Hướng dẫn giải chi tiết bài 6 Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) bộ sách mới Ngữ văn 12 tập 2 Chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Câu 1: Những hồi ức về một cảnh, một người nào đó trong quá khứ thường gợi cho ta cảm xúc gì?
Bài làm chi tiết:
Những hồi ức về một cảnh, một người nào đó trong quá khứ thường gợi cho ta cảm xúc: đó có thể là kỉ niệm vui, cũng có thể là kỉ niệm buồn, và ở đó luôn chất chứa những cảm xúc lâng lâng, bồi hồi khó quên.
Câu hỏi: Hình dung cảnh thôn Vĩ được gợi tả.
Bài làm chi tiết:
Khung cảnh được hiện lên với khung cảnh tươi mới, đầy màu sắc và ánh sáng của nắng vàng rực rỡ. Ở đó có hình ảnh hàng cau hòa trong nắng, có khu vườn với màu xanh mướt như màu ngọc bích gợi lên sự trù phú của cảnh vật. Hình ảnh “nắng” được điệp lại hai lần để gợi lên ấn tượng mạnh mẽ về sức sống. Cảnh và người hòa quyện vào nhau khi xuất hiện hình ảnh “lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Qua đó, như hiện ra trước mắt người đọc một bức tranh sinh động, đẹp đẽ với đầy màu sắc trong trẻo, tràn đầy sức sống.
Câu hỏi: Chú ý sự chuyển đổi không gian, thời gian ở khổ thơ này
Bài làm chi tiết:
Tạo dấu ấn và cho thấy một nét đặc sắc trong tác phẩm Việc chuyển đổi không gian, thời gian ở khổ thơ thứ 2 này:
+ Không gian rộng lớn, vận động theo khuynh hướng chia cắt, chia lìa. Khiến tâm trạng đi từ buồn man mác đến đoạn tuyệt, xa cách.
+ Thời gian vào buổi tối, khi mà trăng lên và tâm trạng của nhà thơ trở nên trầm lặng, đau buồn, khắc khoải.
Câu hỏi: Câu hỏi cuối bài thể hiện tâm trạng gì của chủ thể trữ tình?
Bài làm chi tiết:
Câu hỏi cuối bài thể hiện: Dường như nhân vật trữ tình ở đây đã nhận thức được rõ sự khác biệt giữa thế giới mà mình đang sống với thế giới của mọi người xung quanh để rồi phải hoài nghi và đặt ra câu hỏi liệu “ai biết tình ai có đậm đà?”. “Ai” là một đại từ phiếm chỉ được lặp lại đến hai lần trong cùng một câu thơ cho ta thấy đó là một tiếng gọi tha thiết và đầy khát vọng giao cảm với đời, với người. Câu hỏi tu từ khiến ta cảm nhận rõ được tâm trạng đau khổ, cô đơn, hoài nghi của chủ thể trữ tình.
Câu 1: Câu hỏi ở dòng thơ thứ nhất là lời của ai nói với ai? Bạn hình dung như thế nào về cảnh và người thôn Vĩ qua khổ thơ 1?
Bài làm chi tiết:
Gợi cho người đọc nhiều liên tưởng với những sắc thái khác nhau qua câu hỏi “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Câu hỏi có thể là lời trách móc nhẹ nhàng, là lời mời gọi thân tình, thiết tha mà chân thành của người con gái thôn Vĩ. Nhưng ở đây cũng có thể là lời tự vấn của của chính tác giả Hàn Mặc Tử cùng với ước mơ thầm kín được trở về quê hương.
Qua khổ thơ thứ nhất, ta hình dung được cảnh và người thôn Vĩ thật đẹp làm sao, cảnh vật hiện lên một vẻ thơ mộng, sáng trong và tràn đầy sức sống với toàn những gam màu đậm đặc tả sự tươi tốt của cảnh vật. Con người ở đó hiện lên với khuôn mặt chữ điền – nét đẹp biểu tượng của sự phúc hậu, hiền lành. Nét đẹp ấy được “lá trúc che ngang”, lá trúc mảnh mai gợi một nét đẹp kín đáo, dịu dàng của con người xứ Huế. Cả hai yếu tố cảnh và người ấy đã tạo lên một bức tranh tươi đẹp. Nhưng cũng từ bức tranh ấy, ta cảm nhận được một tâm trạng của nhà thơ, với một niềm khát khao được gặp gỡ và được chan hòa với cái đẹp.
Câu 2: Phong cảnh ở khổ thơ 2 có gì khác so với cảnh sông nước mà bạn từng biết? Từ “kịp” trong câu hỏi tu từ ở cuối khổ thơ cho thấy điều gì trong cảm quan của chủ thể trữ tình?
Bài làm chi tiết:
Một bức tranh sông nước thôn Vĩ trong đêm trăng ở khổ thơ thứ 2. Điểm nhìn của tác giả ở khổ thơ này đã được thay đổi khi đi từ ánh sáng của ban mai sang đêm tối. Cảnh sông nước trong thơ Hàn Mặc Tử không chỉ là một cảnh sông nước đơn thuần như ta từng biết. Mà ở đó ta cảm nhận được cả tâm trạng của tác giả gửi gắm vào từng câu thơ. Sự vật được nhìn nhận không phải bằng cái nhìn thị giác mà bằng xúc giác, bằng mặc cảm chia lìa. Bởi vậy mà đọc khổ thơ, ta cảm nhận được sự cô đơn, lắng đọng, hiu quạnh, sự cách rời chia đôi ngả của phong cảnh sông nước nơi đây. Việc tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa một cách tài tình để miêu tả cảnh vật cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công của tác phẩm.
Từ “kịp” trong câu hỏi tu từ ở cuối khổ thơ cho ta thấy được tâm trạng với nỗi lo âu, phấp phỏng, và sự khát khao níu giữ của nhân vật trữ tình. Nó thể hiện một niềm thiết tha được gắn bó đến mãnh liệt nhưng lại ẩn chứa cả trong đó là sự vô vọng.
Câu 3: “Khách đường xa” ở khổ thơ cuối có thể là ai? Từ những hình ảnh trong khổ thơ này, xác định mối liên hệ cảm xúc giữa chủ thể trữ tình và “em”.
Bài làm chi tiết:
- Nó được đem đến nhiều cách hiểu khác nhau với từ “Khách đường xa” ở khổ thơ cuối được điệp lại tới hai lần. Nhưng điều này cũng gợi cho ta thấy được đây có thể là người quan trọng với tác giả. Được đặt sau động từ “mơ” càng nhấn mạnh cho nỗi niềm, sự xót xa, khát khao được gặp lại người xưa của nhân vật trữ tình.
- Giữa chủ thể trữ tình và “em” dường như luôn có một khoảng cách. Trong đó, hình ảnh áo trắng của “em” như bị ẩn khuất trong sự bàng bạc hư ảo của sương khói khiến cho thị giác khó tiếp nhận, ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp hoán dụ để khiến cho màu sắc không còn là màu sắc thực mà chính là màu của tâm tưởng. Qua đó, ta thấy được giữa chủ thể trữ tình và “em” có một mạch ngầm cảm xúc chảy trôi trong tâm trí của chủ thể trữ tình nhưng lại huyền ảo đến vừa hư, vừa thực.
Câu 4: Xác định chủ thể của ba câu hỏi trong bài thơ. Ba câu hỏi này thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của người hỏi?
Bài làm chi tiết:
Nhân vật trữ tình chính là chủ thể của ba câu hỏi trong bài thơ chính.
Chính những câu hỏi đã liên kết những hình ảnh bề mặt của bài thơ thành một thể thống nhất, tạo nên một bức tranh tâm trạng toàn diện đi từ quá khứ, hiện thực đến tương lai.
+ Nếu câu hỏi đầu thực chất là một lời tự vấn, mặc dù tác giả đã mượn lời của khách thể để tạo nên một cái cớ rất thơ nhập cuộc trọn vẹn vào cảm xúc. Câu hỏi thứ nhất đóng vai trò gợi mở về những kỉ niệm và gợi lại những hình ảnh đẹp trong quá khứ.
+ Câu hỏi thứ hai chính là sợi dây kết nối những hình ảnh rời rạc ỏ bề mặt câu thơ trong một mối liên hệ ngầm. Từ câu hỏi đã hé lộ một tâm trạng đầy bất an của tác giả. Chính câu hỏi này đã cho thấy sự hiện diện rõ hơn của chủ thể trữ tình (nếu như trước đó anh ta vẫn còn ẩn sau những hình ảnh của thiên nhiên).
+ Câu hỏi thứ ba, tác giả đã thực sự xuất hiện, đã có thốt lên tiếng nói của bản thể. Đến đây, câu hỏi càng bộc lộ nội tâm của người hỏi một cách trực tiếp hơn, mạnh mẽ hơn. Thể hiện sự giằng co vô thức giữa lí trí và tình cảm.
Câu 5: Nhận xét về sự thay đổi của ngoại cảnh và cảm xúc của chủ thể trữ tình qua ba khổ thơ.
Bài làm chi tiết:
Ở khổ thơ đầu, tác giả miêu tả cảnh vật yên bình, đẹp đẽ, tĩnh lặng, hòa quyện của thôn Vĩ Dạ trong quá khứ. Chủ thể trữ tình cảm nhận được sự thanh bình, yên ả của nơi đây, tạo nên một không gian đầy chất thơ mộng, trữ tình.
Đến khổ thơ thứ hai, cảnh vật bắt đầu thay đổi, từ sự yên bình, chủ thể trữ tình dần chìm vào cảm xúc u buồn, suy tư. Sự thay đổi này phản ánh sự thay đổi trong tâm hồn chủ thể, từ sự thanh thản, an yên sang trạng thái bất an, lo âu.
Khổ thơ thứ ba, cảnh vật và cảm xúc của chủ thể trữ tình đều trở nên u tối, bi kịch. Sự tương phản giữa cảnh vật ban đầu và cảm xúc cuối cùng của chủ thể trữ tình tạo nên sức mạnh biểu cảm của bài thơ.
Câu 6: Yếu tố siêu thực trong bài thơ thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Phân tích ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh đó.
Bài làm chi tiết:
Yếu tố siêu thực trong bài thơ được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh:
+ “Thuyền” : “thuyền ai đậu bến sông chăng đó, có chở trăng về kịp tối nay?”. Hình ảnh thuyền và sông trăng và câu hỏi tu từ cũng là yêu tố siêu thực. Đây là biểu hiện của sự khát khao, mong mỏi và cả sự tuyệt vọng.
+ “Trăng”: Hình ảnh “trăng” rất hay xuất hiện trong thơ Hàn Mặc Tử, nhắc đến trăng là nhắc đến nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần, bởi những người bị bệnh phong mỗi mùa trăng tới lại vô cùng đau đớn, đó không chỉ là nỗi đau về thể xác mà còn là tinh thần. Nhưng trong bài thơ thi nhân lại mong “trăng” về “kịp”. Có lẽ là chỉ khi nỗi đau xuất hiện nhà thơ mới nhận ra là bản thân đang còn sống nên mới mong chờ.
+ Sương khói: Hình ảnh sương khói trong bài thơ cũng mang yếu tố siêu thực. Sương khói mờ nhân ảnh, làm cho người đọc không thể nhìn rõ hình ảnh của người trong bài thơ. Điều này tạo nên một không gian mơ màng, u buồn, đầy nỗi niềm thương nhớ và tình yêu vô vọng.
Câu 7: Nêu chủ đề của bài thơ. Những biện pháp nghệ thuật nào góp phần thể hiện chủ đề đó?
Bài làm chi tiết:
“Đây thôn Vĩ Dạ” thể hiện tình cảm tác giả đối với cảnh thiên nhiên tinh khôi cùng người cô gái nơi thôn Vĩ Dạ. Từ đó, cảm xúc của tác giả hiện lên một cách chân thực, mãnh liệt với tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên, yêu con người xứ Huế mộng mơ và yêu cuộc sống tươi đẹp.
Để góp phần thể hiện chủ đề đó, tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ,…
* Bài tập sáng tạo: Vẽ một bức tranh thôn Vĩ Dạ theo tưởng tượng của bạn sau khi đọc bài thơ này.
Soạn văn 12 chân trời tập 2, soạn ngữ văn 12 CTST bài 6 Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc, soạn bài 6 Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc ngữ văn 12 chân trời sáng tạo