Hướng dẫn giải chi tiết bài 9 Sự ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt Trái Đất và hậu quả (Trích Mùa xuân vắng lặng – Rây-cheo Ca-son) bộ sách mới Ngữ văn 12 tập 2 Chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Câu hỏi: Nơi bạn sống có tình trạng ô nhiễm nguồn nước không? Nếu có, hãy cho biết một vài nguyên nhân và hậu quả của nó.
Bài làm chi tiết:
Hiện nay, ở rất nhiều nơi xảy ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước
Nguyên nhân:
+ Do quá trình gia tăng dân số
+ Do rác thải sinh hoạt hàng ngàng
+ Rác thải y tế
+ Điều kiện tự nhiên: lũ lụt, gió bão, hạn hán, tuyết tan,…
+ Do quá trình sản xuất nông nghiệp không đảm bảo
+ Quá trình sản xuất công nghiệp
+ Do quá trình đô thị hóa
+ ….
+ Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người
+ Ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của các sinh vật dưới nước.
+ Ảnh hưởng đến chất lượng nước
+ …
Câu hỏi: Những hóa chất nào được tìm thấy trong cơ thể các loài chim, cá?
Bài làm chi tiết:
Thuốc trừ sâu, to-xơ-phen (toxaphene), DDD và DDE là những hóa chất được tìm thấy trong thơ thể các loài chim, cá.
Câu hỏi: Hóa chất nào được chọn để diệt loài muỗi mắt ở Hồ Cli-a?
Bài làm chi tiết:
Hóa chật được con người chọn để diệt loài muỗi mắt ở Hồ Cli-a là : Hóa chất DDD
Câu hỏi: Vì sao nồng độ thuốc DDD lại tăng ở mức độ kinh hoàng trong cơ thể chim lặn?
Bài làm chi tiết:
Nồng độ thuốc DDD tăng ở mức độ kinh hoàng trong cơ thể chim lặn vì: Chim lặn là loài ăn cá. Trong khi đó, người ta xác định cơ thể sinh vật phù du có chứa khoảng 5 phần triệu thuốc trừ sâu, loài cá ăn thực vật sẽ tích lũy từ 40 đến 300 phần triệu hóa chất này trong cơ thể, và những loài ăn thịt sẽ lưu trữ gần như toàn bộ.
Cá lớn nuốt cá bé, cá bé nuốt động động vật ăn cỏ cây, động vật ăn cỏ cây nuốt sinh vật phù du, sinh vật phù du hút chất độc trong nước.
Câu hỏi: Thuốc DDD tồn tại trong tự nhiên bằng những cách nào?
Bài làm chi tiết:
Thuốc DDD tồn tại trong tự nhiên bằng các cách:
+ Ăn sâu vào lớp cấu trúc của các sinh vật đang được nuôi dưỡng trong hồ
+ Tồn tại nhờ sự sống của các sinh vật trong hồ
+ Truyền từ thế hệ sinh vật này sang thế hệ sinh vật khác
Câu hỏi: Theo bạn, thuốc diệt sinh vật gây hại và các loại hóa chất có trong đất, nước ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của con người?
Bài làm chi tiết:
Thuốc diệt sinh vật gây hại và các loại hóa chất có trong đất, nước đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người: Sản sinh ra cả chất độc và chất gây ung thư được đưa vào nguồn nước công cộng gây ra nguy cơ mắc bệnh ung thư dẫn đến tỉ lệ tử vong vì căn bệnh này tăng cao.
Câu 1: Xác định để tài, bố cục và thông tin chính của từng phần.
Bài làm chi tiết:
Đề tài: Vấn đề ô nhiễm nguồn nước cùng những nguyên nhân, hậu quả.
Bố cục gồm 3 phần:
+ Phần 1: Đưa ra bằng chứng về ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt Trái Đất
+ Phần 2: Phân tích, chứng minh nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước
+ Phần 3: Ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước đối với con người
Câu 2: Nhận xét mối quan hệ giữa nhan đề và nội dung của văn bản. Đề xuất một nhan đề khác cho văn bản và cho biết cơ sở lựa chọn.
Bài làm chi tiết:
Mối quan hệ giữa nhan đề và nội dung của văn bản có mối quan hệ gắn bó, liên kết chặt chẽ. Nhan đề thể hiện, khái quát nội dung. Nội dung chứng minh, phân tích chi tiết đến vấn đề được thể hiện ở nhan đề.
Đề xuất nhan đề: Vấn đề ô nhiễm nguồn nước và những ảnh hưởng nghiêm trọng.
Cơ sở lựa chọn nhan đề: Xem xét trên phương diện nội dung => Phù hợp, liên kết với nội dung toàn văn bản.
Câu 3: Văn bản trình bày thông tin theo kiểu bố cục nào? Kiểu bố cục ấy có tác dụng gì trong việc tạo nên sự mạch lạc của văn bản?
Bài làm chi tiết:
Văn bản trình bày thông tin theo kiểu bố cục
Câu 4: Xác định (những) thông tin cơ bản và chỉ tiết của phần văn bản: “Khi đất và mặt nước bị nhiễm thuốc diệt sinh vật gây hại... hoà vào vùng biển ngầm rộng lớn trong lòng đất”. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa (những) thông tin cơ bản và thông tin chỉ tiết.
Bài làm chi tiết:
Thông tin cơ bản: Đất và mặt nước bị nhiễm thuốc diệt sinh vật gây hại cũng như các loại hóa chất khác, có nguy cơ không chỉ chất độc mà cả chất gây ung thư cũng được đưa vào nguồn nước công cộng.
Thông tin chi tiết:
+ Tiến sĩ W. C. Hiếu-pơ (W. C. Hueper), Viện Ung thư Quốc gia, cảnh báo…
+ Nghiên cứu thực hiện tại Hà Lan vào đầu những năm 1950 cũng cho rằng…
+ Những thành phố nhận nguồn nước uống từ các con sông sẽ có tỉ lệ người chết vì ung thư cao hơn.
+ A-xê-nít (arsenic): một chất thâm nhập vào nước gây ra ung thư ở người.
Câu 5: Tác giả thể hiện thái độ và quan điểm như thế nào về sự tác động của hoá chất có trong nước đến con người? Bạn đồng tình hay không đồng tình với quan điểm này? Vì sao?
Bài làm chi tiết:
Tác giả thể hiện một thái độ lo ngại, đồng thời cho rằng hóa chất có trong nước ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến con người. “Khi đất và mặt nước bị nhiễm thuốc diệt sinh vật gây hại cũng như các loại hóa chất khác, có nguy cơ là không chỉ chất độc mà cả chất gây ung thư cũng được đưa vào nguồn nước công cộng”. Và “những thành phố nhận được nguồn nước uống từ các con sông sẽ có tỉ lệ chết vì ung thư cao hơn nơi mà người dân nhận được nước uống từ nguồn ít bị ô nhiễm hơn như nước giếng”.
Tôi đồng tình với quan điểm trên của tác giả. Bởi qua việc tác giả đưa ra những nghiên cứu chứng minh về mức độ nguy hiểm của các loại hóa chất gây hại có trong nước đã cho ta thấy được quan điểm đó là đúng đắn, có căn cứ chứng minh và xác thực cao.
Câu 6: Dữ liệu được sử dụng trong đoạn văn “Thật vậy, một nghiên cứu được thực hiện ... hai sự việc từng xảy ra” thuộc loại nào?
Bài làm chi tiết:
Dữ liệu được sử dụng trong đoạn văn “Thật vậy, một nghiên cứu được thực hiện ... hai sự việc từng xảy ra” thuộc loại dữ liệu nghiên cứu.
Câu 7: Dữ liệu và thông tin được cung cấp trong văn bản có đảm bảo yêu cầu về tính mới mẻ, cập nhật và có độ tin cậy không? Vì sao?
Bài làm chi tiết:
Dữ liệu và thông tin được cung cấp trong văn bản đảm bảo yêu cầu về tính mới mẻ, cập nhật và đáng tin cậy. Vì tác giả có nêu ra nguồn gốc và trích dẫn đầy đủ dẫn chứng chứng minh.
Câu 8: Theo bạn, tác giả có dụng ý gì khi trình bày bằng chứng về sự ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt Trái Đất trước khi cung cấp thông tin về hậu quả của nó?
Bài làm chi tiết:
Tác giả trình bày bằng chứng về sự ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt Trái Đất trước khi cung cấp thông tin về hậu quả của nó nhằm tăng tính thuyết phục và giúp người đọc dễ nhàng hình dung, nhận biết về tính nghiêm trọng của nó. Tác giả đi theo trình tự bằng chứng - kết quả.
* Bài tập sáng tạo: Hãy thiết kế một sản phẩm sáng tạo (tranh, ảnh, pốt-xtơ (poster),...) để kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường nước.
Bài làm chi tiết:
Soạn văn 12 chân trời tập 2, soạn ngữ văn 12 CTST bài 9 Sự ô nhiễm nguồn nước trên, soạn bài 9 Sự ô nhiễm nguồn nước trên ngữ văn 12 chân trời sáng tạo