Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Soạn mới Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

BÀI 10. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
  • Nhận biết được ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội.
  • Đánh giá được hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật trong các tình huống đơn giản cụ thể của đời sống thực tiễn.
  • Thực hiện được quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để thực hiện những hoạt động học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, câu chuyện, tình huống và trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của mỗi công dân trong thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước về quyền bình đẳng của công dân trước Pháp luật; ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ công dân và phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
  • Năng lực phát triển bản thân: Rút ra bài học cho bản thân trong việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật; tự đặt ra mục tiêu, kế hoạch rèn luyện để thực hiện tốt quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật trong đời sống hằng ngày.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được kiến thức pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật; có khả năng tham gia các hoạt động chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội bảo đảm được quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật; vận dụng được kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các hiện tượng trong đời sống xã hội liên quan đến quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
  1. Phẩm chất:
  • Chăm chỉ, trung thực và có trách nhiệm trong việc thwucj hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
  • Nhân ái, tôn trọng mọi người.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin liên quan tới bài học;
  • Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản để sắm vai;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.67.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số quyền bình đẳng của công dân.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi: Em hãy nêu quyền bình đẳng của công dân mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 nhóm HS trả lời câu hỏi:

+ Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình

+ Bình đẳng giữa ông bà và cháu

+ Bình đẳng giữa anh chị em

+ Bình đẳng giữa cha mẹ và con.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Bình đẳng trước pháp luật là quyền cơ bản của công dân, được quy định tại Điều 16 Hiến pháp năm 2013 và trong các luật liên quan, được Nhà nước tôn trọng và bảo đảm thực hiện.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 10. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

  1. Mục tiêu: HS nêu được một số quy định cơ bản của công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trường hợp, tình huống trong SGK tr.67-68 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về một số quy định cơ bản của công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số quy định cơ bản của công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 2-3 HS đọc to các thông tin, trường hợp, tình huống trong SGK tr.67-68.

- GV chia lớp thành 4 nhóm và thực hiện yêu cầu:

+ Nhóm 1: Trong trường hợp 1 các bạn học sinh lớp 12A được hưởng quyền gì? Các bạn ấy có bị phân biệt đối xử vì hoàn cảnh gia đình không?

+ Nhóm 2: Ở trường hợp 2 thể hiện quyền nào của công dân?

+ Nhóm 3: Trong trường hợp 1 vì sao cơ quan thuế không chấp nhận đề nghị nộp chậm thuế của bà V?

+ Nhóm 4: Em đồng ý với ý kiến của bạn Q hay bạn K? Vì sao?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, đọc thông tin, trường hợp, tình huống SGK tr.67-68 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ  theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

a. Trong trường hợp 1 các bạn học sinh lớp 12A được hưởng quyền học tập. Các bạn ấy không bị phân biệt đối xử vì hoàn cảnh gia đình.

b. Ở trường hợp 2 thể hiện quyền tự do kinh doanh, của công dân.

c. Trong trường hợp 1,  cơ quan thuế không chấp nhận đề nghị nộp chậm thuế của bà V vì tất cả công dân về nghĩa vụ như tuân theo Hiến pháp và pháp luật, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc,..... nên trường hợp bà V không được chấp nhận.

d. Em đồng ý với ý kiến của bạn Q vì tất cả công dân về nghĩa vụ như tuân theo Hiến pháp và pháp luật, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc... nên đóng thuế đầy đủ là nghĩa vụ chứ không phải ưu tiên cho bạn K.

- GV mời HS nêu về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Tìm hiểu khái niệm công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

Mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, độ tuổi,... nếu có đủ các điều kiện theo quy định của Hiến pháp, pháp luật thì đều được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lí mà Hiến pháp, pháp luật đã quy định.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

  1. Mục tiêu: HS nêu được một số quy định cơ bản của công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. HS đánh giá được hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân về trách nhiệm pháp lí.

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin trong SGK tr.69-70 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về một số quy định cơ bản của công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số quy định cơ bản của công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 2-3 HS đọc to các thông tin SGK tr.69-70.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện nhiệm vụ:

Từ các thông tin 1,2 em hãy cho biết vì sao bà X, bà Y ở thông tin 3 bị cáo C và D ở thông tin 4 đều bị xử lí do vi phạm pháp luật. Việc Đội quản lí thị trường huyện T và tòa án nhân dân tỉnh V xử phạm những người vi phạm pháp luật để thể hiện công dân bình đẳng về nội dung nào?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Em hiểu như thế nào là công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, đọc thông tin SGK tr.69-70 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi:

+ Bà X, bà Y ở thông tin 3, bị cáo C và D ở thông tin 4 đều bị xử lí do vi phạm pháp luật, vì bất kì người nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình, không phân biệt.

+ Việc Đội quản lí thị trường huyện T ở thông tin 3 và Tòa án nhân dân tỉnh V ở thông tin 4 xử phạt những người vi phạm pháp luật đã thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

- GV mời HS nêu về công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

Công dân đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lí và bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải xử lí theo quy định của pháp luật, không phân biệt đó là người có chức, có quyền,....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội

  1. Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các trường hợp SGK tr.70-71 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu HS đọc trường hợp 1, 2 SGK tr.70-71 và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1, 2: Quy định ưu tiên tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số có thể hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật hay không? Vì sao? Việc cộng điểm ưu tiên tạo cơ hội gì cho học sinh người dân tộc thiểu số?

+ Nhóm 3, 4: Quyền bình đẳng của công dân được thể hiện như thế nào trong trường hợp 2?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Theo em quyền bình đẳng có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các trường hợp SGK tr.70-71, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

+ Quy định ưu tiên tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số có thể hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật Vì hoàn cảnh và cơ sở vật chất nơi vùng sâu khó khăn.

Việc cộng điểm ưu tiên tạo cơ hội học tập cho học sinh người dân tộc thiểu số.

+ Ở trường hợp 2: quyền bình đẳng của công dân thể hiện ở chỗ anh Thành và anh Tài đều được đối xử như nhau khi đăng kí thành lập doanh nghiệp, đều được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, không phụ thuộc vào vốn điều lệ và địa bàn hoạt động.

- GV mời HS về ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

3. Tìm hiểu ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội

- Tạo điều kiện để công dân được sống một cuộc sống an toàn, lành mạnh, phát triển đầy đủ và toàn diện, trên cơ sở đó có điều kiện và khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình, đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật.

- Tạo ra sự công bằng giữa mọi công dân, không bị phân biệt đối xử trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, là cơ sở đảm bảo cho xã hội an toàn, ổn định và phát triển.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố tri thức vừa khám phá; rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống, liên hệ thực tế nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi của bản thân về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thảo luận và và trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập.

  1. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm và làm các bài tập phần Luyện tập và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV lần lượt đọc các câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu HS xung phong trả lời nhanh:

Câu 1. Đâu được coi là sự bình đẳng về pháp lí, trách nhiệm của công dân?

  1. Các công dân đều có quyền được đến trường
  2. Các công dân đều được phép theo tín ngưỡng tôn giáo riêng của mình
  3. Nếu công dân có các hành vi vi phạm pháp luật thì đều bị xử lí theo quy định của pháp luật
  4. Mọi công dân đều không bị đối xử phân biệt về địa vị xã hội

Câu 2. Bình đẳng trong quan hệ thân nhân giữa vợ và chồng được thể hiện ở nội dung nào dưới đây?

  1. Vợ chồng có quyền cùng nhau quyết định về kinh tế trong gia đình.
  2. Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.
  3. Người vợ có quyền quyết định về việc nuôi dạy con.
  4. Người vợ cần làm công việc của gia đình nhiều hơn chồng để tạo điều kiện cho chồng phát triển.

Câu 3. Vì sao cần quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

  1. Để chứng mình cho các nước bạn thấy rằng thể chế chính trị của nước ta tốt, đáng để học tập.
  2. Thể hiện sự phân biệt đối với những thành phần không cùng đẳng cấp chung.
  3. Thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt giữa các công dân trước pháp luật, không ai bị đối xử phân biệt, ai cũng có điều kiện như nhau để phát triển, vươn lên.
  4. Để chứng minh cho các quốc gia khác thấy rằng công dân của nước ta được đối xử rất tốt, được sống trong điều kiện ấm no, tự do sống và tự phát triển.

Câu 4. Anh A là công an, một hôm trời mưa tầm nhìn bị hạn chế, anh A đi xe máy va vào chị B làm chị bị thương ở chân, anh A không hỏi thăm chị B vì cho rằng đó chỉ là điều không may. Chị B muốn đem chuyện trình báo lên cơ quan chức năng thì bị anh A nói rằng mình là công an thì mọi quyền hạn sẽ luôn đứng về phía mình. Theo em, việc làm của anh A đã đúng chưa?

  1. Việc làm của anh B có tính đúng có tính sai
  2. Việc làm của anh B là sai vì anh đã vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
  3. Việc làm của anh B là đúng
  4. Thực tế lời anh B nói là đúng.

Câu 5. Trên đường đi học về em phát hiện ra một nhóm người đang thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, em nên làm gì khi ở trong tình huống này?

  1. Bỏ qua tình huống đó, không quan tâm
  2. Tìm cách báo cho các cơ quan chức năng ở địa phương, để họ có cách giải quyết
Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều mới, soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều

Soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay