Soạn mới giáo án Âm nhạc 11 cánh diều bài 32: Hát: Mùa xuân trên quê hương

Soạn mới Giáo án âm nhạc 11 cánh diều bài Hát: Mùa xuân trên quê hương. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 5: MÙA XUÂN

Bài 9:

  • Tiết 32. Hát: Mùa xuân trên quê hương
  • Tiết 33. Hát: Mùa xuân trên quê hương (tiếp)

Nghe nhạc: Nắng có còn xuân

  • Tiết 34. Hát: Mùa xuân trên quê hương (tiếp)

Bài 10:

  • Tiết 35. Đọc nhạc: Bài luyện quãng

Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 5

  • Tiết 36. Nhạc cụ: Gõ đệm cho Bài đọc nhạc số 5 theo mẫu tiết tấu cho trước

Nhạc cụ: Thực hành bài luyện ngón bằng nhạc cụ thể hiện giai điệu

  • Tiết 37. Nhạc cụ: Thực hành Bài đọc nhạc số 5 bằng nhạc cụ thể hiện giai điệu

Nhạc cụ: Thể hiện hợp âm đệm bằng đàn ukulele

  • Tiết 38. Nhạc cụ: Thể hiện hợp âm đệm bằng đàn ukulele (tiếp)

 

BÀI 9

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hát: hát đúng cao độ, trường độ, lời ca và sắc thái bài hát Mùa xuân trên quê hương; biết điều tiết hơi thở hợp lí; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc.
  • Nghe nhạc: cảm nhận và đánh giá được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật trong nội dung bài hát Nắng có còn xuân.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Hát:
  • Tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc và xác định những chỗ cần lấy hơi trong bài hát.
  • Thể hiện đúng cao độ, các bước nhảy quãng.
  • Đặt âm nhẹ nhàng, hát rõ lời.
  • Tập hát từng câu, từng đoạn; sau đó ghép thành bài hoàn chỉnh với nhịp độ vừa phải.
  • Thể hiện đúng tính chất nhịp nhàng, tình cảm bồi hồi và thiêng liêng của bài hát.
  • Nghe nhạc:
  • Nghe và phân chia bài hát Nắng có còn xuân thành các đoạn.
  • Cảm nhận về nội dung và tính chất âm nhạc của bài hát Nắng có còn xuân.
  • Nêu những hình ảnh được nhắc đến trong bài hát.
  1. Phẩm chất
  • Biết quý trọng tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè; biết tôn trọng người lớn tuổi và thầy cô giáo.
  • Có ý thức giữ gìn đạo đức.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Âm nhạc 11.
  • File âm thanh và hình ảnh, video bản nhạc Mùa xuân trên quê hương Nắng có còn xuân.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Âm nhạc 11.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV phục vụ bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

TIẾT 32: HÁT – MÙA XUÂN TRÊN QUÊ HƯƠNG

 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, tích cực cho HS để chuẩn bị bước vào bài học mới.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS hát một ca khúc về mùa xuân.
  4. Sản phẩm: HS hát ca khúc về mùa xuân và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hát một ca khúc về mùa xuân.

- GV giới thiệu nội dung chính và mục tiêu của nội dung hát.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, vận dụng một số kiến thức đã học và hiểu biết thực tế để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 2 – 3 HS hát ca khúc về mùa xuân.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án và cho HS lắng nghe một số bài hát về mùa xuân.

Gợi ý:

+ Như hoa mùa xuân – Châu Đăng Khoa: Với giai điệu vui tươi, bài hát mang đến cảm giác hạnh phúc, háo hức đón xuân cho người dân trên khắp cả nước.

https://youtu.be/HBnUH_txz5w

+ Mùa xuân ơi – Nguyễn Ngọc Thiện: Với giai điệu nhẹ nhàng, trong sáng, bài hát tái hiện rõ nét khung cảnh nhộn nhịp và sự rộn ràng trong tâm hồn của mọi người mỗi khi Tết đến xuân về.

https://youtu.be/J_50AbDsnJ4

+ Lắng nghe mùa xuân về – Dương Thụ: Với lời ca da diết, bài hát đã thể hiện được tình yêu đôi lứa cùng những hình ảnh đẹp nhất của mùa xuân như lá hoa, tiếng mưa xuân, tiếng chim rộn hót xa vời,...

https://youtu.be/rAot24O5Ex8

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 32. Hát – Mùa xuân trên quê hương.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20 phút)

Hoạt động: Hát – Mùa xuân trên quê hương

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hát đúng cao độ, trường độ, lời ca và sắc thái bài Mùa xuân trên quê hương; biết tiết tấu hơi thở hợp lí; biết biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện:

- Khởi động giọng.

- Học hát ca khúc Mùa xuân trên quê hương.

+ Tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc và xác định những chỗ cần lấy hơi trong bài hát.

+ Thực hiện đúng cao độ, các bước nhảy quãng.

+ Đặt âm nhẹ nhàng, hát rõ lời.

+ Tập hát từng câu, từng đoạn; sau đó ghép thành bài hoàn chỉnh với nhịp độ vừa phải.

+ Thể hiện đúng tính chất nhịp nhàng, tình cảm bồi hồi và thiêng liêng của bài hát.

  1. Sản phẩm:

- HS hát rõ ràng, mạch lạc, rõ lời ca;

- Miệng mở rộng rãi, tự nhiên, nét mặt, cơ hàm thả lỏng;

- Lấy đúng hơi tại những chỗ ngắt ý, ngắt câu, ngắt đoạn;

- Đặt âm thanh nhẹ nhàng;

- Thể hiện đúng tính chất của ca khúc được học.

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu nội dung học hát: Hát – Mùa xuân trên quê hương.

* Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

- GV giới thiệu cho HS:

+ Tên tác giả: thân thế, phong cách sáng tác, các tác phẩm tiêu biểu,...

+ Tác phẩm: hoàn cảnh ra đời, phong cách âm nhạc, nội dung, ý nghĩa của bài hát,...

- GV hướng dẫn HS quan sát bản nhạc và đọc lướt lời ca để nắm được cấu trúc bài hát.

- GV mở file âm thanh/video cho HS lắng nghe bài hát Mùa xuân trên quê hương (HS đồng thời theo dõi bản nhạc, hát nhẩm theo).

https://youtu.be/w3Ur18NzZQc?si=PtpYkZdXhU_D_jZD

- GV hát mẫu cho HS 1 lần bài hát Mùa xuân trên quê hương.

* Khởi động giọng

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng (luyện thanh, mở rộng âm vực, chú ý hơi thở, khẩu hình).

* Học hát ca khúc Mùa xuân trên quê hương

- GV hướng dẫn HS học hát từng câu ca khúc Mùa xuân trên quê hương:

+ GV đàn từng câu, hát mẫu, yêu cầu HS nhắc lại.

https://youtu.be/w3Ur18NzZQc?si=PtpYkZdXhU_D_jZD

+ GV cho HS hát nối tiếp từng câu mới (chú ý vị trí ngắt hơi, lấy hơi).

Quê hương vang mãi muôn khúc ca tưng bừng./

Đời vui náo nức sức sống đang trào dâng./

Mùa về trên quê hương./

Nghe bao tiếng thân thương/ khi sông núi nối liền./

Tin vui đến mọi miền./

Lời 1

Lời 2

Lời Tổ quốc mênh mông./

Bồi hồi khắp non sông./

Giờ giao thừa còn ấm giọng nói của Bác Hồ./

Một Việt Nam thống nhất./

Chan hòa tình Nam Bắc./

Ôi chân lí rạng ngời./

Bùng lên sáng soi đời./

Vượt mọi nỗi gian lao./

Hàn lại vết thương đau./

Lòng ta hằng nung nấu nguyện ước của Bác Hồ./

Cùng dựng xây đất nước./

Cho đời thêm mơ ước./

Tương lai sẽ ngập tràn./

Một niềm vui bao la./

+ GV bật nhạc đệm để HS hát cả đoạn.

+ GV hướng dẫn HS hát từng đoạn cùng nhạc đệm.

+ GV hướng dẫn HS hát ghép nối các đoạn đã học với nhạc đệm.

+ GV hướng dẫn HS thực hành luyện tập, biểu diễn.

- GV lưu ý HS về cao độ, các bước nhảy quãng, đặt âm nhẹ nhàng,...

Bước 2 : HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV giới thiệu về tác giả, tác phẩm Mùa xuân trên quê hương.

- HS khởi động giọng.

- HS học hát ca khúc Mùa xuân trên quê hương theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS hát từng câu, từng đoạn và ghép nối các đoạn đã học với nhạc đệm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS những chỗ HS hát sai (nếu có).

- GV cho HS nêu một số cảm nhận sau khi học bài hát.

Hát – Mùa xuân trên quê hương

Tác giả

- Trần Hoài An (1932) quê ở Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh).

- Ông được biết tới là một nhạc sĩ, nhưng khởi điểm sự nghiệp âm nhạc, ông giữ vai trò nhạc công. Tập kết ra Bắc là một cầu thủ bóng đá nhưng ông lại xin học đàn contrabass và trở thành nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ đó trong Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam.

- Một số tác phẩm nổi tiếng: Long An chiến thắng, Đồng Tháp, Đất với người, Mùa xuân trên quê hương...

Tác phẩm Mùa xuân trên quê hương

- Hoàn cảnh ra đời bài hát: Năm 1976, ông sáng tác ca khúc Mùa xuân trên quê hương.

- Cấu trúc bài hát:

+ Đoạn 1: từ đầu đến nhịp thứ 20 (Quê hương ... mọi miền).

+ Đoạn 2: từ nhịp thứ 20 đến hết (Lời Tổ quốc ... bao la).

- Giai điệu, lời ca bài hát: giai điệu êm dịu trên giọng Đô thứ tự nhiên, cùng những ca từ thể hiện rõ chất tự sự, sâu lắng, bồi hồi.

- Nội dung, ý nghĩa bài hát: gửi gắm niềm vui, niềm tự hào, tiếng lòng dạt dào cảm xúc của người dân trước sự thống nhất của đất nước.

Học hát ca khúc Mùa xuân trên quê hương

- Thực hiện đúng cao độ, các bước nhảy quãng.

- Đặt âm nhẹ nhàng, hát rõ lời.

- Thể hiện tính chất nhịp nhàng, tình cảm bồi hồi và thiêng liêng của bài hát.

Soạn mới giáo án Âm nhạc 11 cánh diều bài 32: Hát: Mùa xuân trên quê hương

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án âm nhạc 11 cánh diều mới, soạn giáo án âm nhạc 11 cánh diều bài Hát: Mùa xuân trên quê hương, giáo án âm nhạc 11 cánh diều

Soạn giáo án Âm nhạc 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay