Soạn chi tiết Ngữ văn 12 CTST bài 7 Ngày 30 Tết (Trích Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng)

Hướng dẫn giải chi tiết bài 7 Ngày 30 Tết (Trích Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng) bộ sách mới Ngữ văn 12 tập 2 Chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

HƯỚNG DẪN ĐỌC

Câu 1: Nội dung bao quát của văn bản này là gì?

Bài làm chi tiết:

Khung cảnh đoàn viên đêm 30 Tết của đại gia đình nhà ông Bằng chính là nội dung bao quát.

Câu 2: Liệt kê những hành động, lời nói của nhân vật Hoài trong đoạn trích. Từ những chi tiết đã liệt kê đó, bạn hãy nhận xét về tính cách của nhân vật này.

Bài làm chi tiết:

Hành động

Lời nói

- Ôm Lý 

- Mang quà cho mọi người 

- Lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản, gót nứt nẻ thâm đen, giẫm trên nền đá lạnh, kịp hãm lại khi còn cách ông già hai hàng gạch hoa.

- Ngước mắt lên, đăm đắm nhìn bàn thờ. Hai tay nâng lên trước ngực, thế chỗ ông Bằng khi ông lui ra.

 

- Cô Phượng đấy ư?

- Làm gì! Đám cưới chú và.... Ông đâu?

- Dung mà còn rỡ.... cứ dồn tới.

- Ông có khỏe không, hai cô?

- Vẫn, nhưng tôi chuyển sang...cô ạ.

- Ông viết thư cho tôi...Tôi sợ ông buồn.

- Chẳng mang được gì lên đâu.... Trẻ như gái mười tám ấy!

- Thưa ông....nó phải đi...

=> Nhận xét: Nhân vật Hoài là một người phụ nữ hiền lành, đảm đang, tháo vát, giàu tình cảm. Dù đã tái hôn nhưng cô vẫn rất được lòng gia đình nhà chồng cũ, vẫn thường xuyên quan tâm, thân thiết với họ. Chị Hoài chính là hình tượng tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, chính là sợi dây kết nối, xóa đi những khoảng cách vô hình mà xã hội với nền kinh tế thị trường, với sự tính toán vụ lợi làm phá vỡ những giá trị tốt đẹp, làm nguội lạnh quan hệ tình cảm thiêng liêng trong gia đình.

Câu 3: Phân tích ý nghĩa của những chi tiết trong lời kể của chị Hoài về gia đình mới của chị. 

Bài làm chi tiết:

Ý nghĩa:

Những chi tiết trong lời kể của chị Hoài về gia đình mới của chị đã bộc lộ cốt cách con người chị. Chị Hoài hiện lên là người phụ nữ thôn quê chân chất, thật thà, chăm chỉ, cần cù và rất mực yêu thương gia đình của mình. Qua lời kể của chị, ta cũng nhận ra chị hài lòng với cuộc sống hiện tại và chị đang sống rất hạnh phúc. 

Câu 4: Tình cảm của mọi người trong gia đình đối với chị Hoài như thế nào? Những hình ảnh, chi tiết nào nói lên tình cảm đó?

Bài làm chi tiết:

Điều đó thể hiện qua rất nhiều chi tiết khi người trong gia đình đều rất quý mến, yêu thương và tôn trọng Hoài.

- Lý và Phượng ao ước được gặp Hoài

- Nghe chị Hoài đến, Đông, Lý, Luận hấp tấp từ phòng khách ùa ra

- Mọi người tôn trọng cuộc sống mới của chị, không trách móc, oán than khi chị tái hôn

- Phượng sôi nổi xách đồ cho Hoài, trong khi Lý thì ôm chầm lấy chị

- Mọi người xúm lại hỏi thăm chị

- Ông Bằng viết thư cho chị Hoài

- Ông Bằng xúc động khi nhìn thấy chị Hoài.

Câu 5: Phân tích thái độ, tình cảm của các nhân vật trong cảnh thắp hương ngày Tết. Từ đó, bạn có suy nghĩ gì về truyền thống văn hoá của người Việt Nam?

Bài làm chi tiết:

Khung cảnh thắp hương diễn ra trang trọng và cũng thật đầm ấm. Bàn thờ gia tiên nghi ngút khói hương cùng mâm cỗ thịnh soạn với các món truyền thống của người Hà Nội như: bánh chưng, nem rán, giò chả, gà tần hạt sen,... đã gợi lên ở người đọc không khí đầm ấm chỉ có ở đêm 30 Tết:

- Mọi người đều trở về, cùng nhau thành kính mỗi người chuẩn bị một việc cho buổi cúng Tết

- Ông Bằng nghiêm trang, trang phục chỉnh tề đứng trước bàn thờ chủ trì buổi lễ. Đây chính là khung cảnh của buổi lễ Tết của người Hà Nội xưa.

- Lời khấn của ông Bằng như một lời tưởng nhớ với những người đã mất như tổ tiên, ông bà,...một cách thiêng liêng và thành kính nhất.

=> Đây như sự giao lưu giữa hai thế hệ, dù dòng chảy thời gian không bao giờ ngừng nhưng luôn có sự kế nhiệm những truyền thống tốt đẹp với nhau.

Câu 6: Xác định thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc. Theo bạn, những giá trị tinh thần mà văn bản đề cao có cần được tiếp tục gìn giữ không? Vì sao?

Bài làm chi tiết:

Xác định thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc: 

+Khuyên mọi người hãy trân trọng những giá trị truyền thống, những nét văn hóa, phong tục phẩm chất con người Hà Nội xưa.

+ Theo em, những giá trị tinh thần mà văn bản đề cao luôn cần được tiếp tục gìn giữ và phát huy. Bởi lẽ, nó là một phần không thể thiếu của văn hóa dân tộc, là một phần nét đẹp của cốt cách con người Việt Nam. Gìn giữ và phát huy giá trị tinh thần ấy là một cách để thể hiện lòng yêu nước. 

Tìm kiếm google:

Soạn văn 12 chân trời tập 2, soạn ngữ văn 12 CTST bài 7 Ngày 30 Tết (Trích Mùa lá, soạn bài 7 Ngày 30 Tết (Trích Mùa lá ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 12 tập 2 CTST mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com