Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài 9: Văn hoá tiêu dùng

Soạn mới Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài Văn hoá tiêu dùng. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 6: VĂN HÓA TIÊU DÙNG

BÀI 9. VĂN HÓA TIÊU DÙNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.
  • Nêu được khái niệm và vai trò của văn hóa tiêu dùng.
  • Mô tả được một số đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam và các biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng.
  • Thực hiện được các hành vi tiêu dùng có văn hóa.
  • Phê phán những biểu hiện không có văn hóa trong tiêu dùng; tuyên truyền, vận động bạn bè, người thân làm người tiêu dùng có văn hóa.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế. Đồng thời biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày các thông tin, ý tưởng trong thảo luận các vấn đề về văn hóa tiêu dùng.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, câu chuyện, tình huống và trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến văn hóa tiêu dùng.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Phân tích, đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong việc tiêu dùng có văn hóa; xác định được trách nhiệm của bản thân và thực hiện tiêu dùng có văn hóa.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được kiến thức về văn hóa tiêu dùng; vận dụng được kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các hiện tượng trong đời sống xã hội liên quan đến tiêu dùng có văn hóa.
  1. Phẩm chất:
  • Yêu nước, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước trong quá trình xây dựng văn hóa tiêu dùng.
  • Trung thực và có trách nhiệm khi tham gia các hoạt động trong đời sống xã hội để trở thành người tiêu dùng có văn hóa.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin về văn hóa tiêu dùng;
  • Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản để sắm vai;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ phần Mở đầu SGK tr.59.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những nét đặc trưng của văn hóa tiêu dùng trong dịp Tết ở mỗi vùng miền ở nước ta.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ hiểu biết của em về những nét đặc sắc của văn hóa tiêu dùng trong dịp Tết ở mỗi vùng miền ở nước ta (mâm cỗ, mâm ngũ quả ngày Tết của ba miền; các loại hoa trang trí, trang phục ngày Tết,... ).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết bản thân, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 nhóm HS trả lời câu hỏi:

+ Dịp Tết là khoảng thời gian người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền vào nhiều nhóm sản phẩm, như: quần áo, giày dép, thực phẩm, bánh kẹo, hoa quả, cây cảnh, đồ trang trí,...

+ Một số mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết như: lương thực, thực phẩm tươi sống và bánh, mứt, kẹo, rượu, bia các loại, các loại đồ uống đóng hộp,...

+ Các gia đình ở miền Nam, mâm ngũ quả được bày biện với các loại quả như: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài,… trang trí nhà cửa với hoa mai, cúc vạn thọ,…

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Văn hoá tiêu dùng là một trong những yếu tố tác động đến quyết định tiêu dùng sản phẩm của mỗi người. Khi tham gia vào hoạt động tiêu dùng, mỗi cá nhân, cộng đồng và dân tộc có đặc trưng riêng về văn hóa tiêu dùng.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 9. Văn hóa tiêu dùng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế

  1. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc trường hợp trong SGK tr.59-60 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình ảnh, đọc trường hợp trong SGK tr.59-60 và trả lời câu hỏi:

Em hãy cho biết mỗi hình ảnh và trường hợp trên đề cập đến hoạt động tiêu dùng sản phẩm nào?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Theo em, việc tiêu dùng đó có vai trò gì đối với sự phát triển kinh tế của đất nước?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát hình ảnh, đọc trường hợp SGK tr.59-60 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi:

+ Hình ảnh 1: tiêu dùng sản phẩm thực phẩm

+ Hình ảnh 2: tiêu dùng sản phẩm năng lượng (điện Mặt Trời).

+ Trường hợp: tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, như: năng lượng xanh, sản phẩm tái chế, nông sản sạch,…

- GV mời HS nêu vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Tìm hiểu vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế

- Tiêu dùng là đầu ra của sản xuất, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.

- Góp phần định hướng cho hoạt động sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú về số lượng và đảm bảo chất lượng, hướng tới phát triển kinh tế bền vững.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu văn hóa tiêu dùng và vai trò của văn hóa tiêu dùng

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm và vai trò của văn hóa tiêu dùng.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin, trường hợp SGK tr.60-61 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về khái niệm và vai trò của văn hóa tiêu dùng.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm và vai trò của văn hóa tiêu dùng.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc thông tin, trường hợp SGK tr.60-61 và trả lời câu hỏi:

a) Em hãy cho biết những giá trị, chuẩn mực tiêu dùng của một số quốc gia châu Á được thể hiện như thế nào ở thông tin trên.

b) Em hãy làm rõ vai trò của văn hóa tiêu dùng được thể hiện ở mỗi thông tin và trường hợp trên.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm và vai trò của văn hóa tiêu dùng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin, trường hợp SGK tr.60-61, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về khái niệm và vai trò của văn hóa tiêu dùng theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

a. Giá trị, chuẩn mực tiêu dùng của một số quốc gia châu Á được thể hiện qua đoạn thông tin trên:

+ Nhật Bản: hàng năm thường ăn trứng cá trích, rong biển, bán cám khoai lang nghiền, hạt dẻ....

+ Hàn Quốc: canh bánh gạo, mì khoai lang với thịt và rau củ, sườn lợn sốt,..

+ Việt Nam: trong dịp tết Nguyên đán, người Việt thường gói bánh chưng, bánh dày,...

b. Vai trò của văn hóa tiêu dùng

+ Thông tin: văn hóa tiêu dùng góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị, chuẩn mực, tập quán tiêu dùng tốt đẹp, bền vững từ thế hệ này sang thế hệ khác.

+ Trường hợp 1: văn hóa tiêu dùng tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là chiến lược về sản phẩm.

+ Trường hợp 2: Văn hóa tiêu dùng góp phần định hướng cho sản xuất và thay đổi phong cách tiêu dùng.

+ Trường hợp 3: văn hóa tiêu dùng tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế về giá bán sản phẩm.

- GV mời HS nêu khái niệm văn hóa tiêu dùng.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Tìm hiểu văn hóa tiêu dùng và vai trò của văn hóa tiêu dùng

- Khái niệm văn hóa tiêu dùng:

Là nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và cả dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, biểu hiện qua hành vi tiêu dùng.

- Vai trò của văn hóa tiêu dùng:

+ Đối với lĩnh vực văn hóa – xã hội: góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị, chuẩn mực, tập quán tiêu dùng tốt đẹp, bền vững từ thế hệ này sang thế hệ khác và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc.

+ Đối với lĩnh vực kinh tế: tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là chiến lược về sản phẩm; về giá cả, về phân phối; hỗ trợ thương mại.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm văn hóa tiêu dùng Việt Nam

  1. Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm của văn hóa tiêu dùng ở Việt Nam.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, quan sát hình ảnh, đọc thông tin, trường hợp trong SGK tr.62-63 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về đặc điểm của văn hóa tiêu dùng Việt Nam

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về đặc điểm của văn hóa tiêu dùng Việt Nam.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát hình ảnh kết hợp đọc thông tin, trường hợp SGK tr.62-63 và trả lời câu hỏi:

Em hãy cho biết những hình ảnh, thông tin và trường hợp trên đề cập đến đặc điểm văn hóa tiêu dùng nào?

- GV yêu cầu HS vận dụng thực tế, hiểu biết bản thân để trả lời câu hỏi: Ngoài những đặc điểm trên, theo em, văn hóa tiêu dùng Việt Nam còn có những đặc điểm nào?

- GV rút ra kết luận về đặc điểm văn hóa tiêu dùng Việt Nam.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin, trường hợp SGK tr.62-63, thảo luận đôi và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về đặc điểm văn hóa tiêu dùng Việt Nam theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi:

+ Hình ảnh và đoạn thông tin: phản ánh văn hóa tiêu dùng Việt Nam có tính kế thừa những truyền thống của dân tộc.

+ Trường hợp 1: phản ánh văn hóa tiêu dùng Việt Nam mang tính hợp lí.

+ Trường hợp 2: phản ánh văn hóa tiêu dùng Việt Nam mang tính thời đại.

- GV mời HS nêu đặc điểm văn hóa tiêu dùng Việt Nam.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

3. Tìm hiểu đặc điểm văn hóa tiêu dùng Việt Nam

- Khái niệm: Là những giá trị xã hội tốt đẹp trong tiêu dùng, được tích lũy theo thời gian, hình thành nên nhân thức và niềm tin, thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế, xã hội gắn với bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

- Một số đặc điểm cơ bản:

+ Tính kế thừa: kế thừa những truyền thống của dân tộc, mang bản sắc văn hóa Việt Nam.

+ Tính giá trị: hướng tới giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ.

+ Tính thời đại: Thói quen, hình thức, cách thức thành toán đa dạng, phù hợp.

+ Tính hợp lí: Người tiêu dùng biết cân nhắc, lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, chi tiêu có kế hoạch, phù hợp với nhu cầu bản thân và trách nhiệm với cộng đồng.

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu các biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng

  1. Mục tiêu: HS nêu được các biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng; biết phê phán những biểu hiện không có văn hóa trong tiêu dùng; tuyên truyền, vận động bạn bè, người thân làm người tiêu dùng có văn hóa.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin, trường hợp trong SGK tr.64 và  trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về các biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu HS đọc thông tin, trường hợp SGK tr.64 và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1, 2: Em hãy cho biết mỗi thông tin và trường hợp trên đề cập đến biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam của chủ thể nào?

+ Nhóm 3, 4: Theo em, mỗi biện pháp đó có ý nghĩa như thế nào đối với việc xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam?

+ Nhóm 5, 6: Em có nhận xét gì về hành vi tiêu dùng của bạn H? Nếu là bạn của H, em sẽ đưa ra lời khuyên cho H như thế nào?

- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân, trả lời câu hỏi: Là học sinh em cần làm gì để góp phần xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về những biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, trường hợp SGK tr.64, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về những biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

a.

+ Đoạn thông tin: biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng của nhà nước Việt Nam.

+ Trường hợp 1: biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng của doanh nghiệp.

+ Trường hợp 2: biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng của người tiêu dùng.

b.

+ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của người Việt Nam; thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, sức cạnh tranh cao, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

+ Các biện pháp của doanh nghiệp X: cung ứng ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt, nâng cao uy tín và thương hiệu hàng Việt Nam.

+ Bạn thân của bạn H có hành vi tiêu dùng phù hợp, góp phần: thể hiện niềm tự hào và sự tôn vinh đối với các hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam.

c.

+ Hành vi tiêu dùng của bạn H là hoang phí, không giữ gìn nét đẹp truyền thống mà còn mua sắm những món đồ đắt đỏ nước ngoài.

+ Nếu là bạn H em sẽ đưa ra lời khuyên tiêu dùng cho bạn một cách hợp lí tiện ích hơn vì ngoài giá cả hàng hóa thì ta vẫn nên giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc tránh hoang phí.

- GV mời HS nêu những biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

4. Tìm hiểu các biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng

Mỗi cá nhân, cộng đồng và xã hội cần phải đẩy mạnh tuyên truyền các nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tiêu dùng truyền thống, tốt đẹp của đất nước; học tập văn hóa tiêu dùng văn minh và tích cực quảng bá văn hóa tiêu dùng của Việt Nam đến các nước trên thế giới.

 

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố tri thức vừa khám phá; rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống, liên hệ thực tế nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi của bản thân với những vấn đề liên quan đến văn hóa tiêu dùng.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thảo luận và và trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập.

  1. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm và làm các bài tập phần Luyện tập và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV lần lượt đọc các câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu HS xung phong trả lời nhanh:

Câu 1.  Em hãy cho biết khái niệm của văn hóa tiêu dùng?

  1. Là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa dân tộc, nó thể hiện các giá trị văn hóa của con người Việt Nam trong tiêu dùng cá nhân và trong tiêu dùng sản xuất
  2. Là thói quen tiêu dùng của một bộ phận người dân
  3. Là thói quen tiêu dùng của số ít người dân trên toàn quốc
  4. Là các cách thức mà người tiêu dùng chọn lựa các đồ dùng cho bản thân

Câu 2. Người Việt Nam thường có thói quen mua sắm nhộn nhịp vào các dịp nào trong năm?

  1. Khi cả nhà tụ họp đông vui
  2. Vào các dịp cuối tuần
  3. Vào các dịp lễ tết dài ngày
  4. Các ngày hội giảm giá

Câu 3. Xu hướng tiêu dùng xanh là gì?

  1. Là chỉ mua bán các sản phẩm biến đổi gen
  2. Là việc mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người và không đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên
  3. Là hành vi mua sắm có tiết chế, không mua hàng hóa vô độ, thừa thãi các đồ dùng
  4. Là các hành vi mua và bán các sản phẩm có bao bì màu xanh, thân thiện với môi trường

Câu 4. Văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam có đặc điểm gì?

  1. Có tính bền vững
  2. Có tính dịch chuyển
  3. Có tính di động cao
  4. Có tính thay đổi

Câu 5. Trong dịp lễ tết, mọi người đều có nhu cầu mua sắm rất nhiều, nhà bán hàng kim khí, bà B nghĩ rằng nếu mua nhập thật nhiều hàng về thì có thể thu được lại lợi luận cao. Nhưng đã gần đến ngày 30 mà hàng nhà bà vẫn còn tồn ứ rất nhiều. Theo em, lí do nào khiến hàng nhà bà B vẫn còn tồn lại trong khi sức mua của khách hàng trong dịp tết lại tăng?

  1. Người dân mua sắm nhiều vật dụng cho ngày tết còn mặt hàng nhà bà B không đáp ứng được với nhu cầu của khách hàng
  2. Vì hàng nhà bà B kém chất lượng
Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài 9: Văn hoá tiêu dùng

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều mới, soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài Văn hoá tiêu dùng, giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều

Soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay