Soạn mới giáo án Âm nhạc 11 cánh diều bài 15: Hát: Lí chiều chiều

Soạn mới Giáo án âm nhạc 11 cánh diều bài Hát: Lí chiều chiều. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 3: ĐIỆU HÁT QUÊ HƯƠNG

Bài 5:

  • Tiết 15. Hát: Lí chiều chiều
  • Tiết 16. Hát: Lí chiều chiều (tiếp)

Nghe nhạc: Trích đoạn Chương I Giao hưởng Quê hương

  • Tiết 17. Hát: Lí chiều chiều (tiếp)

Thường thức âm nhạc: Giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến năm 1945 trong lịch sử âm nhạc Việt Nam

Bài 6:

  • Tiết 18. Lí thuyết âm nhạc: Giọng và gam Rê thứ

Đọc nhạc: Bài luyện quãng

  • Tiết 19. Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 3

Nhạc cụ: Thực hành bài luyện ngón bằng nhạc cụ thể hiện giai điệu

  • Tiết 20. Nhạc cụ: Thực hành bài luyện ngón bằng nhạc cụ thể hiện giai điệu (tiếp)

Nhạc cụ: Thực hành Bài đọc nhạc số 3 bằng nhạc cụ thể hiện giai điệu

  • Tiết 21. Nhạc cụ: Thực hành Bài đọc nhạc số 3 bằng nhạc cụ thể hiện giai điệu (tiếp)
  • Tiết 22. Nhạc cụ: Thực hành Bài đọc nhạc số 3 bằng nhạc cụ thể hiện giai điệu (tiếp)

 

BÀI 5

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hát: hát đúng cao độ, trường độ, lời ca và sắc thái; biết vận dụng kĩ thuật hát luyến khi hát bài Lí chiều chiều; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc; biết hát kết hợp gõ đệm.
  • Nghe nhạc: cảm nhận và đánh giá được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật trong chương I Giao hưởng Quê hương; nhắc lại được chủ đề chính của tác phẩm.
  • Thường thức âm nhạc: nêu được một số đặc điểm âm nhạc thời kì nửa sau thế kỉ XIX đến năm 1945 trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Hát:
  • Tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc, xác định được những chỗ cần lấy hơi trong bài hát chiều chiều.
  • Thực hiện đúng các từ có hát luyến.
  • Thể hiện đúng các âm hình tiết tấu đảo phách, giữ nhịp ổn định.
  • Tập hát từng câu, từng đoạn, ghép thành bài hoàn chỉnh.
  • Thể hiện được tính chất trữ tình, sâu lắng của bài hát.
  • Nghe nhạc:
  • Nghe và nhận biết được một số nhạc cụ diễn tấu trong bài Chương I Giao hưởng Quê hương.
  • Nhắc lại nét nhạc của chủ đề chính trong Chương I Giao hưởng Quê hương.
  • Cảm nhận tính chất âm nhạc trong tác phẩm Chương I Giao hưởng Quê hương.
  • Thường thức âm nhạc:
  • Trình bày được một số nét về lịch sử âm nhạc Việt Nam trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến năm 1945.
  • Sưu tầm được một số hình ảnh minh họa cho một số giai đoạn trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.
  1. Phẩm chất
  • Tích cực học tập, rèn luyện.
  • Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Âm nhạc 11.
  • File âm thanh và hình ảnh, video bản nhạc chiều chiều Giao hưởng Quê hương.
  • Tư liệu minh họa giai đoạn âm nhạc Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX đến năm 1945.
  • Nhạc cụ, nhạc đệm, phương tiện nghe nhìn,…
  1. Đối với học sinh
  • SHS Âm nhạc 11.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV phục vụ bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

TIẾT 15 : HÁT – LÍ CHIỀU CHIỀU

 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, tích cực cho HS để chuẩn bị bước vào bài học mới.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS kể tên một số bài hát dân ca ở thể loại lí.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tên một số bài hát dân ca ở thể loại lí và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Kể tên một số bài hát dân ca ở thể loại lí.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, vận dụng một số kiến thức đã học và hiểu biết thực tế để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 2 – 3 HS kể tên một số bài hát dân ca ở thể loại lí.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án và cho HS lắng nghe một số bài hát dân ca ở thể loại lí:

+ Lí cây bông: https://youtu.be/n3Pqt-63NJU

Bông xanh bông trắng rồi lại vàng bông, ơi bạn ơi.

Bông lê cho bằng bông lựu ơi bạn ơi.

Là a í a đố nàng, bông rồi lại mấу bông là a í a đố nàng,

bông rồi lại mấу bông.

+ Lí con sáo: https://www.youtube.com/watch?v=EUy3CnZdAYU

Ai đem con sáo sang sông

Để cho, để cho con sáo (ơi người ơi !)

Ѕổ lồng (ơi người ơi) baу xa

Ѕổ lồng (ơi người ơi) baу xa

Non cao ai đắp nên cao

Bể sâu, bể sâu nhờ bởi (ơi người ơi)

Ai đào (ơi người ơi) nên sâu

Ai đào (ơi người ơi) nên sâu

+ Lí ngựa ô: https://youtu.be/rn9k8vFJuCA

Khớp con ngựa ngựa ô

Khớp con ngựa ngựa ô

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Hát – Lí chiều chiều.

 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20 phút)

Hoạt động: Hát – chiều chiều

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hát đúng cao độ, trường độ, lời ca và sắc thái; biết vận dụng kĩ thuật hát luyến khi hát bài Lí chiều chiều; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc; biết hát kết hợp gõ đệm.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện:

- Khởi động giọng.

- Học hát ca khúc chiều chiều.

+ Tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc, xác định được những chỗ cần lấy hơi trong bài hát Lí chiều chiều.

+ Thực hiện đúng các từ có hát luyến.

+ Thể hiện đúng các âm hình tiết tấu đảo phách, giữ nhịp độ ổn định.

+ Tập hát từng câu, từng đoạn, ghép thành bài hoàn chỉnh.

+ Thể hiện được tính chất trữ tình, sâu lắng của bài hát.

  1. Sản phẩm:

- HS hát rõ ràng, mạch lạc, rõ lời ca;

- Miệng mở rộng rãi, tự nhiên, nét mặt, cơ hàm thả lỏng;

- Lấy đúng hơi tại những chỗ ngắt ý, ngắt câu, ngắt đoạn;

- Đặt âm thanh nhẹ nhàng;

- Thể hiện đúng tính chất của ca khúc được học.

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu nội dung học hát: Hát – Lí chiều chiều.

* Tìm hiểu tên và xuất xứ bài hát

- GV giới thiệu cho HS một số nét chính về dân ca Nam Bộ và tác phẩm.

- GV hướng dẫn HS quan sát bản nhạc và đọc lướt lời ca để nắm được cấu trúc bài hát.

- GV mở file âm thanh/video cho HS lắng nghe bài hát chiều chiều (HS đồng thời theo dõi bản nhạc, hát nhẩm theo).

https://youtu.be/2RKgyzbYTvA

- GV hát mẫu cho HS 1 lần bài hát chiều chiều.

* Khởi động giọng

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng (luyện thanh, mở rộng âm vực, chú ý hơi thở, khẩu hình).

* Học hát ca khúc Đường lên Tây Bắc

- GV hướng dẫn HS học hát từng câu ca khúc chiều chiều:

Chiều chiều ra đứng/ tây lầu tây./ Tây lầu tây./

Thấy cô tang tình gánh nước/ tưới cây tưới cây ngô đồng./

Xui ai xui trong lòng/ trong lòng tôi thương,/ thương cô tưới cây ngô đồng,/

+ GV đàn từng câu, hát mẫu, yêu cầu HS nhắc lại.

https://youtu.be/2RKgyzbYTvA

+ GV cho HS hát nối tiếp từng câu mới (chú ý vị trí ngắt hơi, lấy hơi).

+ GV bật nhạc đệm để HS hát cả đoạn.

+ GV hướng dẫn HS hát từng đoạn cùng nhạc đệm.

+ GV hướng dẫn HS hát ghép nối các đoạn đã học với nhạc đệm.

+ GV hướng dẫn HS thực hành luyện tập, biểu diễn.

- GV lưu ý HS về các kí hiệu âm nhạc, xác định những chỗ cần lấy hơi trong bài hát, hát đúng các từ có hát luyến,…

Bước 2 : HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV giới thiệu về tác giả, tác phẩm chiều chiều.

- HS khởi động giọng.

- HS học hát ca khúc chiều chiều theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS hát từng câu, từng đoạn và ghép nối các đoạn đã học với nhạc đệm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS những chỗ HS hát sai (nếu có).

- GV cho HS nêu một số cảm nhận sau khi học bài hát.

Hát – chiều chiều

* Dân ca Nam Bộ

- Thường là những đề tài gần gũi với cuộc sống, với thiên nhiên; giai điệu ngọt ngào trữ tình với nhạc điệu phần lớn là thang âm ngũ cung; lời ca sinh động và đa dạng về ngôn từ;...

- Với những đặc trưng đó, các điệu lí trở thành một món ăn tinh thần được yêu thích và được sử dụng rộng rãi trong các sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người dân, nhất là vùng Nam Bộ.

* Tác phẩm Lí chiều chiều

- Là bài dân ca Nam Bộ. Những làn điệu của thể loại này được cho là sinh ra từ cảm hứng của nhưng người dân lao động.

- Là bài dân ca Nam Bộ có giai điệu trữ tình với nhiều luyến âm đặc trưng đã tạo được cảm xúc sâu lắng cho người hát cũng như người nghe.

* Học hát ca khúc Lí chiều chiều

- Tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc và xác định những chỗ cần lấy hơi trong bài hát.

- Thực hiện các từ có hát luyến.

- Tập riêng ô nhịp thứ 4; 6; 7; 13; 14; 15 để đảm bảo đúng cao độ của các quãng 5, 6, 7.

- Thể hiện đúng các âm hình tiết tấu đảo phách, giữ nhịp độ ổn định.

- Thể hiện ngữ điệu miền Nam (không bắt buộc) và tính chất trữ tình của bài hát.

Soạn mới giáo án Âm nhạc 11 cánh diều bài 15: Hát: Lí chiều chiều

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án âm nhạc 11 cánh diều mới, soạn giáo án âm nhạc 11 cánh diều bài Hát: Lí chiều chiều, giáo án âm nhạc 11 cánh diều

Soạn giáo án Âm nhạc 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay