Soạn mới giáo án Công nghệ 6 Cánh diều bài 13: Nồi cơm điện và bếp hồng ngoại

Soạn mới Giáo án công nghệ 6 cánh diều bài Nồi cơm điện và bếp hồng ngoại bài 13: Nồi cơm điện và bếp hồng ngoại. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

BÀI 13: NỒI CƠM ĐIỆN VÀ BẾP HỒNG NGOẠI (2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Nhận biết và nêu được chức năng của các bộ phận chính, công dụng của nồi cơm điện, bếp hồng ngoại trong gia đình.

- Vẽ được sơ đồ khối, mô tả được nguyên lí làm việc của nồi cơm điện, bếp hồng ngoại trong gia đình.

- Nếu được thông số kĩ thuật của nồi cơm điện, bếp hồng ngoại và giải thích được ý nghĩa của thông số kĩ thuật đó.

  1. Năng lực
  2. a) Năng lực công nghệ

– Sử dụng nồi cơm điện, bếp hồng ngoại trong gia đình đúng cách, tiết kiệm và an toàn.

- Lựa chọn được nồi cơm điện, bếp hồng ngoại tiết kiệm năng lượng, phù hợp với điều kiện của gia đình.

  1. b) Năng lực chung

- Tự nghiên cứu thu thập thông tin, dữ liệu qua nội dung trong SGK để trả lời các câu hỏi của GV.

- Hợp tác theo nhóm giải quyết vấn đề trong nội dung bài học.

-  HS tự đánh giá và đánh giá kết quả các câu trả lời của mình cũng như của các thành viên trong lớp.

  1. Phẩm chất

- Chăm chỉ, trung thực, có tinh thần trách nhiệm.

- Có ý thức tiết kiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:

- SGK Công nghệ 6.

- Phiếu học tập.

- Giấy A0, A4, bút dạ, bút màu, nam châm dính bảng.

- Tranh ảnh, video về nồi cơm điện, bếp hồng ngoại.

  1. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG)
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
  4. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 13.1 và trả lời câu hỏi:

- HS xem tranh, tiếp nhận nhiệm vụ và nêu lên suy nghĩ của bản thân

- GV đặt vấn đề: Cơm thường được nấu bằng bếp gas, bếp củi trước khi có nồi cơm điện. Nấu cơm bằng nổi cơm điện sẽ tiết kiệm được thời gian cho người nấu cơm. Để lựa chọn và sử dụng nồi cơm điện, bếp hồng ngoại sao cho đúng cách, tiết kiệm và an toàn cần dựa trên một số lưu ý cụ thể. Để hiểu rõ hơn nội dung, chúng ta tìm hiểu bài 13: Nồi cơm điện và bếp hồng ngoại.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nồi cơm điện

  1. Mục tiêu:

- Trình bày được cấu tạo, chức năng một số bộ phận chính của nồi cơm điện.

- Trình bày được nguyên lí làm việc, thông số kĩ thuật và vẽ được sơ đô khối của nồi cơm điện.

- Nêu được đặc điểm của nồi cơm điện.

- Nêu được cách sử dụng nồi cơm điện đúng cách, an toàn, tiết kiệm.

  1. Nội dung: Phiếu học tập số 1
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS trên phiếu học tập số 1.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia nhóm HS; yêu cầu các nhóm quan sát hình 13.2/mẫu vật thật, đọc nội dung phần I. Nồi cơm điện trang 68, 69 SGK; hoàn thành phiếu học tập số 1.

- GV đặt câu hỏi liên hệ: Nồi cơm điện nhà em có dung tích bao nhiêu, thực hiện được chức năng gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.

I. Nồi cơm điện

1. Cấu tạo

Nồi cơm điện gồm có 3 bộ phận chính: thân nổi, nồi nấu và bộ phận đốt nóng.

+ Thân nổi: thường có hai lớp, giữa hai lớp vỏ có lớp cách nhiệt để giữ nhiệt bên trong.

+ Nồi nấu: được làm bằng hợp kim nhôm, phía trong thường được phủ một lớp chống dính để cơm không dính vào nổi.

+ Bộ phận đốt nóng (mâm nhiệt): dây điện trở đặt trong ống chịu nhiệt cách điện, lắp vào mâm dưới đáy nổi. Nó là mâm tạo nhiệt chính cho nổi cơm.

2. Nguyên lí làm việc của nồi cơm điện:

- Khi được cấp điện và chọn chế độ nấu, bộ điều khiển sẽ cấp điện cho mâm nhiệt, mâm nhiệt nóng lên làm cho cơm chín. Khi cơm chín, bộ điều khiển sẽ tự động chuyển sang chế độ hâm nóng.

4. Thông số kĩ thuật của nồi cơm điện:

điện áp định mức, công suất định mức, dung tích định mức.

5. Đặc điểm của nồi cơm điện:

- Tiết kiệm thời gian, công sức khi nấu cơm.

- Dễ sử dụng và có nhiều công dụng khác nhau như hấp bánh, nấu cháo,

6. Để sử dụng nồi cơm điện đúng cách, an toàn, tiết kiệm cần:

- Đọc kĩ thông tin có trên nồi cơm điện và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

- Sử dụng đúng dung tích, điện áp định mức.

- Thường xuyên vệ sinh các bộ phận của nồi cơm điện.

Hoạt động 2: Bếp hồng ngoại

  1. Mục tiêu:

- Trình bày được cấu tạo, chức năng một số bộ phận chính của bếp hồng ngoại.

- Trình bày được nguyên lí làm việc, thông số kĩ thuật và vẽ sơ đồ khối của bếp hồng ngoại.

- Nêu được đặc điểm của bếp hồng ngoại.

- Nêu được cách sử dụng bếp hồng ngoại đúng cách, an toàn, tiết kiệm

  1. Nội dung: Phiếu học tập số 2.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  3. Tổ chức thực hiện:

----------------- Còn tiếp --------------------

Soạn mới giáo án Công nghệ 6 Cánh diều bài 13: Nồi cơm điện và bếp hồng ngoại

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án công nghệ 6 cánh diều mới, soạn giáo án công nghệ 6 mới cánh diều bài Nồi cơm điện và bếp hồng ngoại, giáo án soạn mới công nghệ 6 cánh diều

Soạn mới giáo án Tin học 6 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay