Soạn chi tiết Ngữ văn 12 CTST bài Ôn tập cuối học kì II và hệ thống hóa về văn học Việt Nam

Hướng dẫn giải chi tiết bài Ôn tập cuối học kì II và hệ thống hóa về văn học Việt Nam bộ sách mới Ngữ văn 12 tập 2 Chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II 

Câu 1: Xác định yếu tố tượng trung hoặc siêu thực trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo), ý nghĩa và vai trò của yếu tố đó trong việc thể hiện chủ đề, cảm hứng, của đoạn thơ.

Bài làm chi tiết: 

Xác định yếu tố tượng trưng: “Đàn ghi ta của Lor - ca” => Đàn ghi ta của Lor-ca trở thành biểu tượng cho cuộc đời phẩm cách và số phận bi tráng của Lor-ca - người nghệ sĩ.

=> Ý nghĩa, vai trò của yếu tố: Nhằm truyền tải những cảm xúc, suy tư, tình cảm một cách ẩn ý, không trực tiếp qua những hình ảnh mang tính trừu tượng.

Cái chết của Lor-ca là một hình ảnh siêu thực: Lor-ca được diễn tả cái sự bất diệt vĩnh hằng cái chết của Lor-ca là một sự mất mát lớn trong hội thuật đương đại Tây Ban Nha.

=> Ý nghĩa, vai trò: Thể hiện tâm trạng của chủ thể trữ tình, làm tăng sức gợi cho bài thơ, góp phần thể hiện nội dung thơ một cách hiệu quả, đầy sáng tạo mới mẻ.

Câu 2. Chỉ ra một số đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại thể hiện qua một trong các văn bản sau: 

Hai quan niệm về gia đình và xã hội (trích Số đỏ, Vũ Trọng Phụng) 

Ở Va-van (trích Hội chợ phù hoa, Uy-li-am Thác-cơ-rây) 

Ngày 30 Tết (trích Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng) 

Soạn chi tiết: 

Đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại qua “Ngày 30 Tết”:

+ Tính văn xuôi.

+ Nghệ thuật kể chuyện với các điểm nhìn trần thuật khác nhau.

+ Tính hư cấu.

+ Tính phản ánh toàn vẹn đời sống. 

+ Ẩn chứa những vấn đề nhức nhối của xã hội

Câu 3: Mỗi văn bản dưới đây được sáng tác theo phong cách của trường phái văn học nào? Dựa vào đâu để bạn xác định như vậy? 

a. Hai quan niệm về gia đình và xã hội (trích Sổ đỏ, Vũ Trọng Phụng) 

b. Trên đỉnh non Tản (Nguyễn Tuân) 

Bài làm chi tiết: 

  1. Phong cách trường phái hiện thực phê phán. Dựa vào nội dung, ý nghĩa, giá trị tác phẩm.
  2. Phong cách trường phái chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Dựa vào nội dung, ý nghĩa, giá trị tác phẩm.

Câu 4. Tóm lược một số nội dung/ thông tin trong phẩn giới thiệu về tác giả Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh mà theo bạn là cần lưu ý khi đọc tác phẩm của Người.

Bài làm chi tiết: 

  • Nội dung/ thông tin cần lưu ý: 

+ Con người, cuộc đời

+ Quan niệm sáng tác

+ Hoàn cảnh sáng tác

+ Sự nghiệp văn chương và cách mạng

Câu 5. Nêu một số nét đặc sắc về nghệ thuật nghị luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. Chỉ ra một số điểm tương đồng vẻ tư tưởng giữa tác phẩm này với các tác phẩm Nam quốc sơn hà (tương truyền của Lý Thường Kiệt) và Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi). 

Bài làm chi tiết: 

Một vài những nét đặc sắc về nghệ thuật nghị luận trong Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh:

+ Luận điểm rõ ràng

+ Lí lẽ, bằng chứng chặt chẽ, logic, thuyết phục

+ Ngôn ngữ hùng hồn, gần gũi, giàu tính biểu cảm

  • Điểm tương đồng về tư tưởng:

+ Đều thể hiện tư tưởng chính nghĩa.

Khẳng định chủ quyền, quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam.

+ Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, đồng bào.

+ Tố cáo tội ác của giặc, vạch trần bộ mặt gian xảo của chúng đồng thời ca ngợi, tôn vinh con người Việt Nam.

Câu 6. Vì sao việc xử lí thông tin, sử dụng tài liệu trong văn bản thông tin lại được xem là quan trọng? Khi đọc một văn bản thông tin về một vấn để tự nhiên hoặc xã hội, bạn có thể căn cứ vào đâu để nhận biết, đánh giá: 

a. Tài liệu sơ cấp, tài liệu thứ cấp? 

b. Tính mới mẻ, cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu, thông tin trong văn bản? 

Bài làm chi tiết: 

-Việc sử lí thông tin, sử dụng tài liệu trong văn bản thông tin được xem là quan trọng vì sẽ giúp cho người sử dụng dữ liệu này xác định được nguyên nhân vấn đề và từ đó tìm được hướng giải quyết. Việc xử lí thông tin còn giúp cho việc nhìn nhận vấn đề được bao quát, toàn diện và thực tế thông qua số liệu, nội dung…được xử lí.

-Khi đọc một văn bản thông tin về một vấn để tự nhiên hoặc xã hội, có thể căn cứ vào tính mới mẻ, cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu, thông tin trong văn bản để nhận biết, đánh giá.

Câu 7. Để giữ gìn và phát triển tiếng Việt, trong giao tiếp, chúng ta cần lưu ý những gì? 

Bài làm chi tiết: 

Chúng ta cần lưu ý để giữ gìn và phát triển tiếng Việt, trong giao tiếp: 

+ Chọn lọc, sử dụng ngôn ngữ trong sáng, chính xác, phù hợp, diễn đạt hiệu quả.

+ Dùng ngôn ngữ giao tiếp một cách sáng tạo, chừng mực.

+ Ngôn ngữ mang yếu tố biểu đạt cao, dễ hiểu.

+…

Câu 8. Lấy ví dụ và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa.

Bài làm chi tiết: 

Ví dụ: Công chúng luôn vỗ tay hoan hô Xuân, còn trên khán đài, đức vua Xiêm đã lộ ra mặt rồng tất cả sự thịnh nộ của vị thiên tử thế thiên hành đạo ở cái nước có hàng triệu con voi.

(Vũ trọng Phụng, Số đỏ)

- Biện pháp tu từ nói mỉa: “mặt rồng”; “vị thiên tử”.

=> Tác dụng của biện pháp tu từ: Nhấn mạnh sự tức giận của đức vua Xiêm, một người quyền cao chức trọng giống như một con rồng, một vị thiên tử. Đồng thời phê phán việc lạm quyền của nhà vua.

Câu 9. Phân tích tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,...) trong văn bản thông tin.

Bài làm chi tiết: 

-Tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ:

+ Giúp biến những thông tin phức tạp trở nên đơn giản, trực quan, gần gũi với đời sống và dễ hình dung.

+ Thể hiện, cung cấp thông tin ngắn gọn, dễ hiểu. Các kí hiệu, hình tượng, giúp người đọc khai thác nội dung cần thiết một cách nhanh chóng và dễ nhớ.

+ Tổ chức thông tin theo một trình tự logic hợp lí, liên kết các phần.

Câu 10: Nêu một số lưu ý khi viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề xã hội. Chỉ ra một số điểm khác biệt về bố cục giữa kiểu bài này với kiểu bài viết báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội. 

Bài làm chi tiết: 

  • Lưu ý khi viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề xã hội: 

+ Trình bày đầy đủ, thuyết phục các kết quả nghiên cứu thu nhận được.

+ Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng nghiên cứu.

+ Sử dụng ngôn ngữ chính xác, khách quan.

+ Sử dụng phù hợp các trích dẫn, cước chú, các phương tiện hỗ trợ như: hình ảnh, bảng biểu, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,...

+ Bố cục văn bản báo cáo gồm các phần, mục: Mở đầu, nội dung chính, kết luận.

Câu 11: Nêu một số điểm khác biệt đáng lưu ý giữa hai kiểu bài: viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ và viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội. 

Bài làm chi tiết: 

* Một số điểm khác biệt đáng lưu ý giữa hai kiểu bài:

  • Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ: 

+ Mục đích

+ Nội dung: Các vấn đề được bàn luận liên quan đến tuổi trẻ

+ Đối tượng: Những người trẻ tuổi

  • Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội:

+ Mục đích 

+ Nội dung: Các vấn đề trong bài phát biểu liên quan đến hoạt động xã hội

+ Đối tượng: Tất cả mọi người.

Câu 12: So sánh, chỉ ra một số điểm khác biệt giữa hai kiểu bài thuyết trình: 

- Trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án. 

- Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước. 

Bài làm chi tiết: 

Điểm khác biệt giữa hai kiểu bài thuyết trình:

* Kiểu bài trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án: 

Báo cáo kết quả dự án gồm 4 nội dung:

+ Mục tiêu dự án

+ Nội dung của dự án

+ Kết quả của dự án 

+ Tự đánh giá và kiến nghị

Nội dung chính là phần kết quả của dự án.

Báo cáo kết quả của dự án được thực hiện qua các đề mục: số lượng tài liệu, nội dung của sản phẩm, minh họa cụ thể, tự đánh giá sản phẩm ( về số lượng, chất lượng so với yêu cầu của bài tập dự án)

Việc đưa vào báo cáo những hình ảnh và thuyết trình hình ảnh nhằm mục đích: khiến cho báo cáo trở nên trực quan, rõ ràng và sinh động hơn.

* Kiểu bài thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước: 

Báo cáo gồm 3 phần:

+ Mở đầu

+ Nội dung chính

+ Kết thúc

Ở phần nội dung đặt vấn đề, mục tiêu và chỉ ra những thách thức, cơ hội, nêu hướng giải quyết.

Câu 13: Lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, sau đó chuyển dàn ý bài viết đó thành dàn ý bài nói.

Bài làm chi tiết: 

* Dàn ý bài văn nghị luận về tệ nạn xã hội:

a, Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tệ nạn xã hội. (Một trong những vấn đề nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận nhiều năm nay chính là vấn đề tệ nạn xã hội).

b, Thân bài: 

Thực trạng

Tệ nạn xã hội bao gồm: cờ bạc, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan, cờ bạc, ma túy, mại dâm, … diễn ra phức tạp ở hầu hết các địa phương và rộng rãi trên cả nước.

Số người rơi vào tệ nạn xã hội ngày càng tăng, lứa tuổi chủ yếu là các bạn thanh niên đang trong độ tuổi lao động.

Nguyên nhân

Chủ quan: do tính hiếu thắng muốn chứng minh bản thân mình là một “dân chơi” của một số bộ phận giới trẻ,… do ý thức của con người còn kém, hiểu biết hạn hẹp không biết hết được tác hại của những tệ nạn;

Khách quan: do bị người khác tiêm nhiễm vào đầu và làm quan trọng hóa, thần tượng hóa những tệ nạn khiến nó trở nên tốt đẹp, do môi trường xung quanh nhiều người mắc vào tệ nạn và do không được dạy dỗ chi tiết về những tệ nạn đó,…

Hậu quả

Tốn kém về của cải vật chất (tốn kém tiền để mua ma túy, mại dâm,…), dẫn đến tha hóa về đạo đức vì những hành vi: trộm cắp, cướp giật, thậm chí là giết người.

Gây thiệt hại về sức khỏe: người sử dụng chất gây nghiện sức khỏe nhanh giảm sút thậm chí là chết người.

Khiến con người lệ thuộc vào tệ nạn đó (ma túy).

Gây mất trật tự và làm giảm lối sống văn hóa tại địa phương nơi có tệ nạn xã hội.

Giải pháp

Bản thân mỗi người cần nâng cao nhận thức về tác hại của các tệ nạn xã hội, tránh xa những tệ nạn đó và giữ cho bản thân mình một lối sống trong sạch.

Địa phương cần tuyên truyền, dạy dỗ người dân về những tai hại của tệ nạn đồng thời đưa ra các giải pháp để làm giảm tệ nạn cũng như ngăn chặn chúng và xử lí nghiêm những hành vi tệ nạn xã hội.

c, Kết bài: 

Khái quát lại tác hại của tệ nạn xã hội đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

* Dàn ý bài nói:

- Mở đầu: Giới thiệu về vấn đề thuyết trình

- Nội dung chính: Trình bày các vấn đề của bài thuyết trình:

+ Thực trạng

+ Nguyên nhân

+ Hậu quả

+ Giải pháp

- Tương tác với người nghe.

- Kết thúc: Khái quát lại vấn đề, đưa ra kết luận. Xin ý kiến đóng góp.

HỆ THỐNG HÓA VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Câu 1: Văn học dân gian Việt Nam gồm những thể loại chính nào? Nêu tên tác phẩm tiêu biểu cho mỗi thể loại đó.

Bài làm chi tiết: 

Văn học dân gian Việt Nam gồm các thể loại chính:

Tên thể loại chính

 

Tác phẩm tiêu biểu

 

Thần thoại

 

VD: Trần Trụ trời, Lạc Long Quân – Âu Cơ…

 

Truyền thuyết

 

VD: An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy ; Thánh Gióng….

 

Sử thi

 

VD: Sử thi Đăm Săn (dân tộc Êđê), Đẻ đất đẻ nước (dân tộc Mường)…

 

Truyện cổ tích

 

VD: Tấm Cám, Sọ Dừa, Sự tích trầu cau…

 

Truyện ngụ ngôn

 

VD: Con hổ, con trâu và người đi cày, Cáo mượn oai hùm, Rùa và thỏ…

 

Truyện thơ

 

VD: Phạm Công – Cúc Hoa ; Tống Trân – Cúc Hoa ; Tiễn dặn người yêu….

 

Câu 2: Kẻ bảng vào vở và xếp các tác phẩm – tác giả nêu phía dưới vào ô phù hợp trong bảng:

VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

Giai đoạn

Tác phẩm – tác giả

Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XV

 

Từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVII

 

Từ đầu thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX

 

Nửa cuối thế kỉ XIX



 

 

Một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Nam quốc sơn hà (tương truyền của Lí Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Thánh Tông di thảo (tương truyền của Lê Thánh Tông), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu), Chinh phụ ngâm (nguyên văn chữ Hán: Đặng Trần Côn; bản diễn Nôm song thất lục bát: Phan Huy Ích), Chí khí anh hùng (Nguyễn Công Trứ), Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm (Nguyễn Khuyến), Thương vợ (Trần Tế Xương), Hương Sơn phong cảnh ca (Chu Mạnh Trinh).

Bài làm chi tiết: 

Giai đoạn

Tác phẩm – tác giả

Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XV

Nam quốc sơn hà (tương truyền của Lí Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)

 

Từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVII

Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Thánh Tông di thảo (tương truyền của Lê Thánh Tông), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ) 

 

Từ đầu thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX

Truyện Kiều (Nguyễn Du), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Chinh phụ ngâm (nguyên văn chữ Hán: Đặng Trần Côn; bản diễn Nôm song thất lục bát: Phan Huy Ích), Chí khí anh hùng (Nguyễn Công Trứ), 

 

 

Nửa cuối thế kỉ XIX

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu), Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm (Nguyễn Khuyến), Thương vợ (Trần Tế Xương), Hương Sơn phong cảnh ca (Chu Mạnh Trinh).

 

 

Câu 3: Nêu một số điểm khác biệt đáng lưu ý giữa hai bộ phận văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

Bài làm chi tiết: 

1. Văn học chữ Hán.

- Thành phần văn học chữ Hán xuất hiện sớm, tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại, bao gồm cả thơ và văn xuôi.

- Thể loại phong phú gồm chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết, chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật...

- Ở loại hình nào, văn học chữ Hán cũng cớ những thành tựu nghệ thuật to lớn.

2. Văn học chữ Nôm.

- Văn học chữ Nôm bao gồm các sáng tác bằng chữ Nôm, ra đời muộn hơn văn học chữ Hán (khoảng cuối thế kỉ XIII), tồn tại, phát triển đến hết thời kì văn học trung đại.

- Văn học chữ Nôm chủ yếu là thơ, rất ít văn xuôi. Trong văn học chữ Nôm, chỉ một số thể loại tiếp thu từ Trung Quốc như phú, văn tế, thơ Đường luật, còn phần lớn là thể loại văn học dân tộc như ngâm khúc (viết theo thể song thất lục bát), truyện thơ (lục bát), hát nói (viết theo thể thơ tự do kết hợp với âm nhạc), hoặc thể loại văn học Trung Quốc đã được Việt hóa như thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn.

- Văn học chữ Nôm có những thành tựu lớn ở tất cả các thể loại kể trên.

- Ở văn học trung đại, hai thành phần văn học chữ Hán và chữ Nôm cùng phát triển, bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển của văn học dân tộc.

Câu 4: Kẻ bảng sau vào vở và ghi tên ít nhất 5 tác phẩm (kèm tên tác giả) đã học thuộc văn học hiện đại Việt Nam vào ô phù hợp trong bảng (có thể chọn tác phẩm từ lớp 6 đến lớp 12)

VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

Thời kì

Tác phẩm truyện/thơ/kịch/văn nghị luận

Từ đầu thế kỉ XX đến hết Cách mạng tháng Tám năm 1945

 

 

Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay

 

 

Bài làm chi tiết: 

Thời kì

Tác phẩm truyện/thơ/kịch/văn nghị luận

Từ đầu thế kỉ XX đến hết Cách mạng tháng Tám năm 1945

 

Thơ thơ (Xuân Diệu), Điêu tàn (Chế Lan Viên), Tuyên ngôn độc lập, Việc làng (Ngô Tất Tố), Chí Phèo (Nam Cao), Kĩ nghệ lấy Tây (Vũ Trọng Phụng),  Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh),…

 

Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay

Làng (Kim Lân), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), Tây Tiến (Quang Dũng), Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm), Sóng (Xuân Quỳnh), Bắc Sơn, Những người ở lại (Nguyễn Huy Tưởng),…

 

 

 

Câu 5: Tìm hiểu về nội dung yêu nước và nội dung nhân đạo trong văn học hiện đại Việt Nam. Phân tích biểu hiện của nội dung yêu nước hoặc nhân đạo qua một/một số tác phẩm đã học.

Bài làm chi tiết: 

Nội dung yêu nước: 

Văn học hiện đại Việt Nam chuyển tiếp và phát triển mạnh mẽ chủ nghĩa yêu nước trong các sáng tác. Văn học ở những thời kì từ đầu thế kỉ XX đến 1975 đã nêu lên quan niệm mới về đất nước, con người và tình yêu tổ quốc. Trước đó ở thời kì văn học trung đại, các nhà Nho yêu nước và cả nhân dân sống trong điều kiện ý thức hệ phong kiến thống trị không thể nào quan niệm có nước lại không có vua. Nước là của vua, yêu nước tất phải yêu vua, yêu vua là yêu nước. Tuy nhiên, sang đến thời kì văn học hiện đại, sự thiết lập chế độ xã hội, chính trị mới cũng dẫn đến thay đổi trạng thái ý thức xã hội. Quan niệm của các tác giả văn thơ cách mạng về quốc gia đã khác trước. Nước không còn là của vua, vua và nước không còn là một. Vấn đề yêu nước ở văn học đầu thế kỉ XX gắn liền với vấn đề cách mạng, chống giặc ngọai xâm. Yêu nước trong văn học hiện đại gắn liền với vấn đề dân chủ. Yêu nước của tác giả đã đi đến khẳng định quyền làm chủ của người dân trong xã hội. Đồng thời cũng khẳng định vai trò của người dân trong sự nghiệp cứu nước. 

Nội dung yêu nước tiếp tục được thể hiện ở các giai đoạn sau này trong các sáng tác văn học hiện đại. Yêu nước ở giai đoạn sau 1975 còn được thể hiện trong tình yêu đôi lứa, yêu quê hương, làng xóm, yêu những điều giản dị nhất.

Nội dung nhân đạo:

Từ thời kì văn học Trung đại đến thời kì chuyển giao văn học hiện đại và sau này, nội dung nhân đạo vẫn luôn được thể hiện trong các sáng tác văn học. Nội dung nhân đạo được biểu hiện qua việc thể hiện tình yêu thương sâu sắc giữa người với người, qua sự cảm thông, chia sẻ và thấu hiểu được tác giả miêu tả, thể hiện qua những sáng tác văn học. Điều này được thể hiện ở việc thương cảm trước những bi kịch cuộc sống con người và đồng cảm với khát vọng của họ. Khẳng định mạnh mẽ quyền sống và quyền tự do, đồng thời ngợi ca những giá trị tốt đẹp của con người. Hơn hết còn là việc dùng ngòi bút để lên án, tố cáo thế lực tàn bạo, lộng quyền chà đạp lên con người; phê phán sự tha hóa vì đồng tiền. Đề cao truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc và bảo vệ quyền hạnh phúc, ước mơ của những yếu thế trong xã hội. Cổ vũ khẳng định con người cá nhân. 

* Biểu hiện nội dung nhân đạo qua truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.

Nhắc đến truyện ngắn “Lão Hạc”, một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930-1945, người ta nghĩ ngay đến nhân vật cùng tên, một điển hình của người nông dân nước ta trước Cách mạng tháng Tám mà quên mất một hình tượng cũng hết sức thành công khác trong truyện: Nhân vật "tôi"- ông giáo. Có thể nói, dù không phải là nhân vật chính, xuất hiện với vai trò là người kể chuyện, hiện lên chỉ với vài nét ngắn gọn qua lời kể của chính mình nhưng nhân vật ông giáo "tôi" là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc của Nam Cao, mang nhiều giá trị nghệ thuật, trong có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.

Trong truyện ngắn Lão Hạc, bên cạnh nhân vật chính là một điển hình xuất sắc về người nông dân Việt Nam trước 1945, nhân vật ông giáo tuy chỉ là nhân vật phụ nhưng lại mang nhiều giá trị hiện thực rõ nét. Đây là nhân vật tiêu biểu cho tầng lớp trí thức tiểu tư sản nước ta trước Cách mạng, cụ thể là những người dạy học mà tác giả gọi là những "giáo khổ trường tư". Không được khắc họa đậm nét như anh giáo Thứ trong tiểu thuyết Sống mòn, nhưng qua một ông giáo "tôi" trong truyện ngắn Lão Hạc, ta bắt gặp nhiều ông giáo khác ở nước ta trước năm 1945. Đó là những trí thức nghèo khổ, sống lay lắt bằng đồng lương ít ỏi ở các trường tư. Cuộc sống họ cũng chẳng hơn gì cuộc sống của người nông dân, cũng bấp bênh, túng quẫn và bế tắc. Trong truyện, gia đình ông giáo thường xuyên rơi vào cảnh "cùng đường đất sinh nhai", con cái nheo nhóc, bệnh tật liên miên, vợ "khổ quá rồi" đến nỗi "cái bản tính tốt" của thị "bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất". Cũng như văn sĩ Hộ trong Đời thừa, văn sĩ Điền trong Giăng sáng, ông giáo "tôi" trong Lão Hạc cũng phải "chạy ăn từng bữa toát mồ hôi" (Trần Tế Xương). Đây chính là cuộc sống của trí thức tiểu tư sản nói chung, người làm nghề dạy học nói riêng ở nước ta trước năm 1945 mà nhân vật ông giáo "tôi" là một người tiêu biểu.

Trong hoàn cảnh đời sống chật vật, túng thiếu, các nhân vật trí thức của Nam Cao thường rơi vào bi kịch giữa lí tưởng cao đẹp và hiện thực khốn cùng trói buộc, giữa khát vọng lớn lao với chuyện áo cơm ghì sát đất. Ông giáo trong Lão Hạc là một tiêu biểu cho bi kịch này của những "giáo khổ trường tư" nước ta trước Cách mạng. Ông giáo "tôi" cũng từng có "một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng đầy những say mê đẹp và cao vọng", một thời mà "mỗi lần mở một quyển ra, chưa kịp đọc dòng nào, tôi đã thấy bừng lên trong lòng tôi như một rạng đông, cái hình ảnh tuổi hai mươi trong trẻo, biết yêu và biết ghét". Nhưng "một trận ốm thập tử nhất sinh đã đem y về, trả cho đất chôn nhau cắt rốn" (Sống mòn), và rồi sau nhiều lần "cùng đất sinh nhai", con cái ốm đau nheo nhóc, vợ "khổ quá rồi", những ước mơ, hoài bão của thời trai trẻ ấy chỉ còn trong "cái kỉ niệm của một thời", đã ngủ yên trong kí ức và sau này chưa một lần ông giáo nhắc lại. Có thể nói, dù không được tác giả khắc họa đậm nét như bi kịch "một kẻ vô ích, một người thừa" giằng xé trong nội tâm của các Điền, Hộ, Thứ, nhưng qua những gì ông giáo nghĩ về "những quyển sách rất nâng niu", về "một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng", về cuộc sống bấp bênh, nghèo túng hiện tại, ta hiểu ở nhân vật này cũng có những nỗi khổ khó nói ra. Trong Sống mòn, Nam Cao khẳng định: "Đau đớn thay những kiếp sống muốn khao khát lên cao nhưng lại bị áo cơm ghì sát đất". Hay như trong Đời thừa, ông viết: "Còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khao khát làm một cái gì mà nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt". Đó chính là nỗi đau của những trí thức tiểu tư sản làm nghề dạy học ở nước ta trước 1945 mà anh giáo Thứ, ông giáo "tôi" là những điển hình.

Không chỉ là "nhà văn hiện thực xuất sắc", Nam Cao còn là "nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn". Và "cái góc, nền tảng vững chắc của chủ nghĩa hiện thực của Nam Cao là chủ nghĩa nhân đạo" (Trần Đăng Suyền, tài liệu đã dẫn), bởi hơn ai hết, ông ý thức được rất rõ giá trị chân chính của "một tác phẩm thật giá trị" là giá trị nhân đạo của nó. Trong Đời thừa, nhà văn viết: "Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần hơn". Quả thực, Nam Cao đã làm được những gì ông quan niệm. Giữa lằn ranh mong manh của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự nhiên, nhà văn đã không bị chao đảo, nghiêng lệch về chí tuyến bên kia bởi ông đứng vững chắc trên nền tảng chủ nghĩa nhân đạo. Nam Cao là "nhà văn của những người khốn khổ, tủi nhục nhất trong xã hội thực dân - phong kiến".

Viết về từng người trong họ, ông "đều bộc lộ tấm lòng của một con người đau đời và thương đời da diết", bởi "Nam Cao yêu thương những con người bị cuộc đời đày đọa" (Trần Đăng Suyền). Tác phẩm Nam Cao "càng thử thách càng ngời sáng", có địa vị quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc, có lẽ trước hết bởi ở giá trị nhân đạo mà chúng mang trong mình.

Tìm kiếm google:

Soạn văn 12 chân trời tập 2, soạn ngữ văn 12 CTST bài Ôn tập cuối học kì II và, soạn bài Ôn tập cuối học kì II và ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 12 tập 2 CTST mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net