Soạn chi tiết Ngữ văn 12 CTST bài 9 Dòng Mê Kông "giận dữ" (Theo Hoàng Nam, Thu Hằng, Hoàng Khánh, Thanh Hà)

Hướng dẫn giải chi tiết bài 9 Dòng Mê Kông "giận dữ" (Theo Hoàng Nam, Thu Hằng, Hoàng Khánh, Thanh Hà) bộ sách mới Ngữ văn 12 tập 2 Chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

I. HƯỚNG DẪN ĐỌC   

Câu 1: Xác định kiểu bố cục của văn bản. Nhận xét mức độ phù hợp giữa nhan đề với nội dung của văn bản. Đề xuất một nhan đề khác cho văn bản và lí giải cơ sở đề xuất của bạn. 

Bài làm chi tiết: 

Bố cục của văn bản phù hợp với nhan đề và nội dung, thể hiện một cách chi tiết hóa nội dung được gợi ra từ nhan đề.

Câu 2: Những thông tin, dữ liệu được nêu trong văn bản có ý nghĩa thời sự trong thời điểm hiện tại hay không? Hãy lí giải. 

Bài làm chi tiết: 

Vẫn còn ý nghĩa thời sự với những thông tin, dữ liệu nêu ra trong văn bản hiện nay. Bởi trong thời đại ngày nay, việc chạy theo lợi ích riêng và chạy theo đồng tiền mà không quan tâm đến thiên nhiên, không quan tâm đến hậu quả từ những hành động gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thiên nhiên mà con người để lại. Khiến đất đai bị xói mòn gây ra bão lũ, sạt lở nghiêm trọng, gây hậu quả nặng nề đến người và tài sản. Do vậy vấn đề đặt ra trong văn bản vẫn mang ý nghĩa thời sự nóng hổi trong bối cảnh thời đại ngày nay.

Câu 3: Xác định thông tin cơ bản và thông tin chỉ tiết của phần văn bản Sông đói “ngoạm bờ”. Phân tích vai trò của các thông tin chỉ tiết trong phân văn bản trên. 

Bài làm chi tiết: 

Xác định thông tin cơ bản: Xây dựng hàng loạt đập thủy điện ở Trung Quốc - thượng nguồn Mê Kông dẫn đến thiếu phù sa.

Thông tin chi tiết: 

+ Hàng loạt đập thủy điện ở Trung Quốc - thượng nguồn Mê Kông đi vào hoạt động  lượng phù sa mịn tại hạ nguồn giảm khoảng 50% - từ 160 triệu tấn mỗi năm (1992) còn 85 triệu tấn (2014). Dự báo sau khi 11 đập thủy điện ở hạ lưu hoàn tất, sẽ giảm thêm từ 85 còn 42 triệu tấn. Đến năm 2040, chỉ còn 4,5 triệu trầm tích đổ về Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Hệ quả: 

Tỉ lệ xói - bồi ngày càng chênh lệch ở hầu hết các địa phương. 

Sạt lở nhiều ở các tỉnh dọc sông Tiền.

Cả dòng sông và con người đều trong cơn “khát” cát.

+ Nghiên cứu của SIWRR từ 2012 kết luận: Nếu không có khai thác cát, diễn biến xói bồi sẽ rất ít.

+ Năm 2022, kết luận được chỉ ra rằng: Hơn 80% nguyên nhân là do tác động của con người khi nạo vét lòng dẫn và khai thác cát quá mức. 

Vai trò:

Việc đưa ra những thông tin chi tiết trên giúp cho người đọc dễ dàng hình dung và nhận biết được quá trình và những nguyên nhân, hậu quả mà việc làm của con người gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bồi đắp phù sa và gây ra xói bồi. Những thông tin được đưa ra chính là yếu tố quan trọng, cần thiết trong một văn bản thông tin. Qua đó, chúng ta hiểu một cách rõ ràng về những hành động của con người đang tác động trực tiếp, khai thác quá mức đến độ báo động gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, đáng quan tâm.

Câu 4: Nhận xét hiệu quả sử dụng của những từ ngữ như vết thương, nội soi tổng quát, cơ thể tự nhiên trong phần văn bản: “Khi “vết thương” ở bở sông vừa tạm lành, các cơ quan chuyên môn lại phát hiện mối nguy mới nhiều khả năng sẽ phúc tạp hơn cho cù lao An Bình ... như chặt phá rừng, xây dựng đập hay khai thác cát, đều sẽ phải “trả giá”.

Soạn chi tiết: 

Việc tác giả sử dụng những từ ngữ như vết thương, nội soi tổng quát, cơ thể tự nhiên trong phần văn bản trên nhằm thể hiện một cách chi tiết, gợi hình, giúp cho người đọc dễ dàng hình dung được tình trạng của các con sông khi bị con người tác động xấu một cách mạnh mẽ. Cách mượn các thuật ngữ khoa học chỉ người để chỉ sự vật càng cho thấy sự độc đáo trong sử dụng từ ngữ của tác giả, gợi trí tưởng tượng phong phú cho người đọc. 

Câu 5: Nếu văn bản không sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ thì hiệu quả biểu đạt của thông tin sẽ như thế nào? 

Bài làm chi tiết: 

Hiệu quả biểu đạt thông tin sẽ giảm, không tạo ấn tượng mạnh và khiến người đọc khó hình dung hơn nội dung văn bản truyền tải nếu văn bản thiếu đi phương tiện phi ngôn ngữ thì. Các phương tiện phi ngôn ngữ giúp người đọc dễ dàng hình dung hơn, tiếp nhận một cách hiệu quả thông tin. 

Câu 6: Xác định để tài của văn bản. Đề tài ấy có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay? 

Bài làm chi tiết: 

Đề tài văn bản: Sự tác động và khai thác quá mức của con người đối với dòng sông Mê Kông dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Đề tài này có ý nghĩa quan trọng, mang yếu tố sống còn trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.

Câu 7: Bạn đánh giá như thế nào về quan điểm: “Mọi tác động qua lại giữa con người và dòng sông đều mang tính nhân quả, có tầm ảnh hướng liên khu vực”.

Bài làm chi tiết: 

Đây là một quan điểm đúng đắn : “Mọi tác động qua lại giữa con người và dòng sông đều mang tính nhân quả, có tầm ảnh hưởng liên khu vực”. Con người và tự nhiên cần được chung sống hòa bình, có sự tác động qua lại một cách hợp lí, không làm ảnh hưởng lẫn nhau. Bởi nếu con người quá lạm dụng và khai thác một cách quá mức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tự nhiên thì tất yếu sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, khó lường. Mối quan hệ giữa con người với dòng sông cũng vậy, nếu con người tác động tiêu cực tới nó bằng cách xây dựng đập thủy điện tràn lan, nạo vét lòng, khai thác cát quá mức, chặt phá rừng,… dòng sông sẽ lấy lại phù sa, lấy lại những gì tươi đẹp mà nó ban cho con người. Từ đó, gây ra những khan hiếm, những hậu quả nặng nề mà người gánh chịu không ai khác, chính là con người. Hơn hết, mỗi dòng sông đều mang tính liên khu vực, do vậy, việc tác động mạnh đến một bộ phận nào của dòng sông đều sẽ gây ra những ảnh hưởng liên quan khác. 

Tìm kiếm google:

Soạn văn 12 chân trời tập 2, soạn ngữ văn 12 CTST bài 9 Dòng Mê Kông "giận dữ" (Theo, soạn bài 9 Dòng Mê Kông "giận dữ" (Theo ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 12 tập 2 CTST mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net