Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 1: NON SÔNG TƯƠI ĐẸP
Bài 1:
- Tiết 1. Hát: Đường lên Tây Bắc
- Tiết 2. Hát: Đường lên Tây Bắc (tiếp)
Nghe nhạc: Chung một niềm tin
- Tiết 3. Hát: Đường lên Tây Bắc (tiếp)
Thường thức âm nhạc: Các giai đoạn lịch sử âm nhạc Việt Nam.
Bài 2:
- Tiết 4. Lí thuyết âm nhạc: Giọng và gam Pha trưởng.
Đọc nhạc: Bài luyện quãng.
- Tiết 5. Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1.
Nhạc cụ: Mẫu tiết tấu.
- Tiết 6. Nhạc cụ: Gõ đệm cho bài hát Đường lên Tây Bắc.
- Tiết 7. Nhạc cụ: Gõ đệm cho bài hát Đường lên Tây Bắc (tiếp)
BÀI 1
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hát: hát đúng cao độ, trường độ, lời ca và sắc thái; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc trong bài hát Đường lên Tây Bắc.
- Nghe nhạc: cảm nhận và đánh giá được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật; nhắc lại chủ đề chính của tác phẩm Chung một niềm tin.
- Thường thức âm nhạc: nêu được vài nét về các giai đoạn lịch sử âm nhạc Việt Nam.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Hát:
- Tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc, xác định được những chỗ cần lấy hơi trong bài hát Đường lên Tây Bắc.
- Thực hiện đúng các từ có hát luyến.
- Thể hiện đúng cao độ quãng nửa cung ở nhịp thứ 15.
- Tập hát từng câu, từng đoạn, ghép thành bài hoàn chỉnh.
- Thể hiện được tính chất trữ tình, mềm mại của bài hát.
- Nghe nhạc:
- Nghe và nhận biết được một số nhạc cụ diễn tấu trong bài Chung một niềm tin.
- Nhắc lại nét nhạc của chủ đề chính trong trích đoạn Chung một niềm tin.
- Cảm nhận tính chất âm nhạc trong tác phẩm Chung một niềm tin.
- Thường thức âm nhạc:
- Trình bày được một số nét về lịch sử âm nhạc Việt Nam.
- Sưu tâm được một số hình ảnh minh họa cho một số giai đoạn trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.
- Phẩm chất
- Tích cực học tập, rèn luyện
- Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- SHS, SGV Âm nhạc 11.
- File âm thanh và hình ảnh, video bản nhạc Đường lên Tây Bắc và Chung một niềm tin.
- Tư liệu minh họa một số giai đoạn trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.
- Nhạc cụ, nhạc đệm, phương tiện nghe nhìn,…
- Đối với học sinh
- SHS Âm nhạc 11.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV phục vụ bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1 : HÁT – ĐƯỜNG LÊN TÂY BẮC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, tích cực cho HS để chuẩn bị bước vào bài học mới.
- Nội dung: GV yêu cầu HS kể tên một số bài hát có liên quan đến một số địa phương, đại danh ở Việt Nam.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tên một số bài hát có liên quan đến một số địa phương, địa danh ở Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Kể tên một số bài hát có liên quan đến một số địa phương, địa danh ở Việt Nam.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, vận dụng một số kiến thức đã học và hiểu biết thực tế để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 2 – 3 HS kể tên một số bài hát có liên quan đến một số địa phương, địa danh ở Việt Nam.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án và cho HS lắng nghe một số bài hát có liên quan đến địa phương, địa danh ở Việt Nam:
+ Mời anh lên Cao Bằng quê em
https://www.youtube.com/watch?v=kIrmrEl5x3c
+ Xôn xang mênh mang cao nguyên Đăk Lăk
https://www.youtube.com/watch?v=EUy3CnZdAYU
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20 phút)
Hoạt động: Hát – Đường lên Tây Bắc
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hát đúng cao độ, trường độ, lời ca và sắc thái; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc trong bài hát Đường lên Tây Bắc.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện:
- Khởi động giọng.
- Học hát ca khúc Đường lên Tây Bắc.
+ Tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc, xác định được những chỗ cần lấy hơi trong bài hát Đường lên Tây Bắc.
+ Thực hiện đúng các từ có hát luyến.
+ Thể hiện đúng cao độ quãng nửa cung ở nhịp thứ 15.
+ Tập hát từng câu, từng đoạn, ghép thành bài hoàn chỉnh.
+ Thể hiện được tính chất trữ tình, mềm mại của bài hát.
- Sản phẩm:
- HS hát rõ ràng, mạch lạc, rõ lời ca;
- Miệng mở rộng rãi, tự nhiên, nét mặt, cơ hàm thả lỏng;
- Lấy đúng hơi tại những chỗ ngắt ý, ngắt câu, ngắt đoạn;
- Đặt âm thanh nhẹ nhàng;
- Thể hiện đúng tính chất của ca khúc được học.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu nội dung học hát: Hát – Đường lên Tây Bắc. * Tìm hiểu tác giả, tác phẩm - GV giới thiệu cho HS: + Tên tác giả: thân thế, phong cách sáng tác, các tác phẩm tiêu biểu,... + Tác phẩm: hoàn cảnh ra đời, phong cách âm nhạc, nội dung, ý nghĩa của bài hát,... - GV hướng dẫn HS quan sát bản nhạc và đọc lướt lời ca để nắm được cấu trúc bài hát. | Hát – Đường lên Tây Bắc Tác giả - Nhạc sĩ Văn An (1929 – 2011) sinh ra ở Nam Định, lớn lên ở Bắc Ninh. |
---------------------Còn tiếp----------------------