Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy : …/…/…
TIẾT 26: HÁT – TỔ QUỐC (TIẾP)
NGHE NHẠC: NƠI ĐẢO XA
Nội dung 1. Hát – Tổ quốc
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS luyện thanh với kĩ thuật hát luyến, phù hợp với giai điệu trong bài hát Tổ quốc.
Bước 2, 3: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe và luyện thanh theo GV.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt HS vào nội dung: Hát – Tổ quốc.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS tìm các vị trí sử dụng hát luyến trong bản nhạc: các từ tương ứng với nhóm cao độ từ hai âm trở lên, thưởng kèm theo kí hiệu dấu nối. - GV yêu cầu HS tập hát riêng các câu có sử dụng kĩ thuật hát luyến đảm bảo đúng cao độ, trường độ, hát rõ lời, sau đó ghép cả bài. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS luyện tập theo hướng dẫn của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS trình diễn trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt lại nội dung kiến thức. | Hát – Tổ quốc HS trình diễn bài hát Tổ quốc theo sử dụng kĩ thuật hát luyến.
|
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm tự chọn hình thức trình diễn phù hợp với năng lực: đơn ca, song ca, tốp ca,...
- GV gợi ý cho HS vừa hát, vừa kết hợp đánh nhịp hoặc vỗ tay theo nhịp, phách.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS học cách đánh nhịp theo sự hướng dẫn của GV
- HS thực hành theo nhóm các nhiệm vụ được giao.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện cá nhân, tổ/nhóm HS trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện, nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, biểu dương.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chọn một âm hình tiết tấu và các động tác vận động cơ thể phù hợp để gõ đệm cho bài hát.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS học cách đánh nhịp theo sự hướng dẫn của GV
- HS thực hành theo nhóm các nhiệm vụ được giao.
- HS phân chia nhiệm vụ trong nhóm (người đánh nhịp, người gõ đệm, người vỗ tay,...).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện cá nhân, tổ/nhóm HS trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện, nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, biểu dương.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nội dung 2. Nghe nhạc: Nơi đảo xa
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (10 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm. - GV cho HS lắng nghe ca khúc Nơi đảo xa để HS bước đầu cảm nhận về tính chất da diết, đậm chất thơ của bài hát. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tập trung lắng nghe GV hướng dẫn. - HS lắng nghe và cảm nhận giai điệu của bản nhạc. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS đặt thêm câu hỏi cho GV về những nội dung liên quan mình chưa hiểu. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét thái độ học tập của HS, chuyển sang nội dung mới. | Nghe nhạc – Nơi đảo xa - Tác giả: + Nhạc sĩ Thế Song (1933 – 2018) sinh ra tại Hà Nội. + Ông tự tìm tòi và học các môn như hòa thanh, phối khí, lí luận âm nhạc,... + Khoảng gần 600 ca khúc với các chủ đề viết về biển, về người lính, về các địa danh ông đã từng đi qua,... + Tác phẩm tiêu biểu: Ngôi nhà lính đảo, Hòn mưa, Mênh mang Trường Sa, Sóng rũ, Vũng Tàu biển tình yêu,... - Tác phẩm Nơi đảo xa: + Hoàn thiện vào năm 1979 sau khi tác giả có chuyến đi thực tế tại Quảng Ninh. + Viết về Trường Sa khi ôn còn chưa được tới thăm hòn đảo này. + Lời bài hát mang đậm chất thơ cùng với chất tự sự da diết và chan chứa cảm xúc của giai điệu là những chất xúc tác giúp cho tác giả truyền tải thành công những tâm tư tình cảm của người lính xa nhà, những hi vọng đầy mong nhớ của người lính dành cho người thân,... |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác