Soạn mới giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 KNTT bài Chủ đề 9: Hiểu bản thân - Chọn đúng nghề - Tuần 2

Soạn mới Giáo án HĐTN 8 kết nối bài Hiểu bản thân - Chọn đúng nghề - Tuần 2. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 9. HIỂU BẢN THÂN – CHỌN ĐÚNG NGHỀ (15 TIẾT)

Tuần 2 - Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ - Giao lưu với cựu học sinh thành đạt trong nghề nghiệp

 

  1. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Biết được con đường, cách lựa chọn nghề nghiệp và rèn luyện bản thân để đến với nghề bản thân quan tâm, muốn chọn và đạt được thành công trong hoạt động nghề nghiệp.
  • Rèn luyện được năng lực giao tiếp và hợp tác, thiết kế và tổ chức hoạt động, định hướng nghề nghiệp.
  • Hứng thú, tự tin tham gia các hoạt động.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với TPT, BGH và GV
  • Hệ thống âm thanh, trang thiết bị phục vụ hoạt động.
  • Xác định khách mời sẽ tham gia giao lưu (Khách mời nên là cựu HS của trường đã thành đạt trong hoạt động nghề nghiệp và có những đặc điểm: Yêu thích và tự hào về công việc của họ. Tốt nhất là những HS khởi nghiệp sáng tạo tại địa phương; có khả năng, sẵn sàng và không ngại giao lưu để chia sẻ với các em HS về con đường nghề nghiệp của mình). Đại diện nhà trường, có thể là TPT hoặc GV cũ của cựu HS nên liên hệ với cựu HS trước buổi giao lưu khoảng 7 đến 10 ngày để trao đổi về mục đích, yêu cầu, nội dung giao lưu:

+ Mục đích, yêu cầu giao lưu: Chia sẻ được con đường đến với nghề nghiệp hiện tại; giúp HS biết được vai trò của năng lực học tập và hứng thú với nghề nghiệp đối với hoạt động nghề nghiệp; những đức tính bản thân đã rèn luyện được trước và trong quá trình tham gia hoạt động nghề nghiệp; những thành công trong hoạt động nghề nghiệp bản thân đã đạt được.

+ Nội dung giao lưu: Những kinh nghiệm của bản thân khi đứng trước việc lựa chọn nghề nghiệp. Việc chọn nghề theo năng lực học tập, hứng thú nghề nghiệp và những đức tính cần rèn luyện để tham gia hoạt động nghề nghiệp trong xã hội hiện đại đạt kết quả mong muốn.

  • Phân công các lớp chuẩn bị câu hỏi để tham gia giao lưu.
  • Xây dựng kịch bản chương trình giao lưu; tư vấn cho lớp trực tuần tổ chức hoạt động, chọn MC.
  1. Đối với HS
  • Chuẩn bị câu hỏi liên quan đến chủ đề của buổi giao lưu để phỏng vấn khách mời.

Ví dụ:

+ Anh/chị đến với nghề này như thế nào?

+ Khi còn học phổ thông, anh/chị học giỏi những môn học nào? Những môn học này có liên quan đến công việc hiện tại của anh/chị không?

+ Muốn đến với nghề anh/chị đang làm, chúng em cần phải học tập, rèn luyện như thế nào?

- HS lớp trực tuần chuẩn bị 2 – 3 tiết mục văn nghệ phù hợp với chủ đề giao lưu.

- HS được chọn làm MC tập dẫn chương trình, tổ chức các hoạt động.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

  1. Mục tiêu: HS nắm được kết quả rèn luyện và thi đua tuần trước, kế hoạch cho tuần học tập tiếp theo.
  2. Nội dung: GV báo cáo và tổng kết, lên kế hoạch tuần sau, HS lắng nghe.
  3. Sản phẩm: HS nắm được kết quả, cố gắng và lên kế hoạch học tập, rèn luyện tốt hơn cho tuần tiếp theo.
  4. Tổ chức thực hiện: 

- GV chủ nhiệm lớp trực tuần lên đánh giá, nhận xét và tổng kết và xếp hạng kết quả thi đua học tập và rèn luyện của các lớp trong tuần qua, tuyên dương các lớp có kết quả thi đua đứng đầu toàn trường.

- Tổng phụ trách phổ biến các hoạt động đoàn đội trong tuần tới.

Hoạt động 2. Giao lưu với cựu học sinh thành đạt trong nghề nghiệp

  1. Mục tiêu: Thông qua buổi trao đổi, HS xác định được con đường và cách rèn luyện bản thân để đến với nghề bản thân quen tâm.
  2. Nội dung: BTC triển khai các nội dung giao lưu với cựu học sinh thành đạt trong nghề nghiệp.
  3. Sản phẩm: Từ các hoạt động, HS rèn luyện được năng lực, định hướng nghề nghiệp và hứng thú tham gia các hoạt động.
  4. Tổ chức thực hiện: 

- Lớp trực tuần biểu diễn 2 – 3 tiết mục văn nghệ trước khi giao lưu.

- MC nêu đề dẫn, mục đích, yêu cầu của buổi giao lưu.

- MC giới thiệu và mời khách mời lên tham gia giao lưu.

- Khách mời chia sẻ kinh nghiệm chọn nghề và con đường đến với nghề nghiệp hiện tại theo nội dung giao lưu.

- Giao lưu giữa khách mời với HS. MC mời một số HS giơ tay nêu các câu hỏi xoay quanh việc chọn nghề, những phẩm chất, năng lực cần rèn luyện và cách học tập, rèn luyện để đến với nghề trong xã hội hiện đại.

- Đại diện nhà trường cảm ơn và tặng quà cựu HS đã tham gia giao lưu, nếu có.

ĐÁNH GIÁ

- GV hoặc TPT phỏng vấn HS theo một số câu hỏi gợi ý:

+ Qua cuộc giao lưu với cựu HS thành đạt của trường mình hôm nay, em biết thêm điều gì về việc chọn nghề và rèn luyện bản thân theo định hướng nghề nghiệp?

+ Nêu cảm nhận và những điều em học hỏi được sau khi tham gia giao lưu với anh/chị cựu HS của trường.

+ Em đã chọn cho mình nghề nào trong xã hội hiện đại chưa? Em dự định sẽ làm gì để sau này sẽ thành đạt trong hoạt động nghề nghiệp?

- HS chia sẻ các ý kiến.

GV/TPT tổng kết: Mỗi người đều có quyền được lựa chọn cho mình nghề nghiệp tương lai. Sự thành công trong hoạt động nghề nghiệp tương lai phụ thuộc rất nhiều vào việc chọn nghề và rèn luyện bản thân của mỗi người theo định hướng nghề nghiệp. Ai đó chọn được nghề phù hợp với hứng thú cá nhân, năng lực của bản thân và có ý chí rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp, đồng thời có nhu cầu được đóng góp sức mình nhiều nhất cho gia đình, quê hương, đất nước, nhất định người đó sẽ đạt được thành công trong hoạt động nghề nghiệp. Ai đó chọn được nghề phù hợp với hứng thú cá nhân, năng lực của bản thân và có ý chí rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp, đồng thời có nhu cầu được đóng góp sức mình nhiều nhất cho gia đình, quê hương, đất nước, nhất định người đó sẽ đạt được thành công trong hoạt động nghề nghiệp tương lai.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

- HS xác định hứng thú nghề nghiệp, những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân và cách rèn luyện bản thân theo định hướng nghề nghiệp.

- Chia sẻ cảm nhận của em với bạn bè, người thân về những điều học hỏi được sau buổi giao lưu.

*********************

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

Tuần 2 - Tiết 2. HĐ giáo dục – Rèn luyện, học tập theo định hướng nghề nghiệp (tiết 1)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

 

  • Rèn luyện được sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc và có thái độ tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp.
  • Nêu được những phẩm chất, năng lực cần có của người lao động trong xã hội hiện đại.
  • Tự đánh giá được việc rèn luyện phẩm chất và năng lực của bản thân phù hợp với yêu cầu của người lao động trong xã hội hiện đại.

 

  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.

Năng lực riêng

 

  • Rèn luyện được phẩm chất và năng lực của bản thân phù hợp với yêu cầu của người lao động trong xã hội hiện đại.

 

  1. Phẩm chất: 
    • Trách nhiệm, trung thực và nhân ái.

 

  • Tích cực rèn luyện, học tập theo định hướng nghề nghiệp.

 

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV
  • SHS, SGV, Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Máy chiếu, máy tính.
  • Tìm hiểu yêu cầu về sức khỏe, phẩm chất, năng lực của người lao động trong xã hội hiện đại.
  1. Đối với HS
  • SHS Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Tự đánh giá sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ; phẩm chất, năng lực của bản thân.
  • Giấy A0.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS hứng khởi trước khi bước vào tìm hiểu nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi.
  5. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS xem video:

https://youtu.be/6jeLTNovbcc?si=5FKsbwLDY6M09rGr (1:20 – 6:00)

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Em nhận xét gì về thực trạng thất nghiệp hiện nay?

+ Em hãy nêu vai trò của công tác hướng nghiệp đối với học sinh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi:

+ Thực trạng thất nghiệp hiện nay: Theo thống kê những năm gần đây:

 

  • 70% sinh viên đã tốt nghiệp chưa có định hướng nghề nghiệp cụ thể. 
  • Hơn 60% cử nhân, kĩ sư từ các trường đại học chấp nhận làm trái ngành hoặc việc làm thấp hơn trình độ đào tạo. 
  • 75% học sinh trung học trên địa bàn TP.HCM mơ hồ về việc chọn ngành.

 

+ Vai trò của công tác hướng nghiệp đối với học sinh:

 

  • Đưa ra quyết định đúng đắn cho nghề nghiệp của bản thân.
  • Tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của.
  • Giúp phân luồng hợp lí học sinh phổ thông sau khi tốt nghiệp.

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông có vai trò vô cùng quan trọng đối với cá nhân và sự phát triển của xã hội. Đặc biệt là trong giai đoạn thế giới hội nhập như hiện nay làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam thì vai trò của công tác hướng nghiệp cho học sinh THCS càng quan trọng. Vậy mỗi học sinh cần rèn luyện về thể chất và phẩm chất, năng lực như nào, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay - Rèn luyện, học tập theo định hướng nghề nghiệp (tiết 1).

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC – TÌM HIỂU VIỆC LÀM ĐỂ RÈN LUYỆN SỨC KHỎE, ĐỘ BỀN, TÍNH KIÊN TRÌ, SỰ CHĂM CHỈ TRONG CÔNG VIỆC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Chia sẻ được những việc bản thân đã làm để rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc.

- Xác định được những việc cần làm để rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu việc làm để rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ trong công việc thông qua các nhiệm vụ:
  1. Chia sẻ những việc em đã làm để rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc.
  2. Thảo luận xác định những việc cần làm để rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và chăm chỉ trong công việc.
  1. Sản phẩm: HS thực hiện rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ trong công việc.
  2. Cách thức tiến hành

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ những việc em đã làm để rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ những việc em đã làm để rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia nhóm, thảo luận nhiệm vụ được giao.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Chia sẻ những việc em đã làm để rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc

Những việc làm để rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc: 

- Thường xuyên chạy bộ vào mỗi buổi sáng.

- Tự giác vào bàn học trước người khác 20 - 30 phút.

- Tự giác làm việc nhà, không để bố mẹ nhắc nhở.

- Thường xuyên nhảy dây, đánh cầu lông vào những buổi chiều.

Nhiệm vụ 2: Thảo luận xác định những việc cần làm để rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và chăm chỉ trong công việc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Thảo luận xác định những việc cần làm để rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và chăm chỉ trong công việc.

Gợi ý:

+ Tập thể dục, chạy bộ hằng ngày.

+ Chuyên cần học tập, khi gặp bài tập khó luôn tự lực suy nghĩ, tìm cách giải bằng được.

+ Thường xuyên tham gia làm việc nhà, không ỷ lại.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận về những việc cần làm để rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

2. Thảo luận xác định những việc cần làm để rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và chăm chỉ trong công việc

Sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ là những yếu tố không thể thiếu đối với mỗi người khi tham gia hoạt động nghề nghiệp trong xã hội hiện đại. Vì vậy, việc xác định những việc làm cụ thể để rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ là rất cần thiết. Cùng với đó, cần phải quyết tâm, kiên định thực hiện những việc làm đã xác định để có được sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ phù hợp với yêu cầu của nghề khi tham gia hoạt động nghề nghiệp.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – TÌM HIỂU NHỮNG PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CẦN CÓ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI VÀ CÁCH RÈN LUYỆN CÁC PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC ĐÓ
  2. Mục tiêu:

- HS chia sẻ được hiểu biết của bản thân về phẩm chất, năng lực của người lao động trong xã hội hiện đại.

- HS nêu được những phẩm chất, năng lực cần có của người lao động trong xã hội hiện đại.

- HS chia sẻ được những việc cần làm để rèn luyện phẩm chất, năng lực của bản thân phù hợp với yêu cầu của người lao động trong xã hội hiện đại.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu những phẩm chất, năng lực cần có của người lao động trong xã hội hiện đại và cách rèn luyện.
  2. Sản phẩm: HS thực hiện rèn luyện.
  3. Cách thức tiến hành: 

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ yêu cầu về phẩm chất, năng lực cần có của người lao động trong xã hội hiện đại

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát gợi ý SGK tr.66 và cho biết: Em hãy chia sẻ yêu cầu về phẩm chất, năng lực cần có của người lao động trong xã hội hiện đại.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia sẻ theo gợi ý.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp.

Gợi ý:

Yêu cầu về phẩm chất năng lực nghề luật sư

* Năng lực:

- Có khả năng phân tích, tổng hợp cao, tư duy logic, nhanh nhạy trong công việc.

- Ăn nói lưu loát, diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ.

* Phẩm chất:

- Công bằng, trung thực, khách quan.

- Tinh thần trách nhiệm cao.

- Có lập trường vững vàng.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Soạn mới giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 KNTT bài Chủ đề 9: Hiểu bản thân - Chọn đúng nghề - Tuần 2

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 8 kết nối mới, soạn giáo án HĐTN 8 kết nối bài Hiểu bản thân - Chọn đúng nghề - Tuần 2, giáo án HĐTN 8 kết nối

Soạn mới giáo án HĐTN 8 kết nối


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay