Soạn mới giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 KNTT bài Chủ đề 8: Khám phá thế giới nghề nghiệp - Tuần 2

Soạn mới Giáo án HĐTN 8 kết nối bài Khám phá thế giới nghề nghiệp - Tuần 2. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 8. KHÁM PHÁ THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP (6 TIẾT)

Tuần 2 - Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ - Tọa đàm/trao đổi về tác động của khoa học công nghệ đến hoạt động nghề nghiệp trong xã hội hiện đại

 

  1. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Biết được những tác động của khoa học công nghệ đến hoạt động nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
  • Bước đầu nhận ra được những thách thức đối với người lao động trong xã hội hiện đại do tác động của khoa học công nghệ đến hoạt động nghề nghiệp.
  • Rèn luyện được năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, định hướng nghề nghiệp; phẩm chất chăm chỉ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với TPT, BGH và GV
  • Hệ thống âm thanh, trang thiết bị phục vụ hoạt động.
  • Khách mời tham gia tọa đàm, có thể là GV có kiến thức, hiểu biết sâu rộng về tác động của khoa học công nghệ đến hoạt động nghề nghiệp hoặc phụ huynh HS đang tham gia hoạt động nghề nghiệp có những đặc điểm như: Yêu thích và tự hào về công việc của học; hiểu rõ những tác động của khoa học công nghệ đối với hoạt động nghề nghiệp, những thách thức và yêu cầu đặt ra cho người lao động; đạt được thành công trong nghề; thích chia sẻ kinh nghiệm với lớp trẻ. Nếu mời phụ huynh HS, đại diện nhà trường (BGH hoặc TPT) cần liên hệ với người tham gia giao lưu trước khi tiến hành hoạt động này ít nhất 1 tuần.
  • Để buổi tọa đàm đạt mục tiêu, người được mời tham gia tọa đàm cần phải:

+ Hiểu rõ mục đích, yêu cầu của tọa đàm: Chia sẻ được những tác động của khoa học công nghệ đến hoạt động nghề nghiệp trong xã hội hiện đại; những thách thức đặt ra cho hoạt động nghề nghiệp do tác động của khoa học công nghệ. Từ đó, giúp HS có được những kiến thức thực tế về thách thức của hoạt động nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

+ Chuẩn bị nội dung tọa đàm: Những tác động của khoa học công nghệ đến hoạt động nghề nghiệp; những thách thức họ phải vượt qua khi tham gia hoạt động nghề nghiệp trong thời đại ngày nay – thời đại của khoa học công nghệ (đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tự động hóa,...); những thành công họ đạt được trong hoạt động nghề nghiệp.

  • Phân công các lớp chuẩn bị câu hỏi.
  • Xây dựng kịch bản chương trình tọa đàm; tư vấn cho lớp trực tuần tổ chức hoạt động, chọn MC.
  • Quà tặng cho khách mời, nếu có.
  1. Đối với HS
  • Các câu hỏi cho khách mời liên quan đến nội dung tọa đàm, ví dụ:

+ Khoa học công nghệ đã tác động như thế nào đến thế giới nghề nghiệp trong xã hội hiện đại?

+ Sự phát triển của khoa học công nghệ đặt ra những thách thức nào cho hoạt động nghề nghiệp trong xã hội hiện đại?

+ Người lao động cần phải có những kĩ năng thiết yếu nào để vượt qua những thách thức đó?

+ Nhiều bạn yêu thích các nghề trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Thầy, cô/cô, chú vui lòng cho biết những thách thức đối với hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực này?

  • HS lớp trực tuần chuẩn bị 2 – 3 tiết mục văn nghệ phù hợp với chủ đề giao lưu nghề nghiệp. 
  • HS được chọn làm MC tập dẫn chương trình, tổ chức hoạt động.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

  1. Mục tiêu: HS nắm được kết quả rèn luyện và thi đua tuần trước, kế hoạch cho tuần học tập tiếp theo.
  2. Nội dung: GV báo cáo và tổng kết, lên kế hoạch tuần sau, HS lắng nghe.
  3. Sản phẩm: HS nắm được kết quả, cố gắng và lên kế hoạch học tập, rèn luyện tốt hơn cho tuần tiếp theo.
  4. Tổ chức thực hiện: 

- GV chủ nhiệm lớp trực tuần lên đánh giá, nhận xét và tổng kết và xếp hạng kết quả thi đua học tập và rèn luyện của các lớp trong tuần qua, tuyên dương các lớp có kết quả thi đua đứng đầu toàn trường.

- Tổng phụ trách phổ biến các hoạt động đoàn đội trong tuần tới.

Hoạt động 2. Tọa đàm/trao đổi về tác động của khoa học công nghệ đến hoạt động nghề nghiệp trong xã hội hiện đại

  1. Mục tiêu: Thông qua buổi nói chuyện, HS biết được các tác động của khoa học công nghệ đến hoạt động nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
  2. Nội dung: BTC triển khai các nội dung giao lưu, thảo luận về các tác động của khoa học công nghệ đến hoạt động nghề nghiệp, HS tương tác.
  3. Sản phẩm: Từ các hoạt động, HS biết cách rèn luyện bản thân khi tham gia hoạt động nghề nghiệp trong thời đại ngày nay – thời đại của khoa học công nghệ.
  4. Tổ chức thực hiện: 

- Lớp trực tuần biểu diễn một số tiết mục văn nghệ trước khi giao lưu.

- MC nêu đề dẫn, mục đích, yêu cầu của buổi tọa đàm.

- MC giới thiệu và mời khách mời lên tham gia tọa đàm.

- MC đặt các câu hỏi để khách mời chia sẻ về những tác động của khoa học công nghệ đến hoạt động nghề nghiệp; những thách thức họ phải vượt qua khi tham gia hoạt động nghề nghiệp trong thời đại ngày nay – thời đại của khoa học công nghệ (đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tự động hóa,...); những thành công họ đã đạt được trong hoạt động nghề nghiệp.

- MC mời một số HS nêu các câu hỏi đã chuẩn bị để khách mời trao đổi, chia sẻ.

- Đại diện nhà trường cảm ơn khách mời tham gia tọa đàm.

ĐÁNH GIÁ

- GV hoặc TPT phỏng vấn HS theo một số câu hỏi gợi ý:

+ Qua cuộc tọa đàm với khách mời hôm nay, em biết thêm điều gì về tác động của khoa học công nghệ đối với hoạt động nghề nghiệp trong xã hội hiện đại và những thách thức đặt ra cho người lao động khi tham gia hoạt động nghề nghiệp?

+ Nêu những điều em học hỏi được và cảm nhận của em sau khi tham dự buổi tọa đàm.

+ Em mong muốn đến với nghề nào trong xã hội hiện đại? Em sẽ làm gì để đạt được mong muốn đó?

- Động viên, khuyên khích HS chia sẻ ý kiến và cảm nhận của bản thân.

GV/TPT tổng kết: Khoa học công nghệ đã, đang và tác động mạnh mẽ đến hoạt động nghề nghiệp trong xã hội hiện đại. Do tác động của khoa học công nghệ, mỗi nghề đều có những thách thức cũng như những yêu cầu, đòi hỏi nhất định đối với người lao động. Hiểu rõ những thách thức, yêu cầu của nghề đối với người lao động giúp chúng ta có định hướng rõ ràng để rèn luyện ý chí vượt qua mọi thách thức, khó khăn đồng thời học hỏi, vươn lên để đến với nghề mình quan tâm, muốn chọn.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

- HS dựa vào định hướng nghề nghiệp của bản thân để tìm hiểu nghề mình quan tâm trong xã hội hiện đại bằng cách thức phù hợp.

- Chia sẻ cảm nhận của em với bạn bè, người thân về những điều học hỏi được sau buổi giao lưu.

*********************

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

Tuần 2 - Tiết 2. HĐ giáo dục – Nghề phổ biến trong xã hội hiện đại (tiết 2)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức: Sau khi tham gia hoạt động này, HS biết các thông tin về nghề phổ biến trong xã hội hiện đại.
  3. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.

Năng lực riêng

  • Rèn luyện được kĩ năng tìm hiểu và định hướng nghề nghiệp, giao tiếp và hợp tác; phẩm chất yêu quê hương, trách nhiệm, tự chủ.
  1. Phẩm chất: Trách nhiệm, trung thực và nhân ái.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Đối với GV
  • SHS, SGV, Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Máy chiếu, máy tính.
  • Tìm hiểu danh mục các nghề phổ biến trong xã hội hiện đại (Tham khảo Quyết định số 34/2020/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ về Ban hành danh mục nghề nghiệp Việt Nam).
  • Số liệu, hình ảnh hoặc video minh họa về các nghề phổ biến trong xã hội hiện đại ở địa phương, đất nước.
  • Tìm hiểu những việc làm đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của một số nghề phổ biến trong xã hội hiện đại; những thách thức đối với người lao động trong xã hội hiện đại.
  • Giấy A0/bảng 2 mặt khổ to.
  1. Đối với HS
  • SHS Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về hoạt động nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS hứng khởi trước khi bước vào tìm hiểu nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi.
  5. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video: https://youtu.be/ynqkSd6neYI?si=9SdewyJhGMkgOlgU 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu xu hướng lựa chọn nghề nghiệp hiện nay.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi:

Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp hiện nay của học sinh là:

+ Lựa chọn nghề nghiệp dựa vào năng lực được phát hiện và phát triển ở giai đoạn định hướng nghề nghiệp.

+ Sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Lựa chọn nghề nghiệp có lẽ là một trong những quyết định quan trọng và khó khăn nhất mà học sinh sẽ đưa ra. Việc lựa chọn xu hướng ngành nghề sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai. Vậy học sinh nên lựa chọn ngènh nghề nào hay xu hướng nghề nghiệp hiện nay là gì, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay - Khám phá thế giới nghề nghiệp (tiết 2).

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC – LẬP DANH MỤC NHỮNG NGHỀ PHỔ BIẾN TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
  2. Mục tiêu:

- HS lập được danh mục một số nghề phổ biến trong xã hội hiện đại.

- Rèn luyện được kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, phẩm chất trách nhiệm.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc nhóm và lập được danh mục một số nghề phổ biến trong xã hội hiện đại thông qua nhiệm vụ:
  1. Thảo luận để lập danh mục những nghề phổ biến trong xã hội hiện đại.
  2. Chia sẻ danh mục nghề đã lập.
  1. Sản phẩm: HS chia sẻ danh mục một số nghề phổ biến trong xã hội hiện đại.
  2. Cách thức tiến hành: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thảo luận để lập danh mục những nghề phổ biến trong xã hội hiện đại

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ: Thảo luận để lập danh mục nghề phổ biến trong xã hội hiện đại.

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo gợi ý SGK tr.60, thảo luận theo kĩ thuật “Khăn trải bàn” và trình bày kết quả vào giấy trắng khổ A0/bảng 2 mặt khổ to.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia nhóm và thảo luận nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, góp ý (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Thảo luận để lập danh mục những nghề phổ biến trong xã hội hiện đại

Trình bày dưới Hoạt động.

Nhiệm vụ 2: Chia sẻ danh mục nghề đã lập

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổng hợp và giới thiệu danh mục các nghề phổ biến trong xã hội hiện đại (Trình bày phía dưới Hoạt động).

- GV tiếp tục yêu cầu HS tìm hiểu, bổ sung tên các nghề vào danh mục phổ biến trong xã hội hiện đại.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS bổ sung tên các nghề theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, góp ý (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Chia sẻ danh mục nghề đã lập

Nghề nghiệp trong xã hội hiện đại vô cùng phong phú với khoảng trên 2 000 nghề khác nhau. Những nghề chúng ta vừa lập danh mục mới chỉ là con số nhỏ, còn rất nhiều nghề chúng ta chưa nhắc đến. Sau giờ học hôm nay, các em sẽ tiếp tục tìm hiểu để biết thêm nhiều nghề khác nhau trong xã hội ngày nay. Đây là cơ sở rất quan trọng giúp các em lựa chọn được những nghề phù hợp cho tương lai.

 

DANH MỤC NGHỀ PHỔ BIẾN TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

Nhóm nghề phổ biến

Gồm các nghề

Lao động trồng trọt và làm vườn có sản phẩm để bán

Lao động trồng, thu hoạch lúa.

Lao động trồng, thu hoạch rau các loại.

Lao động trồng, thu hoạch sản phẩm cây chè.

Kĩ sư kĩ thuật điện

Kĩ sư điện.

Kĩ sư điện tử.

Kĩ sư viễn thông.

Nhà chuyên môn trong kĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông

Kĩ sư phần mềm.

Lập trình viên trò chơi máy tính.

Nhà thiết kế phần mềm.

Lập trình viên đa phương tiện.

Quản trị mạng.

Nhà chuyên môn về giảng dạy

Giảng viên cao học, đại học.

Giáo viên trung học phổ thông.

Giáo viên trung học cơ sở.

Giáo viên tiểu học.

Giáo viên mầm non.

(Nguồn: Quyết định số 34/2020/QĐ-TTg, ngày 26/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Ban hành Danh mục nghề nghiệp Việt Nam)

 

GỢI Ý DANH MỤC MỘT SỐ NGHỀ PHỔ BIẾN TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

1. Nhóm nghề nông lâm, nghiệp, thủy sản

- Trồng, thu hoạch lúa

- Trồng, thu hoạch cây mùa vụ khác (ngô, khoai, sắn,...)

- Trồng, thu hoạch rau các loại

- Trồng, thu hoạch hoa và cây cảnh

- Trồng, thu hoạch sản phẩm cây chè

- Trồng, thu hoạch sản phẩm cây cà phê

- Trồng, thu hoạch sản phẩm cây cao su

- Làm vườn, trồng vườn và bườn ươm khác

- Ươm giống cây lâm nghiệp

- Trồng rừng và chăm sóc rừng lấy gỗ

- Trồng rồng và chăm sóc rừng tre, nứa

- Chăn nuôi lợn/heo

- Chăn nuôi gà

- Chăn nuôi vịt, ngan, ngỗng

- Chăn nuôi trâu, bò

- Chăn nuôi dê, cừu, hươu

- Chăn nuôi bò sữa

- Nuôi ong

- Nuôi tằm

- Nuôi cá

- Nuôi tôm

2. Nhóm nghề khai khoáng, công nghiệp chế tạo, chế biến

- Kĩ sư thăm dò địa chất, khoáng sản

- Kĩ sư máy và thiết bị mỏ

- Khai thác than

- Khai thác dầu mỏ, khí đốt

- Khai thác quặng kim loại (sắt, đồng, chì, vàng, bạc, kẽm, thiếc,...)

- Khai thác vật liệu xây dựng (cát, đá, vôi,...)

- Chế tạo ô tô

- Chế tạo xe máy

- Chế tạo máy nông nghiệp

- Chế tạo tàu thủy/tàu hỏa

- Chế tạo máy bay

- Chế tạo quạt điện (quạt trần, quạt cây)

- Kĩ sư thiết kế máy

- Kĩ sư điều hành dây chuyền sản xuất

- Thiết kế, sản xuất, lắp đặt thang máy

- Thiết kế, chế tạo, lắp ráp ti vi, tủ lạnh, máy giặt,...

- Thiết kế, chế tạo đồ dùng gia dụng (nồi cơm điện, ấm điện, bếp điện, xoong, chảo,...)

- Thiết kế, chế tạo, lắp ráp điện thoại (cố định, di động)

- Chế biến lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn)

- Chế biến thực phẩm (thịt, củ, quả,...)

- Chế biến thủy sản

- Chế biến đồ uóng (nước giải khát, bia, rượu,...)

- Chế biến bánh, kẹo

- Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

- Sản xuất phân bón vô cơ (đạm, lân, kali, phân hỗn hợp)

3. Nhóm nghề sản xuất, phân phối điện, khí đốt

- Sản xuất điện than

- Thủy điện

- Sản xuất điện gió

- Sản xuất điện mặt trời

- Sản xuất máy phát điện

- Truyền tải điện

- Phân phối điện

- Lắp đặt thiết bị điện

- Vận hành máy phát điện

- Kĩ sư điện

- Nhân viên kĩ thuật điện

- Phân phối điện

- Bán điện

- Sản xuất khí đốt

- Phân phối khí đốt

- Bán khí đốt

4. Nhóm nghề xây dựng

- Kiến trúc sư

- Kĩ sư xây dựng

- Thợ xây

- Thợ hàn

- Thiết kế nội thất

- Thợ sơn bả tường

- Kĩ thuật viên lắp đặt, sửa chữa các thiết bị nội thất

- Thợ mộc (làm cửa sổ, cửa ra vào)

- Lắp đặt cửa ra vào, cửa sổ

- Kĩ sư, thợ lắp điện, nước

- Điều khiển máy xây dựng

5. Nhóm nghề giao thông vận tải

- Thiế kế cầu, đường

- Phụ trách thi công cầu, đường

- Điều khiển máy móc làm đường (xe lu, xe cầu,...)

- Thợ làm đường

- Thợ máy

- Lái xe ô tô tải

- Lái xe ô tô khách/xe buýt

- Lái xe container

- Thuyền trưởng

- Cơ trưởng

- Phi công

- Lái tàu thủy

- Thủy thủ

- Lái tàu hỏa

- Công nhân đường sắt

- Thợ làm cầu

- Quản lí giao thông

- Tiếp viên hàng không

- Huấn luyện máy bay

- Kiểm soát không lưu

- Bảo dưỡng máy bay

- Nhân viên quầy bán vé 

6. Nhóm nghề dịch vụ kinh doanh

- Cắt, uốn tóc, gội đầu

- Nhân viên giao hàng (Shipper)

- Nhân viên làm thẩm mĩ

- Nhân viên bán hàng siêu thị

- Nhân viên bán hàng điện máy

- Bán hàng online

- Đại lí

- Bán hàng tạp hóa

- Bán hàng ở chợ

- Bán hàng may mặc/thời trang

- Sửa chữa xe máy, xe đạp

- Sửa chữa, rửa ô tô

- Lái xe taxi/lái xe công nghệ

7. Nhóm nghề dịch vụ lưu trữ và ăn uống

- Quản lí nhà hàng

- Quản lí khách sạn, nhà nghỉ

- Nhân viên hướng dẫn du lịch

- Pha chế đồ uống

- Bếp trưởng

- Đầu bếp

- Nhân viên phục vụ bàn, buồng, bar, bếp ở khách sạn, nhà nghỉ

- Nhân viên phục vụ ăn, uống ở nhà hàng, khách sạn

- Nhân viên lễ tân

- Nhân viên bảo vệ

8. Nhóm nghề thông tin – truyền thông

- Nhà báo (báo chữ, báo hình)

- Biên tập viên nhà xuất bản

- Biên tập viên đài truyền hình

- Biên tập viên đài phát thanh

- Phát thanh viên đài tiếng nói

- Phát thanh viên đài truyền hình

- Thiết kế đồ họa

- Thiết kế quảng cáo

- Kĩ thuật quay phim

- Dẫn chương trình (MC)

- Thiết kế chương trình truyền hình

- Thiết kế website

9. Nhóm nghề chuyên môn về Tài chính – Kế toán – Ngân hàng

- Nhân viên ngân hàng

- Nhân viên thu thuế

- Nhân viên phân tích thị trường

- Nhân viên môi giới chứng khoán

- Nhân viên môi giới nhà đất

- Chuyên gia tài chính

- Kế toàn viên

- Kế toán trưởng

- Kiểm toán

- Thu ngân 

- Thủ quỹ

10. Nhóm nghề chuyên môn về giảng dạy

- Giảng viên Cao đẳng

- Giảng viên Đại học

- Giáo viên Mầm non

- Giáo viên Tiểu học

- Giáo viên Trung học cơ sở

- Giáo viên Trung học phổ thông

- Giáo viên trường trung cấp nghề

- Giáo ciên các tủng tâm dạy nghề

- Chuyên gia về phương pháp giáo dục

- Giáo viên âm nhạc

- Giáo viên nghệ thuật

- Giáo viên công nghệ thông tin

11. Nhóm nghề thiết kế sản phẩm và may mặc

- Thiét kế thời trang

- Thiết kế túi xách

- Thiết kế giày, dép

- Công nhân dệt 

- Công nhân may công nghiệp

- Cắt may dân dụng

- Nhuộm vải, in hoa

- Quản lí xưởng may

- Kĩ sư nghiên cứu về vải sợi

- Quản đốc phân xưởng may

12. Nhóm nghề chuyên môn về sức khỏe

- Bác sĩ đa khoa

- Bác sĩ nha khoa

- Bác sĩ ngoại khoa

- Bác sĩ chuyên khoa (mắt, tai, mũi họng, tim mạch, thần kinh, hô hấp, tiêu hóa, cơ xương khớp, sản khoa,....)

- Nghiên cứu khoa học về phòng chữa bệnh

- Bác sĩ vật lí trị liệu 

- Y tá

- Điều dưỡng

- Hộ lí

- Cán bộ y tế dự phòng

- Nhân viên ý tế cộng đồng

- Dược sĩ

- Dược tá

- Công nhân dược

- Nhân viên kĩ thuật (X quang, siêu âm)

13. Nhóm nghề Văn hóa – Nghệ thuật – Thể dục thể thao

- Nhà văn 

- Nhà thơ

- Nhạc sĩ

- Ca sĩ

- Biên kịch

- Đạo diễn sân khấu kịch

- Đạo diễn điện ảnh

- Diễn viên điện ảnh

- Diễn viên chèo

- Diễn viên cải lương

- Diễn viên tuồng

- Biên đạo múa

- Diễn viên múa

- Diễn viên xiếc

- Họa sĩ

- Nhiếp ảnh

- Cầu thủ bóng đá

- Vận động viên điền kinh

- Vận động viên cầu mây

- Vận động viên bơi lội

- Cầu thủ bóng chuyền

- Huấn luyện viên

14. Nhóm nghề lực lượng vũ trang

- Sĩ quan quân đội

- Hạ sĩ quan quân đội

- Quân nhân chuyên nghiệp

- Công nhân quốc phòng

- Bộ đội biên phòng

- Bộ đội phòng không – không quân

- Bộ đội hải quân

- Bộ đội lục quân

- Sĩ quan công an

- Cảnh sát giao thông

- Cảnh sát đường thủy

- Cảnh sát phòng cháy chữa cháy

- Cảnh sát phòng chống tội phạm

- Cảnh sát hình sự

- Tình báo

15. Nhóm nghề hành chính

- Văn thư

- Nhân viên văn phòng

- Nhân viên thư viện

- Nhân viên lưu trữ hồ sơ

16. Nhóm nghề chuyên môn trong lĩnh vực khoa học

- Nhà toán học

- Nhà vật lí học và thiên văn học

- Nhà khí tượng học

- Nhà khoa học địa chất

- Nhà khảo cổ học

- Nhà kinh tế học

- Nhà ngôn ngữ học

- Nhà hóa học 

- Nhà sinh vật học

- Nhà môi trường học

- Nhà vật lí học

- Nhà giáo dục học

- Nhà khoa học về Công nghệ thông tin

17. Nhóm nghề môi trường

- Nhân viên vệ sinh môi trường

- Kĩ sư môi trường

- Kĩ sư thiết kế cảnh quan môi trường

- Bảo vệ môi trường

- Xử lí rác thải

- Nhân viên trồng và chăm sóc cây xanh ở những nơi công cộng 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - LUYỆN TẬP TÌM HIỂU THÔNG TIN VỀ NGHỀ PHỔ BIẾN TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu, thu thập được thông tin về đặc trưng của 1 – 2 nghề phổ biến trong xã hội hiện đại.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin về nghề phổ biến trong xã hội hiện đại.
  4. Sản phẩm: HS thực hiện tìm hiểu thông tin về nghề phổ biến trong xã hội hiện đại.
  5. Cách thức tiến hành

Nhiệm vụ 1: Thực hành tìm hiểu thông tin về nghề phổ biến trong xã hội hiện đại

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Lựa chọn 1 – 2 nghề trong danh mục các nghề phổ biến đã lập, sau đó thu thập các thông tin cho mỗi nghề.

- GV yêu cầu quan sát gợi ý SGK tr.60:

Gợi ý:

+ Những công việc đặc trưng của nghề.

+ Trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của nghề.

+ Những thách thức của nghề trong xã hội hiện đại đối với người lao động.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp: 

+ Nghề bác sĩ đảm nhiệm vai trò chính là cứu người, giải quyết những vấn đề liên quan đến bệnh tật, thương tật cho các bệnh nhân. Bên cạnh đó, họ cũng có nhiệm vụ tháo gỡ những khó khăn về đời sống tinh thần của người bệnh. Một người bác sĩ được đánh giá cao không chỉ đáp ứng yếu tố về chuyên môn y học mà còn phải đem trái tim giàu y đức để thực hiện tốt sứ mệnh chữa lành mọi vết thương. Ca sĩ được biết đến là nghề dành cho những người yêu thích, có năng khiếu về giọng hát. Cụ thể, họ sẽ thể hiện, biểu diễn các bài hát bằng chính chất giọng của mình theo nhiều thể loại nhạc khác nhau (pop, ballad, dân ca, trữ tình,…). Đến với nghề ca sĩ, các bạn sẽ được tự do thể hiện, trình diễn các bài hát theo phong cách phù hợp với bản thân, tạo nên nét đặc trưng riêng.

+ Ca sĩ được biết đến là nghề dành cho những người yêu thích, có năng khiếu về giọng hát. Cụ thể, họ sẽ thể hiện, biểu diễn các bài hát bằng chính chất giọng của mình theo nhiều thể loại nhạc khác nhau (pop, ballad, dân ca, trữ tình,…). Đến với nghề ca sĩ, các bạn sẽ được tự do thể hiện, trình diễn các bài hát theo phong cách phù hợp với bản thân, tạo nên nét đặc trưng riêng. Tuy nhiên, nghề ca sĩ đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro: khó khăn từ quá trình học nhạc, hạn hẹp về thời gian, không có lựa chọn, nhiều rủi ro từ người hâm mộ (có thể bị “ném đá”, chịu áp lực về tinh thần, có antifan,...).

+ Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy: quản lý và bảo vệ người dân, hướng dẫn họ cách phòng cháy chữa cháy, tham gia và huy động lực lượng khí có hỏa hoạn xảy ra và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Trang thiết bị dụng cụ lao động của nghề bao gồm xe chữa cháy, phương tiện chữa cháy thông dụng (thang, trụ nước, cột lấy nước, bĩnh chữa cháy,..), trang phục (quần áo bảo hộ, mũ, ủng,...), hệ thống điều khiển,... Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, nhiều trang thiết bị hiện đại nhưng lại dễ gây cháy nổ vì thế cảnh sát phòng cháy chữa cháy luôn phải đối mặt với những tình huống nguy hiểm, nhiều rủi ro về tính mạng cũng như sức khỏe. Nhiều vụ cháy xảy ra đã cướp đi bao nhiêu cán bộ, chiến sĩ cảnh sát.

- GV mời HS khác đóng góp ý kiến (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 2: Thiết kế sản phẩm giới thiệu nghề phổ biến trong xã hội hiện đại

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia HS thành các nhóm và thực hiện nhiêmh vụ: Thiết kế sản phẩm giới thiệu nghề phổ biến trong xã hội hiện đại.

Gợi ý: bài thuyết trình, tranh ảnh,...

Soạn mới giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 KNTT bài Chủ đề 8: Khám phá thế giới nghề nghiệp - Tuần 2

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 8 kết nối mới, soạn giáo án HĐTN 8 kết nối bài Khám phá thế giới nghề nghiệp - Tuần 2, giáo án HĐTN 8 kết nối

Soạn mới giáo án HĐTN 8 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay