Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Biết máy tính dùng dãy bit biểu diễn các số trong tính toán
- Biết được trong máy tính có những loại dữ liệu gì
- Nêu được các bước cơ bản trong xử lí thông tin của máy tính
- Biết quy đổi được gần đúng các đơn vị đo lượng dữ liệu.
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
- Năng lực tin học: Hình thành, phát triển chủ yếu các năng lực:
+ NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
+ NLe: Hợp tác trong môi trường số.
1 - GV: Giáo án, sgk, hình ảnh và thiết bị liên quan đến bài học,...
2 - HS : Đồ dùng học tập, sgk, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi đoán dung lượng của các thiết bị.
- GV chiếu một số các thiết bị: điện thoại, thẻ nhớ, USB, máy tính, đĩa CD và lần lượt các con số về dung lượng: 8GB, 16GB, 32GB, 64GB, 256GB, 512GB. GV yêu cầu HS dự đoán dung lượng của các thiết bị tương ứng với dung lượng đã cho.
- HS quan sát, thảo luận và đưa ra dự đoán của mình.
- GV ghi nhận đáp án, yêu cầu HS kiểm chứng vào cuối tiết học.
Hoạt động 1: Biểu diễn số để tính toán trong máy tính
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc HĐ1, đưa ra quan điểm của mình để nhận xét có đồng ý hay không đồng ý với ý kiến bạn Minh Khuê? - GV gợi nhớ lại cho HS kiến thức về hệ thập phân và quy luật biểu diễn trong hệ thập phân, hệ nhị phân. - GV giải thích khái niệm cơ số, nhắc lại quy ước vị trí cột (cột đơn vị, cột chục, cột trăm) trong hệ thập phân. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ trả lời hoạt động 1 - HS nghe GV giảng bài, rút ra kết luận Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS báo cáo kết quả trước lớp - HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến cho bạn Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, chuẩn kiến thức, kết luận. | 1. Biểu diễn số để tính toán trong máy tính HĐ1: - Không đồng ý với bạn Minh Khuê, vì trong hệ thập phân người ta còn dùng các chữ số khác ví dụ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Kết luận: - Số nhị phân là số tạo thành từ cách biểu diễn chỉ dùng hai kí hiệu “0” và “1”. - Máy tính dùng dãy biết để biểu diễn các số trong tính toán. |
Hoạt động 2: Dữ liệu và các bước xử lí thông tin trong máy tính
+ Biết được trong máy tính có những loiaj dữ liệu gì.
+ Nêu được các bước cơ bản trong xử lí thông tin của máy tính
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV khẳng định với HS: Mọi dữ liệu trong máy tính đều là dãy bit (bit kí hiệu là “b”). Với máy tính, thông tin và dữ liệu là số một, đều chỉ là các dãy bit. - GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk và nêu chu trình xử lí thông tin của máy tính. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức, nêu chu trình xử lú thông tin. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày tước lớp các bước thực hiện. HS khác nhận xét, bổ sung ý cho bạn (nếu thiếu). Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, chuyển sang nội dung mới. | 2. Dữ liệu và các bước xử lí thông tin trong máy tính - Mọi dữ liệu trong máy tính đều là dãy bit (bit kí hiệu là “b”). Với máy tính, thông tin và dữ liệu là số một, đều chỉ là các dãy bit. - Chu trình xử lí thông tin của máy tính: + Xử lí đầu vào + Xử lí dữ liệu + Xử lí đầu ra
|
Hoạt động 3: Dung lượng lưu trữ dữ liệu của một số thiết bị thường gặp
+ Biết được trong máy tính có những dữ liệu gì.
+ Biết quy đổi được gần đúng các đơn vị đo lường dữ liệu.
--------------- Còn tiếp ------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác