Ngày soạn…/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 1. EM VỚI NHÀ TRƯỜNG
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Xây dựng được tình bạn và biết cách gìn giữ tình bạn.
- Nhận diện được dấu hiệu bắt nạt học đường và kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.
- Thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
- Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường.
- Rèn luyện được năng lực giao tiếp, hợp tác, tự chủ; phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.
*********************
Tuần 1 - Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ - Khai giảng năm học mới
- MỤC TIÊU:
Sau khi tham gia hoạt động này, HS:
- Nêu được ý nghĩa và những thông tin nhà trường phổ biến trong ngày khai giảng.
- Thể hiện được cảm xúc hào hứng, tự tin. Có tâm thế sẵn sàng bước vào năm học mới.
- Rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, kĩ năng giao tiếp, phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với TPT, BGH và GV
- Thành lập BTC ngày lễ khai giảng.
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong BTC.
- Xây dựng kịch bản chương trình lễ khai giảng.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật và hệ thống âm thanh, trang thiết bị phục vụ hoạt động.
- Mời đại biểu tham dự lễ khai giảng của nhà trường.
- Đối với HS
- Chuẩn bị trang phục, cờ, hoa và các tiết mục văn nghệ phục vụ lễ khai giảng năm học mới theo sự hướng dẫn của GVCN.
- Tập các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày khai giảng.
- Tập dượt nghi lễ khai giảng.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1. Tổ chức lễ khai giảng
Thực hiện các nghi thức theo chương trình của ngày khai giảng chào mừng năm học mới:
- Đón tiếp đại biểu.
- Tổ chức lễ diễu hành: Rước cờ, ảnh Bác Hồ.
- Lễ chào cờ.
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu đến dự lễ khai giảng.
- Đại diện địa phương hoặc nhà trường đọc thư của Chủ tịch nước gửi GV và HS nhân ngày khai giảng.
- Hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng năm học mới.
- Đại diện GV và HS phát biểu ý kiến, cam kết thi đua dạy tốt, học tốt.
- Đại biểu phát biểu ý kiến, chào mừng ngày khai giảng.
Hoạt động 2. Văn nghệ chào mừng năm học mới
- Người dẫn chương trình (MC) giới thiệu các tiết mục văn nghệ. Các lớp trình diễn các tiết mục văn nghệ phù hợp với nội dung chào mừng năm học mới: hát, múa,…
- Gợi ý một số bài hát: Mái trường mến yêu (tác giả: Lê Quốc Thắng), Chào năm học mới (tác giả: Phạm Hải Đăng), Mùa thu ngày khai trường (tác giả: Vũ Trọng Tường),…
Hoạt động 3. Phát động phong trào “Ngày hội tình bạn”
- Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc TPT Đội nói về ý nghĩa và tầm quan trọng của tình bạn – người bạn đồng hành trong năm học mới.
- Phát động phong trào “Ngày hội tình bạn”:
- HS các khối lớp viết một bức thư hoặc một tin nhắn cảm ơn hoặc xin lỗi, gửi một tấm hình đẹp hoặc một tấm hình vui vẻ, hài hước cho bạn của mình.
- HS tìm một người bạn trong lớp có cùng sở thích hoặc một đặc điểm giống mình.
ĐÁNH GIÁ
- HS chia sẻ cảm xúc về ngày khai giảng năm học mới.
- Chia sẻ suy nghĩ, sự hào hứng khi tham gia vào “Ngày hội tình bạn”.
HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
- HS các lớp cam kết thực hiện nội quy trường, lớp và thi đua học tốt, rèn luyện tốt.
- Thể hiện tình bạn thân thiết với các bạn trong lớp, trong trường bằng những lời nói, việc làm cụ thể.
*********************
Ngày soạn…/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Tuần 1 - Tiết 2. HĐ giáo dục – Xây dựng và giữ gìn tình bạn
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS:
- Chia sẻ và nêu được cách xây dựng, giữ gìn tình bạn.
- Giải quyết được những khó khăn trong tình bạn như hiểu lầm, đố kị, áp lực từ bạn hoặc nhóm bạn để giữ gìn tình bạn.
- Trân trọng những giá trị tốt đẹp của tình bạn, những phẩm chất của một người bạn tốt.
- Rèn luyện được kĩ năng giao tiếp, hợp tác; phẩm chất nhân ái, trung thực.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.
Năng lực riêng: Giải quyết được vấn đề nảy sinh trong hoạt động và trong quan hệ với bạn bè.
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm trong học tập, nhân ái và trung thực.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với GV
- Các thẻ hình chữ nhật, hình tròn và ghi nội dung trên mỗi thẻ.
- Thẻ hình chữ nhật màu nâu: tôn trọng, trung thực, yêu thương, tin cậy, hoà đồng.
- Thẻ hình chữ nhật màu xanh: Nói lời xin lỗi nếu gây tốn thương cho bạn, không làm bạn xấu hổ và lo lắng; lắng nghe và không phán xét; dành thời gian cho nhau, chia sẻ khó khăn với nhau; hỗ trợ lẫn nhau.
- Thẻ hình tròn có các màu xanh, vàng, đỏ, hồng: Tạo cảm xúc tích cực, chấp nhận nhau; cùng nhau tiễn bộ; cảm thấy tốt hơn khi là chính mình.
- Các tình huống được in sẵn để phát cho các nhóm.
- Công cụ khác nhau như kéo, băng dính, bút dạ màu.
- Đối với HS
- Nghiên cứu các tình huống.
- Giấy bìa các màu, kéo cắt giấy, hồ (keo dán).
- Chuẩn bị các vật liệu, đồ dùng để làm một món quà tặng bạn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: GV tạo tâm thế hào hứng cho HS thông qua việc chơi trò chơi “Vũ điệu tự do”.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi, HS tham gia nhiệt tình.
- Sản phẩm: HS hoàn thành nhiệm vụ GV đề ra.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Vũ điệu tự do”.
- GV hướng dẫn cách chơi:
+ Cả lớp đúng thành vòng tròn hoặc xếp hàng ngang (tuỳ theo không gian của lớp học). Quản trò làm một động tác bất kì như giơ tay, đứng bằng một chân, nhảy múa,... khi quản trò thực hiện hoạt động nào thì cả lớp làm theo. Quản trò đi qua từng HS, bất chợt dừng trước mặt hoặc gọi tên 1 bạn. Ngay khi quản trò dừng lại, bạn đứng đối diện sẽ thực hiện một động tác khác theo ý mình, đi xung quanh các bạn rồi dừng lại trước hoặc gọi lên một bạn khác thực hiện động tác khác. Vòng chơi như vậy lặp lại cho đến khi cả lớp muốn kết thúc.
+ Thời gian cho mỗi lượt chơi khoảng 15 – 30 giây/bạn.
- Kết thúc trò chơi, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu cảm xúc của bản thân (vui vẻ, hào hứng, cảm thấy sự e ngại cá nhân được tháo gỡ,...).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS cả lớp lắng nghe và tham gia chơi trò chơi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Xây dựng và giữ gìn tình bạn.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động. Tìm hiểu về việc xây dựng và giữ gìn tình bạn
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nhớ lại và chia sẻ được tình cảm gắn bó, sự trân trọng với người bạn thân thiết.
- Nêu được cách xây dựng và giữ gìn tình bạn.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc nhóm để chia sẻ về tình cảm gắn bó, sự trân trọng với người bạn thân thiết.
- Sản phẩm: HS chia sẻ được tình cảm gắn bó, sự trân trọng với người bạn thân thiết của mình và cách xây dựng, giữ gìn tình bạn.
- Cách thức tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Chia sẻ về một tình bạn mà em đã xây dựng và giữ gìn. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ và yêu cầu HS chia sẻ về một tình bạn mà em đã xây dựng và giữ gìn. - GV hướng dẫn: + Em và người bạn đó đã gặp nhau như thế nào? + Điều gì khiến em quý mến người bạn đó? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS liên hệ bản thân, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động - GV mời một số HS chia sẻ trước lớp về tình bạn của mình. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV động viên, khích lệ HS chia sẻ cảm xúc sau khi nghe bạn kể về tình bạn đã xây dựng và giư gìn. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 2. Thảo luận về cách xây dựng và giữ gìn tình bạn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm khác nhau và phát cho mỗi nhóm các thẻ màu nâu, xanh và vàng. - GV hướng dẫn: + HS đưa ra ý tưởng về hình tượng “Cây tình bạn” và sắp xếp các thẻ màu thành một cây xanh có đầy đủ rễ cây, thân cây, lá, hoa và quả trên tờ giấy A0, ở dưới ghi chữ “Cây tình bạn”. + HS sẽ cắt/ viết chữ lên các thẻ màu. - GV gợi ý: Các chữ được ghi trên thẻ màu gồm: | 1. Chia sẻ về tình bạn mà em đã xây dựng và giữ gìn. Chia sẻ về một tình bạn mà em đã xây dựng và giữ gìn: Gợi ý: - Hoàn cảnh gặp nhau: - Lí do yêu quý bạn: + Ngoại hình + Tính cách + Khả năng học tập 2. Thảo luận về cách xây dựng và giữ gìn tình bạn. - Chủ động, mạnh dạn, tự tin khi làm quen với bạn mới. - Luôn tin tưởng, tôn trọng, lắng nghe bạn. - Chia sẻ chân thành, cởi mở với bạn khi vui, buồn, khó khăn. - Trao đỏi thẳng thắn với bạn khi có hiểu lầm. - Không có lời nói, hành vi làm tổn thương bạn. |
--------------Còn tiếp--------------
Soạn mới giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 KNTT bài Chủ đề 1: Em với nhà trường - Tuần 1