Soạn chi tiết Ngữ văn 12 CTST bài 9 Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Hướng dẫn giải chi tiết bài 9 Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội bộ sách mới Ngữ văn 12 tập 2 Chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

I. ĐỌC NGỮ LIỆU THAM KHẢO

Câu 1: Đề tài của bài báo cáo nghiên cứu trên là gì? Tìm bố cục của bài báo cáo.

Bài làm chi tiết: 

Đề tài của bài báo cáo nghiên cứu: Đánh giá hiện trạng phát sinh và đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lí rác thải nhựa tại phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Mở đâu

+ Phần 2: Nội dung nghiên cứu

+ Phần 3: Kết luận và kiến nghị

Câu 2: Xác định câu hỏi, phương pháp và phạm vi nghiên cứu của bài báo cáo. 

Bài làm chi tiết: 

Câu hỏi nghiên cứu:

+ Hiện trạng phát sinh rác thải tại phường Thượng Cát như thế nào?

+ Cần có giải pháp nào để nâng cao công tác quản lí rác thải nhựa tại địa phương?

Phương pháp nghiên cứu: 

+ Xác định khối lượng và thành phần rác thải đối với khu dân cư, nhà hàng, cơ quan công sở.

+ Xác định khối lượng và thành phần rác thải đối với chợ dân sinh – và khu công cộng.

+ Kết hợp với phỏng vấn, điều tra khảo sát các hộ gia đình, chủ nhà hàng, người lao động tại khối cơ quan, công sở và công nhân thu gom rác.

Phạm vi nghiên cứu: Được thực hiện với 7 tổ dân phố và 2 587 hộ gia đình của phường Thượng Cát.

Câu 3: Bài báo cáo trên đã sử dụng những loại dữ liệu nào? Vai trò của những loại dữ liệu ấy là gì? 

Bài làm chi tiết: 

Những loại dữ liệu được sử dụng trong bài báo cáo trên: 

+ Dữ liệu nghiên cứu

+ Dữ liệu biểu đồ

Vai trò của những loại dữ liệu: Làm cho bài báo cáo được minh bạch, rõ ràng, chi tiết hóa các vấn đề nghiên cứu, tăng sức thuyết phục, người đọc/người nghe dễ hiểu.

Câu 4: Bạn nhận xét gì về tính cập nhật, độ tin cậy, khách quan của các thông tin do bài báo cáo cung cấp? 

Bài làm chi tiết: 

Nhận xét:

Văn bản báo cáo có tính cập nhật nhanh chóng, độ tin cậy cao, có tính khách quan trong việc phân tích, nhìn nhận, đánh giá vấn đề.

Câu 5: Cách trích dẫn và trình bày tài liệu tham khảo trong báo cáo trên đã đúng quy cách chưa? Vì sao? 

Bài làm chi tiết: 

Cách trích dẫn và trình bày tài liệu tham khảo trong báo cáo trên đúng quy cách. Trình bày theo thứ tự A,B,C với gồm các thông tin chính như: tên tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu, tên nhà xuất bản/tạp chí.

Câu 6: Từ bài báo cáo trên, bạn rút ra kinh nghiệm gì khi sử dụng cước chú? 

Bài làm chi tiết: 

Từ bài báo cáo trên, rút ra kinh nghiệm khi sử dụng cước chú: 

Cước chú được viết dưới dạng một con số nằm giữa cặp ngoặc vuông, như: [1]. Một số ký tự đặc biệt như dấu sao (*) hoặc dấu kiếm (†) cũng được dùng đánh dấu cước chú. Thứ tự thông thường của các ký hiệu là *, †, ‡, §, ‖, ¶. Trong các văn bản như thời khóa biểu, nhiều ký hiệu khác, cùng với chữ và số, cũng được dùng để chỉ đến các cước chú.

Dùng cước chú để đưa ra một giải thích có thể gây mất tập trung cho người đọc.

Dùng cước chú để cung cấp thêm những thông tin hoặc những giải thích lạc đề so với đoạn văn bản chính.

Câu 7: Xác định tác dụng của (những) loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong bài báo cáo. Theo bạn, cần lưu ý gì khi trình bày các phương tiện ấy trong bài báo cáo?

Bài làm chi tiết: 

-Xác định tác dụng của (những) loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong bài báo cáo: 

+ Nhằm thể hiện chi tiết, hiệu quả các số liệu thống kê. 

+ Giúp người đọc dễ hiểu, dễ hình dung. 

+ Tạo độ đáng tin cậy cho văn bản.

- Cần lưu ý gì khi trình bày các phương tiện:

+ Hình ảnh phải rõ nét, không mờ nhòe.

+ Có yếu tố xác thực.

+ Liên kết với nội dung văn bản.

II. THỰC HÀNH VIẾT THEO QUY TRÌNH

Đề bài: Để tham dự hội thi Những nhà khoa học trẻ do Đoàn trường tổ chức, bạn hoặc nhóm của bạn hãy chọn một vấn đề về tự nhiên hoặc xã hội ở địa phương được nhiều người quan tâm để tìm hiểu và viết báo cáo nghiên cứu ấy.

Gợi ý:

a, Phần Mở đầu:

-Nêu vấn đề (đề tài) được lựa chọn để nghiên cứu: Trong phần này, người viết sẽ giới thiệu đề tài nghiên cứu của mình. Điều này bao gồm việc mô tả sơ lược về đề tài, nêu rõ câu hỏi nghiên cứu hoặc mục tiêu cụ thể của nghiên cứu.

-Lí do, mục đích và phương pháp nghiên cứu: Ở đây, người viết cung cấp lý do tại sao đề tài này quan trọng, vì sao nó cần phải được nghiên cứu. Ngoài ra, phần này cũng nêu rõ mục tiêu của nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng để đạt được các kết quả.

b, Phần Nội dung:

-Trình bày kết quả nghiên cứu về đề tài đã chọn: Ở phần này, người viết chi tiết hóa các kết quả nghiên cứu của mình. Điều này bao gồm việc trình bày các dữ liệu, thông tin cụ thể và những phát hiện quan trọng mà nghiên cứu đã đạt được. Triển khai các lí lẽ, dẫn chứng, lập luận chứng minh cho các luận điểm được nêu ra để thuyết phục độc giả về tính chính xác và ý nghĩa của các kết quả.

-Trích dẫn ý kiến người khác, cước chú, lập biểu bảng, thống kê: Để củng cố và minh chứng cho tính chính xác của kết quả nghiên cứu, người viết có thể trích dẫn ý kiến hoặc nghiên cứu của những người khác trong lĩnh vực tương tự. Các biểu đồ, bảng số liệu, và thống kê cũng có thể được sử dụng để minh họa các kết quả.

-So sánh với các đối tượng nghiên cứu khác: Người viết có thể so sánh kết quả nghiên cứu của mình với các nghiên cứu hoặc đối tượng nghiên cứu khác. Điều này giúp tạo sự thuyết phục và giải thích sự đặc biệt hoặc ý nghĩa của kết quả nghiên cứu.

c, Phần Kết luận:

-Khái quát ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề: Tại phần này, người viết tổng kết ý nghĩa và tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu đã được trình bày trong báo cáo. Điều này giúp độc giả hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc nghiên cứu này đối với lĩnh vực hoặc ngành công nghiệp liên quan.

-Nêu các đề xuất, khuyến nghị (nếu có): Nếu có, người viết có thể đưa ra các đề xuất hoặc khuyến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu của họ. Điều này giúp tạo ra một hướng dẫn hoặc cơ sở để áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế.

-Nhấn mạnh rằng việc tổ chức dàn ý (đề cương) sẽ giúp báo cáo của bạn trở nên có cấu trúc rõ ràng và dễ đọc hiểu hơn.

Tìm kiếm google:

Soạn văn 12 chân trời tập 2, soạn ngữ văn 12 CTST bài 9 Viết báo cáo kết quả nghiên, soạn bài 9 Viết báo cáo kết quả nghiên ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 12 tập 2 CTST mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net