhận xét và tổng kết và xếp hạng kết quả thi đua học tập và rèn luyện của các lớp trong tuần qua, tuyên dương các lớp có kết quả thi đua đứng đầu toàn trường.
- Tổng phụ trách phổ biến các hoạt động đoàn đội trong tuần tới.
Hoạt động 2. Tọa đàm – Nghe nói chuyện chuyên đề “Học tập với hứng thú nghề nghiệp”
- Lớp trực tuần báo cáo để dẫn hoạt động và nêu mục đích, yêu cầu của hoạt động sinh hoạt theo chủ đề.
- MC giới thiệu các tiết mục văn nghệ, lớp trực tuần biểu diễn.
- MC giới thiệu và mời GV lên nói chuyện về “Học tập với hứng thú nghề nghiệp”.
- MC mời HS nêu câu hỏi với người thuyết trình:
Ví dụ:
+ Có nhất thiết phải chọn nghề phù hợp với hứng thú nghề nghiệp không? Vì sao?
+ Em hứng thú với nghề bác sĩ. Em phải học giỏi những môn học nào để đến được với nghề này?
+ Có nên chọn nghề mà mình hứng thú nhưng thiếu năng lực học tập những môn học mà nghề đó đòi hỏi không? Vì sao?
+ HS THCS có cần phải tìm hiểu để biết đến hững thú nghề nghiệp không? Vì sao?
- GV thuyết trình trả lời các câu hỏi HS nêu ra.
- GVCN lớp trực tuần hoặc MC tổng hợp các ý kiến và nhận xét.
ĐÁNH GIÁ
- GVCN lớp trực tuần hoặc TPT phỏng vấn HS theo một số câu hỏi gợi ý:
+ Qua buổi sinh hoạt theo chủ đề hôm nay, em học hỏi được những điều gì?
+ Nêu cảm nhận của em về hoạt động sinh hoạt theo chủ đề hôm nay?
- Động viên, khuyến khích HS chia sẻ ý kiến.
GVCN lớp trực tuần hoặc TPT tổng hợp ý kiến và kết luận: Ai trong chúng ta cũng mong muốn đạt được thành công trong nghề khi tham gia hoạt động nghề nghiệp. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó năng lực hộc tập và hứng thú nghề nghiệ của mỗi cá nhân đóng vai trò rất quan trọng vì đây là những yếu tố giúp ta có năng lực đáp ứng với yêu cầu công việc và có động lực làm việc khi đến với nghề. Vì vậy, các em hãy tích cực học tập và tham gia các hoạt động để hiểu rõ hơn về năng lực học tập và hứng thú với nghề nghiệp của bản thân, từ đó có định hướng nghề nghiệp cho phù hợp.
HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
- HS tìm hiểu để biết được hứng thú nghề nghiệp của bản thân, những nghề có xu hướng phát triển mạnh và có nhu cầu lao động cao trong xã hội.
- Chia sẻ với thầy cô, các bạn những kết quả đạt được khi thực hiện hoạt động tiếp nối.
*********************
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Tuần 1 - Tiết 2. HĐ giáo dục – Hứng thú nghề nghiệp (1 tiết)
Sau khi tham gia hoạt động này, HS:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhìn hành động, đoán công việc/hoạt động bạn hứng thú.
- GV hướng dẫn HS cách chơi: Cử 1 HS (tự xung phong) lên bảng dùng hành động để thể hiện hứng thú của bản thân đối với một công việc/hoạt động nào đó, không dùng lời nói. Những HS khác ngồi dưới quan sát và giơ tay để đoán công việc, hoạt động mà bạn yêu thích, hứng thú. Ai giơ tay nhanh và đoán đúng (bạn trên bảng gật đầu hoặc nói: đúng), người đó được thưởng và có quyền chỉ định bạn tiếp theo. Nếu đoán không đúng sẽ lên bảng thể hiện hứng thú của mình bằng hành động.
- Kết thúc trò chơi, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Khi được làm việc/hoạt động nào đó phù hợp với hứng thú của bản thân, em cảm thấy thế nào? Kết quả thực hiện công việc ra sao?
+ Ngoài hứng thú em vừa thể hiện, em còn hứng thú với những công việc/hoạt động nào khác?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chia nhóm, vận dụng hiểu biết và tham gia trò chơi tích cực.
- GV quan sát, hỗ trợ nếu cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS lần lượt tham gia trò chơi.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Hứng thú nghề nghiệp là một trong những động lực quan trọng cho sự phát triển của con người, thúc đẩy con người phát triển năng lực sáng tạo, giúp con người tìm thấy hạnh phúc khi được làm việc trong lĩnh vực mình yêu thích. Vậy làm thế nào để có hứng thú với nghề nghiệp, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay – Hứng thú nghề nghiệp (1 tiết).
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Lập kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp và thực hiện nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp của HS trong trường. - GV gợi ý HS lập kế hoạch: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, lập kế hoạch khảo sát. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - GV gọi một số HS nêu nhận xét và góp ý (nếu có). Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá, nhận xét. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Lập kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp Mỗi cá nhân chia sẻ ý kiến cá nhân, nhóm trưởng tổng hợp ý kiến và hoàn thiện bản kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp theo mẫu gợi ý. Gợi ý: Trình bày dưới Hoạt động. |
Nhiệm vụ 2: Chia sẻ kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp của học sinh trong trường Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoàn thiện kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp và chia sẻ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trao đổi, vận dụng kiến thức cá nhân chia sẻ với các thành viên trong nhóm. - GV quan sát, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - GV gọi một số HS nêu nhận xét và góp ý (nếu có). Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV tổng hợp các ý kiến của HS, nhận xét. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 2. Chia sẻ kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp của học sinh trong trường Khảo sát hứng thú nghề nghiệp sẽ giúp chúng ta biết được hứng thú nghề nghiệp của các bạn HS trong trường. Để hoạt động khảo sát hứng thú nghề nghiệp đạt kết quả, mỗi chúng ta cần xây dựng được một kế hoạch khảo sát cụ thể, trong đó thể hiện rõ các vấn đề: mục tiêu khảo sát, nội dung khảo sát, cách khảo sát và thời gian khảo sát. Việc lập kế hoạch giúp chúng ta chủ động trong quá trình khảo sát, đồng thời đảm bảo thực hiện được mục tiêu khảo sát đã xác định trước đó. |
KẾ HOẠCH KHẢO SÁT HỨNG THÚ MỘT SỐ NGHỀ PHỔ BIẾN HIỆN NAY Mục tiêu khảo sát: Biết được hứng thú về nghề nghiệp tương lại của bạn bè trong tương lai. Nội dung khảo sát: - Học sinh có hứng thú với những nghề nào trong xã hội hiện đại như Bác sĩ, giáo viên, luật sư, diễn viên, ca sĩ, truyền thông, maketing,... - Lí do học sinh hứng thú với nghề đó? (vì được nổi tiếng, kiếm được nhiều tiền hoặc vì đam mê,...) - Cần phải làm thế nào để theo đuổi được nghề đó? (cần năng lực, phẩm chất như thế nào) Cách khảo sát: Phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp Thời gian: Từ cuối tháng 4 đến hết tháng 5. |
- HS thiết kế được công cụ khảo sát hứng thú nghề nghiệp.
- HS thực hiện được kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp.
- Bước đầu xác định được hứng thú nghề nghiệp của HS trong trường.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác