Soạn mới giáo án Âm nhạc 11 cánh diều bài 25: Hát: Tổ quốc

Soạn mới Giáo án âm nhạc 11 cánh diều bài Hát: Tổ quốc. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 4: GIAI ĐIỆU BỐN PHƯƠNG

Bài 7:

  • Tiết 25. Hát: Tổ quốc
  • Tiết 26. Hát: Tổ quốc (tiếp)

Nghe nhạc: Nơi đảo xa

  • Tiết 27. Hát: Tổ quốc (tiếp)

Thường thức âm nhạc: Giai đoạn từ năm 1945 đến nay trong lịch sử âm nhạc Việt Nam

Bài 8:

  • Tiết 28. Lí thuyết âm nhạc: Một số hợp âm của giọng Rê thứ

Đọc nhạc: Bài luyện quãng

  • Tiết 29. Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 4

Nhạc cụ: Thể hiện các hợp âm của giọng Rê thứ bằng nhạc cụ ukulele (tiếp)

  • Tiết 30. Nhạc cụ: Thể hiện các hợp âm của giọng Rê thứ bằng cụ cụ ukulele (tiếp)
  • Tiết 31. Nhạc cụ: Thể hiện các hợp âm của giọng Rê thứ bằng cụ cụ ukulele (tiếp)

 

BÀI 7

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hát: Hát đúng cao độ, trường độ, lời ca và sắc thái bài hát Tổ quốc; biết điều tiết hơi thở hợp lí; duy trì được nhịp độ ổn định khi hát.
  • Nghe nhạc: Cảm nhận và đánh giá được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật của ca khúc Nơi đảo xa; biết tưởng tượng khi nghe nhạc; nhắc lại được chủ đề chính của bản nhạc.
  • Thường thức âm nhạc: Nêu được một số đặc điểm thời kì âm nhạc từ năm 1945 đến nay trong lịch sử âm nhạc Việt Nam; kể được tên một số nhạc sĩ tiêu biểu.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Hát:
  • Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Tổ quốc.
  • Biết cách điều tiết hơi thở hợp lí và điều chỉnh khẩu hình để hát tròn vành rõ chữ.
  • Biết hát kết hợp biểu diễn bài hát với nhiều hình thức khác nhau.
  • Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động hoặc đánh nhịp; sáng tạo các động tác phụ họa phù hợp.
  • Nghe nhạc:
  • Biết lắng nghe và thể hiện cảm xúc với bài hát.
  • Cảm nhận được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật của tác phẩm âm nhạc, biết tưởng tượng khi nghe bài Nơi đảo xa.
  • Biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điều bài Nơi đảo xa.
  • Thường thức âm nhạc:
  • Âm nhạc Việt Nam từ năm 1945 đến nay.
  • Kể tên được một số nhạc sĩ tiêu biểu của từng giai đoạn.
  1. Phẩm chất
  • Tích cực học tập, rèn luyện.
  • Trân trọng các giá trị cuộc sống và sống có trách nhiệm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Âm nhạc 11.
  • File âm thanh và hình ảnh, video bài Tổ quốc.
  • File âm thanh video bài Nơi đảo xa.
  • Tư liệu minh họa âm nhạc Việt Nam từ năm 1945 đến nay.
  • Nhạc cụ, nhạc đệm, phương tiện nghe nhìn,…
  1. Đối với học sinh
  • SHS Âm nhạc 11.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV phục vụ bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

TIẾT 25: HÁT – TỔ QUỐC

 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, tích cực cho HS để chuẩn bị bước vào bài học mới.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS kể tên một số bài hát Nga nổi tiếng.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tên một số bài hát Nga nổi tiếng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Kể tên một số bài hát Nga nổi tiếng (bài hát gốc hoặc bài hát đã được phỏng dịch lời Việt) mà em biết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, thảo luận và ghi ra giấy tên các bài hát.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời các nhóm lần lượt trình bày kết quả của nhóm mình lên bảng.

Gợi ý: Một số bài hát Nga nổi tiếng:

  • Đôi bờ.
  • Chiều Matxcơva.
  • Triệu đóa hồng.
  • Kachiusa.
  • Volga xinh đẹp.
  • Cây thùy dương.
  • Thời thanh niên sôi nổi.

- GV kiểm tra đáp án và chốt lại số lượng đáp án đúng của từng đội.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV công bố và tuyên dương đội dành chiến thắng

- GV dẫn dắt HS vào nội dung bài học. Hát – Tổ quốc.

 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20 phút)
  2. Mục tiêu: HS nắm được thông tin và hát đúng lời ca, giai điệu của bài hát Tổ quốc.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các thông tin liên quan đến bài hát và tổ chức cho HS hát bài Tổ quốc.
  4. Sản phẩm: HS nắm được tác phẩm và biết cách hát đúng lời ca, giai điệu bài hát.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Tìm hiểu tác phẩm

- GV giới thiệu tên và xuất xứ của bài hát.

- GV hướng dẫn HS quan sát bản nhạc và đọc lướt lời ca để nắm được cấu trúc bài hát.

- GV mở file âm thanh/video cho HS lắng nghe bài hát Tổ quốc (HS đồng thời theo dõi bản nhạc, hát nhẩm theo).

https://www.youtube.com/watch?v=37JAwH8zKQ4

- GV hát mẫu cho HS 1 lần bài hát Tổ quốc.

* Khởi động giọng

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng (luyện thanh, mở rộng âm vực, chú ý hơi thở, khẩu hình).

* Học hát ca khúc Tổ quốc

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc và xác định những chỗ cần lấy hơi trong bài hát.

Say sưa nhìn thảo nguyên, ôi tuyệt vời/

Bát ngát mênh mông đồng lúa vàng tươi./

Đó chính là miền quê hương tuyệt vời./

Tổ quốc tôi thân yêu muôn đời./

Mênh mông kia thảo nguyên, với núi đồi./

Tiếng hát ngân vang đồng lúa chiều rơi./

Đó chính là một bức tranh tuyệt vời./

Là nước Nga thân yêu muôn đời./

- GV đàn từng câu, hát mẫu, yêu cầu HS nhắc lại.

https://www.youtube.com/watch?v=37JAwH8zKQ4

- GV cho HS hát nối tiếp từng câu mới (chú ý vị trí ngắt hơi, lấy hơi).

- GV bật nhạc đệm để HS hát cả đoạn.

- GV hướng dẫn HS hát từng đoạn cùng nhạc đệm.

- GV hướng dẫn HS hát ghép nối các đoạn đã học với nhạc đệm.

- GV lưu ý tập riêng nhịp thứ 7 để làm tốt kĩ thuật hát luyến; nhịp thứ 8 để đảm bảo đúng cao độ của bậc VII tăng 0,5 cung.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV giới thiệu về tác phẩm Tổ quốc.

- HS khởi động giọng.

- HS học hát ca khúc Tổ quốc theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS hát từng câu, từng đoạn và ghép nối các đoạn đã học với nhạc đệm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS những chỗ HS hát sai (nếu có).

- GV cho HS nêu một số cảm nhận sau khi học bài hát.

Hát – Tổ quốc

- Tổ quốc là một bài dân ca Nga được Nghệ sĩ Nhân dân Trung Kiên phỏng dịch lời Việt. Một số tư liệu khác cho rằng tác giả phần nhạc của bài hát là nghệ sĩ A.Polyachek.

- Ca khúc có nhiều phiên bản khác nhau và một trong số đó có phần hát lĩnh xướng cùng dàn hợp xướng khá đặc sắc.

- Giai điệu bài hát toát lên tính chất âm nhạc nhẹ nhàng, mềm mại, du dương.

- Với bản phối hát lĩnh xướng cùng dàn hợp xướng thì tính chất âm nhạc lại trở nên hùng tráng, da diết và thể hiện rõ chất âm nhạc Nga.

 

 

Soạn mới giáo án Âm nhạc 11 cánh diều bài 25: Hát: Tổ quốc

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án âm nhạc 11 cánh diều mới, soạn giáo án âm nhạc 11 cánh diều bài Hát: Tổ quốc, giáo án âm nhạc 11 cánh diều

Soạn giáo án Âm nhạc 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay