Soạn mới giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 KNTT bài Chủ đề 6: Em với cộng đồng - Tuần 3

Soạn mới Giáo án HĐTN 8 kết nối bài Em với cộng đồng - Tuần 3. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

CHỦ ĐỀ 6. EM VỚI CỘNG ĐỒNG (9 tiết)

Tuần 3 - Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ - Lễ phát động “Hoạt động thiện nguyện”

  1. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

 

  • Xác định được những việc làm phù hợp để tham gia hoạt động thiện nguyện.
  • Tích cực, tự giác tham gia và vận động các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động.
  • Rèn luyện được phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.

 

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với TPT, BGH và GV
  • Chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật và hệ thống âm thanh, trang thiết bị phục vụ hoạt động.
  • Báo cáo ngắn gọn tổng kết các hoạt động thiện nguyện của trường trong năm vừa qua và các đối tượng của hoạt động thiện nguyện tại địa phương.
  • Nội dung phát động "Hoạt động thiện nguyện” của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
  • TPT hoặc GVCN tư vấn cho các lớp chuẩn bị nội dung để chia sẻ về cảm xúc, ý tưởng, kế hoạch tham gia hoạt động thiện nguyện do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động.
  1. Đối với HS
  • HS các lớp chuẩn bị báo cáo về kết quả thực hiện các hoạt động thiện nguyện của năm trước đó.
  • Các lớp xây dựng kế hoạch tổng thể và báo cáo kế hoạch thực hiện hoạt động thiện nguyện của lớp.
  • Lớp trực tuần cử một HS làm MC và chuẩn bị 2 - 3 tiết mục văn nghệ để biểu diễn trong lễ phát động.
  • Địa điểm, hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động.
  • Xây dựng kịch bản tổ chức chương trình. 
  • Phân công các lớp chuẩn bị hoặc các lớp đăng kí người tham gia chia sẻ kinh nghiệm và các tiết mục văn nghệ xen kẽ.
  • TPT phối hợp với GVCN các lớp hỗ trợ và tự vấn cho HS trong quá trình chuẩn bị.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

  1. Mục tiêu: HS nắm được kết quả rèn luyện và thi đua tuần trước, kế hoạch cho tuần học tập tiếp theo.
  2. Nội dung: GV báo cáo và tổng kết, lên kế hoạch tuần sau, HS lắng nghe.
  3. Sản phẩm: HS nắm được kết quả, cố gắng và lên kế hoạch học tập, rèn luyện tốt hơn cho tuần tiếp theo.
  4. Tổ chức thực hiện: 

- GV chủ nhiệm lớp trực tuần lên đánh giá, nhận xét và tổng kết và xếp hạng kết quả thi đua học tập và rèn luyện của các lớp trong tuần qua, tuyên dương các lớp có kết quả thi đua đứng đầu toàn trường.

- Tổng phụ trách phổ biến các hoạt động đoàn đội trong tuần tới.

Hoạt động 2. Lễ phát động “Hoạt động tình nguyện”

  1. Mục tiêu: Thông qua buổi nói chuyện, HS biết được kế hoạch tham gia hoạt động thiện nguyện.
  2. Nội dung: MC chủ trì buổi lễ, HS lắng nghe và tương tác.
  3. Sản phẩm: Từ các hoạt động, HS chia sẻ cảm xúc, ý tưởng, kế hoạch tham gia hoạt động thiện nguyện.
  4. Tổ chức thực hiện: 

- Lớp trực tuần biểu diễn văn nghệ mở đầu cho lễ phát động.

- MC mời TPT hoặc Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh báo cáo ngắn gọn về kết quả của các hoạt động thiện nguyện mà nhà trường đã thực hiện trong năm vừa qua.

- MC mời một số HS chia sẻ về cảm xúc, ý tưởng, kế hoạch tham gia các hoạt động thiện nguyện. Có thể đặt một số câu hỏi gợi ý như sau:

+ Vì sao xã hội, cộng đồng cần tới các hoạt động thiện nguyện?

+ Hoạt động thiện nguyện mang lại những giá trị gì cho người được giúp đỡ và người thực hiện?

+ HS thường gặp những khó khăn gì khi tham gia vào các hoạt động thiện nguyện?

- Đại diện các lớp báo cáo nhanh về kế hoạch dự kiến của lớp minh khi tổ chức các hoạt động thiện nguyện. Kế hoạch này có thể bao gồm các thông tin như: Đối tượng được hưởng thiện nguyện, địa bàn, cách tổ chức hoạt động của HS.

- TPT hoặc Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động tháng hoạt động

thiện nguyện trong toàn trường.

ĐÁNH GIÁ

- HS chia sẻ cảm nhận sau lễ phát động hoạt động thiện nguyện của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

- HS chia sẻ với gia đình về các hoạt động thiện nguyện của nhà trường và vận động các thành viên tham gia.

- Cùng các bạn chuẩn bị để tham gia hoạt động thiện nguyện.

*********************

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

Tuần 3 - Tiết 2. HĐ giáo dục – Lập và thực hiện kế hoạch hoạt động thiện nguyện (1 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Lập và thực hiện được kế hoạch hoạt động thiện nguyện.
  • Rèn luyện được kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong quá trình tham gia thực hiện kế hoạch hoạt động thiện nguyện.
  • Rèn luyện được phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.

Năng lực riêng

  • Lập và thực hiện được kế hoạch hoạt động thiện nguyện.
  • Rèn luyện được kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong quá trình tham gia thực hiện kế hoạch hoạt động thiện nguyện.
  1. Phẩm chất: 
  • Trách nhiệm, trung thực và nhân ái.
  • Tích cực rèn luyện kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV
  • SHS, SGV, Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Video clip về các hoạt động thiện nguyện của HS khóa trước hoặc của HS các trường khác.
  1. Đối với HS
    • SHS Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.

 

  • Giấy trắng khổ A0, bút dạ.
  • Băng dính, kéo, phấn, bảng 2 mặt.

 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giúp HS có cảm hứng tìm hiểu bài học mới, có nhận biết khái quát về các hoạt động thiện nguyện.
  3. Nội dung: GV trình chiếu các hình ảnh cho HS quan sát và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS nhận biết được các hoạt động thiện nguyện trong cộng đồng.
  5. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu video cho HS theo dõi:

https://www.youtube.com/watch?v=s8wx-J01FGk (5:45 - 7:02)

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Video trên nói về hoạt động gì?

+ Em hãy nêu ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động thiện nguyện trong cộng đồng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS theo dõi video và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi:

+ Video trên nói về các hoạt động tự gây quỹ, thăm hỏi, tặng quà cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn của các bạn HS. Đó là những việc làm vô cùng ý nghĩa, chung tay xây dựng xã hội nhân ái và tinh thần đoàn kết.

+ Tham gia tích cực các hoạt động thiện nguyện không chỉ giúp ích cho những người có hoàn cảnh khó khăn, mà còn khiến cho các em HS thấy được ý nghĩa của việc mình đã và đang làm, có thêm niềm vui, sự hứng khởi để phát huy tinh thần thiện nguyện trong mỗi con người.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Lập và thực hiện kế hoạch hoạt động thiện nguyện (1 tiết).

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC – CHIA SẺ VỀ HOẠT ĐỘNG THIỆN NGUYỆN
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được các hoạt động thiện nguyện đã tham gia hoặc đã biết. Trên cơ sở đó hình thành kiến thức, kinh nghiệm mới về việc tham gia hoạt động thiện nguyện.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS chia sẻ các hoạt động thiện nguyện đã tham gia hoặc đã biết theo nhóm.
  4. Sản phẩm: HS chia sẻ các hoạt động thiện nguyện đã tham gia hoặc đã biết theo nhóm.
  5. Cách thức tiến hành

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Chia sẻ các hoạt động thiện nguyện em đã tham gia hoặc đã biết theo nhóm.

Gợi ý:

+ Những hoạt động thiện nguyện nào? (Hoạt động trợ giúp những người gặp khó khăn như: nghèo khó, khuyết tật; hoạt động trợ giúp người dân những vùng bị dịch bệnh, thiên tai,...)

+ Hoạt động đò do ai tổ chức?

+ Hoạt động đó diễn ra như thế nào?

+ Những khó khăn khi tham gia hoạt động thiện nguyện.

+ Cách tìm kiếm sự hỗ trợ để vượt qua khó khăn.

+ Cảm xúc của những người tham gia hoạt động thiện nguyện.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận về các hoạt động thiện nguyện đã tham gia hoặc đã biết.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- GV mời một số HS chia sẻ các hoạt động thiện nguyện đã tham gia hoặc đã biết.

- GV mời HS khác đóng góp ý kiến (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

Chia sẻ về hoạt động thiện nguyện

Hoạt động thiện nguyện thể hiện nghĩa cử cao đẹp của con người, là hành động nhằm kết nối cộng đồng và lan tỏa yêu thương.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG THIỆN NGUYỆN
  2. Mục tiêu:

- HS xây dựng được kế hoạch hoạt động thiện nguyện phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng của bản thân.

- Rèn luyện được kĩ năng thực hiện hoạt động thiện nguyện và tìm hiểu sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện các hoạt động thiện nguyện.

- Rèn luyện được kĩ năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch, phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS lập kế hoạch thực hiện hoạt động thiện nguyện.
  2. Sản phẩm: HS lập được kế hoạch hoạt động thiện nguyện.
  3. Cách thức tiến hành: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Xác định những hoạt động thiện nguyện mà các em có thể thực hiện và lập kế hoạch cho một hoạt động thiện nguyện cụ thể.

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ theo gợi ý:

- GV chia lớp thành những nhóm nhỏ (khoảng 6-8 HS/nhóm), tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm thảo luận, ghi ra giấy những hoạt động thiện nguyện mà nhóm có thể thực hiện và kế hoạch hoạt động cho một hoạt động thiện nguyện cụ thể, phù hợp với đối tượng, địa bàn mà nhóm lựa chọn thực hiện.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- GV mời đại diện các nhóm đính kết quả thực hiện nhiệm vụ lên các vị trí khác nhau trong lớp học. 

- GV hướng dẫn và tổ chức cho HS thực hiện hoạt động thiện nguyện theo kế hoạch đã xây dựng.

- Các HS khác đóng góp ý kiến, chỉnh sửa kế hoạch hoạt động thiện nguyện của nhóm bạn.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Để tổ chức được hoạt động thiện nguyện hiệu quả và mang lại nhiều giá trị, các em cần phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng và lập kế hoạch thực hiện, trong đó cần xác định cụ thể hoạt động thiện nguyện sẽ thực hiện, mục tiêu, địa điểm, thời gian, người thực hiện, những công việc và phương tiện cần thiết để thực hiện hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm và chương trình thực hiện. Việc lập kế hoạch giúp các em chủ động trong thực hiện hoạt động thiện nguyện, đồng thời xác định được những khó khăn có thể gặp khi thực hiện hoạt động này. Từ đó, chủ động hơn trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn để đảm bảo việc thực hiện kế hoạch thành công.

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG THIỆN NGUYỆN Ở CỘNG ĐỒNG
  2. Mục tiêu:

- HS chủ động thực hiện các hoạt động thiện nguyện trong thực tiễn cuộc sống.

- HS tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện do nhà trường, địa phương tổ chức.

- Rèn luyện được kĩ năng thực hiện hoạt động thiện nguyện và tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn.

  1. Nội dung: GV khuyến khích HS tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện do nhà trường, địa phương tổ chức.
  2. Sản phẩm: HS tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện do nhà trường, địa phương tổ chức.
  3. Cách thức tiến hành:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ sau:

Soạn mới giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 KNTT bài Chủ đề 6: Em với cộng đồng - Tuần 3

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 8 kết nối mới, soạn giáo án HĐTN 8 kết nối bài Em với cộng đồng - Tuần 3, giáo án HĐTN 8 kết nối

Soạn mới giáo án HĐTN 8 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay