Soạn mới giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 KNTT bài Chủ đề 6: Em với cộng đồng - Tuần 2

Soạn mới Giáo án HĐTN 8 kết nối bài Em với cộng đồng - Tuần 2. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 6. EM VỚI CỘNG ĐỒNG (9 tiết)

Tuần 2 - Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ - Trao đổi về những khó khăn, thách thức của giới trẻ trong xã hội hiện đại

  1. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

 

  • Biết được những khó khăn và thách thức của giới trẻ trong xã hội hiện đại.
  • Biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn.
  • Rèn luyện được phẩm chất trách nhiệm.

 

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với TPT, BGH và GV
    • Chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật và hệ thống âm thanh, trang thiết bị phục vụ hoạt động.

 

  • TPT hoặc GVCN lớp trực tuần chuẩn bị báo cáo để dẫn và nội dung trao đổi: 

 

+ Những khó khăn, thách thức của giới trẻ trong xã hội hiện đại.

+ Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn.

  • TPT/GVCN tư vấn cho HS chuẩn bị nội dung liên quan đến những khó khăn, thách thức của giới trẻ nói chung. HS THCS nói riêng. 
  1. Đối với HS
  • HS lớp trực tuần chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ và xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc trao đổi về “Những khó khăn, thách thức của giới trẻ trong xã hội hiện đại.
  • HS chuẩn bị các câu hỏi để tham gia trao đổi, tập trung vào những khó khăn bản thân gặp phải trong quá trình học tập, trong cuộc sống và tham gia các hoạt động – cách tháo gỡ hoặc vượt qua khó khăn đó.
  • Lớp trực tuần cử một HS làm MC. HS được chọn làm MC tập dẫn chương trình và cách điều hành các hoạt động.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

  1. Mục tiêu: HS nắm được kết quả rèn luyện và thi đua tuần trước, kế hoạch cho tuần học tập tiếp theo.
  2. Nội dung: GV báo cáo và tổng kết, lên kế hoạch tuần sau, HS lắng nghe.
  3. Sản phẩm: HS nắm được kết quả, cố gắng và lên kế hoạch học tập, rèn luyện tốt hơn cho tuần tiếp theo.
  4. Tổ chức thực hiện: 

- GV chủ nhiệm lớp trực tuần lên đánh giá, nhận xét và tổng kết và xếp hạng kết quả thi đua học tập và rèn luyện của các lớp trong tuần qua, tuyên dương các lớp có kết quả thi đua đứng đầu toàn trường.

- Tổng phụ trách phổ biến các hoạt động đoàn đội trong tuần tới.

Hoạt động 2. Trao đổi về những khó khăn, thách thức của giới trẻ trong xã hội hiện đại

  1. Mục tiêu: Thông qua buổi trao đổi, HS xác định được những khó khăn, thách thức của giới trẻ trong xã hội hiện đại.
  2. Nội dung: BTC triển khai các nội dung buổi trò chuyện, trao đổi thông tin về những khó khăn, thách thức của giới trẻ trong xã hội hiện đại, HS tương tác.
  3. Sản phẩm: Từ các hoạt động, HS nhận biết những khó khăn, thách thức của giới trẻ trong xã hội hiện đại.
  4. Tổ chức thực hiện: 

- MC giới thiệu các tiết mục văn nghệ do cả lớp trực tuần chuẩn bị và biểu diễn.

- MC mời TPT hoặc GVCN lớp trực tuần đọc báo cáo để dẫn và nội dung trao đổi đã chuẩn bị.

- MC mời một số HS nêu câu hỏi đã chuẩn bị, HS có thể kể lại câu chuyện có thật về các vấn đề khó khăn trong học tập, cuộc sống,... của bản thân và nêu câu hỏi để được giải đáp. 

Ví dụ:

+ Trong mối quan hệ với bố mẹ, em gặp khó khăn như...

+ Ở trường, lớp em gặp khó khăn trong các mối quan hệ với bạn bè như...

+ Khi tham gia các hoạt động cộng đồng, em thường gặp khó khăn do...

+ Khi sử dụng mạng xã hội, em gặp phải những nguy cơ, rủi ro như...

+ Việc chọn ngành học đối với em thực sự là khó khăn, thách thức vì...

+ Trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân, em gặp nhiều trở ngại do...

ĐÁNH GIÁ

- TPT đặt một số câu hỏi và gọi một số HS trả lời câu hỏi để biết được mức độ tiếp thu các nội dung trong tiết Sinh hoạt dưới cờ của HS, như:

+ Giới trẻ nói chung, HS THCS nói riêng thường gặp những thách thức, khó khăn gì trong xã hội hiện đại?

+ Nếu những điều em học hỏi được về kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn?

- Mời một số HS chia sẻ cảm nhận của bản thân sau khi tham gia cuộc trao đổi.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

- HS vận dụng kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ khi bản thân gặp khó khăn trong học tập và cuộc sống hằng ngày.

PHẦN PHỤ LỤC

Tư liệu tham khảo về “Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn”.

(1) Giới thiệu về kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn

Đây là một kĩ năng quan trọng bởi chúng ta thường xuyên gặp phải những tình huống khó khăn vượt quá khả năng của bản thân và vì thế nên cần đến sự hỗ trợ từ người khác. Ví dụ như: rất nhiều bạn trẻ bị dụ dỗ sử dụng ma tuý, bị trấn lột, bị bắt nạt hoặc nhiều bạn gặp chuyện buồn hoặc kìm nén cảm xúc tiêu cực lâu ngày không vượt qua được và một số bạn đã tìm đến hành động dại dột để giải quyết vấn đề của mình. Một số tình huống khác ít nghiêm trọng hơn như: cô đơn, buồn, chán nản,... chúng ta cũng nên tìm kiếm sự hỗ trợ.

(2) Lợi ích của kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn

  • Giúp chúng ta đối phó với những tình huống vượt quá khả năng của mình.
  • Giúp chúng ta cảm thấy tốt hơn về bản thân mình.
  • Giúp chúng ta kiểm soát cuộc sống của mình tốt hơn.
  • Giúp chúng ta nhận được sự tôn trọng hơn từ người khác.

(3) Các bước thực hiện kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn

Bước 1: Nhận diện, nhận thức được khó khăn cần sự trợ giúp.

Bước 2: Tìm kiếm sự trợ giúp từ những người tin cậy, có trách nhiệm và có khả năng giúp đỡ (những người mà mình có thể nhờ giúp đỡ).

Bước 3: Tiếp cận với người có thể trợ giúp và trình bày vấn đề đang gặp phải, nhu cầu cần được trợ giúp một cách rõ ràng. Bản thân phải tin tưởng vào sự trợ giúp, không nản chí.

Lưu ý: Chỉ khi cần thiết mới tìm đến sự hỗ trợ từ người khác. Trong tình huống thực sự khó khăn (dụ dỗ, bạo lực) thì nên tìm kiếm sự hỗ trợ.

- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ người/ địa chỉ tin cậy.

- Luôn tin rằng có nhiều người sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ mình khi gặp khó khăn.

*********************

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

Tuần 2 - Tiết 2. HĐ giáo dục – Tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương (tiết 2)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

    • Xác định được những khó khăn, thách thức khi tham gia các hoạt động truyền thống và phát triển cộng đồng tại địa phương.

 

  • Rèn luyện được kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong việc tham gia vào các hoạt động truyền thống và phát triển cộng đồng tại địa phương.

 

  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.

Năng lực riêng

    • Xác định được những khó khăn, thách thức khi tham gia các hoạt động truyền thống và phát triển cộng đồng tại địa phương.

 

  • Rèn luyện được kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong việc tham gia vào các hoạt động truyền thống và phát triển cộng đồng tại địa phương.

 

  1. Phẩm chất: 
    • Trách nhiệm, trung thực và nhân ái.

 

  • Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương.

 

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV
  • SHS, SGV, Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Máy chiếu, máy tính.
  • Video clip hoặc hình ảnh tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương.
  • Thiết kế trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”.
  • Tìm hiểu, thu thập thông tin về các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương.
  1. Đối với HS
  • SHS Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Giấy trắng khổ A0 hoặc bảng khổ to 2 mặt, kéo, băng dính, bút dạ.
  • Các vật liệu cần thiết.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS hứng khởi trước khi bước vào tìm hiểu nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi.
  5. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS xem video:

https://www.youtube.com/watch?v=bKByToJzMaI (2:18 – 3:00)

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Em nhận xét gì về lời nói và hành động của người bố trong video?

+ Theo em, HS có trách nhiệm gì trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi:

+ Người bố đang hiểu sai lệch về vai trò và trách nhiệm của công dân trong việc gìn giữ và phát huy truyền thống dân tộc của địa phương. Bố đã không đồng ý cho con gái tham gia chương trình văn nghệ của xã và cho rằng việc phát huy giá trị truyền thống của quê hương là việc làm của người lớn và lãnh đạo. Lời nói và hành động của người bố đã phần nào khiến cho tư tưởng và suy nghĩ của thế hệ trẻ quên đi trách nhiệm của bản thân mình trong việc chung tay gìn giữ truyền thống tốt đẹp của cộng đồng.

+ HS chính là thế hệ tương lai của quê hương, đất nước. Vì vậy, tham gia các hoạt động gìn giữ truyền thống và phát triển cộng đồng là trách nhiệm của mỗi người, thể hiện lòng biết ơn, sự tự hào với những giá trị tốt đẹp của quê hương. Mỗi HS cần tích cực, chủ động tham gia các hoạt động cộng đồng ở địa phương để góp phần phát huy truyền thống địa phương.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương (tiết 2)

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC – TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI GẶP KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong quá trình tham gia hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển công đồng ở địa phương.

- Rèn luyện được kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu những cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong quá trình tham gia hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương thông qua các nhiệm vụ:
  2. Thảo luận để xác định những khó khăn có thể gặp phải khi tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương.
  3. Thảo luận về cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn.
  4. Sản phẩm: HS chia sẻ những việc làm thể hiện cách sống tiết kiệm ở gia đình và cách sắp xếp, thực hiện công việc gia đình.
  5. Cách thức tiến hành

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thảo luận để xác định những khó khăn có thể gặp phải khi tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Thảo luận để xác định những khó khăn có thể gặp phải khi tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương.

- Gv hướng dẫn HS thực hiện theo một số hình ảnh gợi ý trong SHS tr.44-45:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- GV mời HS khác nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Thảo luận để xác định những khó khăn có thể gặp phải khi tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương

- Khi tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương, chúng ta có thể gặp một số khó khăn như: không sắp xếp được thời gian để tham gia, thiếu phương tiện đi lại, bố mẹ không muốn cho tham gia vì sợ ảnh hưởng đến việc học tập,... 

- Để vượt qua được những khó khăn các em vừa nêu, cùng với sự nỗ lực vượt qua khó khăn của bản thân, các em có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ bố mẹ, người thân, thầy cô, bạn bè.

Nhiệm vụ 2: Thảo luận về cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Thảo luận về cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn.

- GV hướng dẫn HS thực hiện theo một số gợi ý sau:

+ Nhận diện khó khăn.

+ Xác định người có thể hỗ trợ và mong muốn được hỗ trợ.

+ Trình bày nhu cầu hỗ trợ.

+ Thể hiện thái độ phù hợp khi đề nghị được hỗ trợ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận về cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn.

- GV mời HS khác nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

2. Thảo luận về cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn

- Khi tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương, chúng ta có thể gặp một số khó khăn không thể tự giải quyết được. Vì vậy, chúng ta cần biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ để có thể giải quyết những khó khăn ấy một cách hiệu quả và hạn chế tối đa những rủi ro, hậu quả tiêu cực có thể xảy ra.

- Khi tìm kiếm sự hỗ trợ chúng ta cần thực hiện theo trình tự sau: 

(1) Nhận diện khó khăn 

(2) Xác định người tin cậy, sẵn sàng và có thể hỗ trợ khi ta gặp khó khăn; 

(3) Tìm gặp người có thể hỗ trợ, trình bày rõ ràng vấn đề đang gặp khó khăn và nhu cầu được hỗ trợ với thái độ tin tưởng.

Soạn mới giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 KNTT bài Chủ đề 6: Em với cộng đồng - Tuần 2

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 8 kết nối mới, soạn giáo án HĐTN 8 kết nối bài Em với cộng đồng - Tuần 2, giáo án HĐTN 8 kết nối

Soạn mới giáo án HĐTN 8 kết nối


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay