Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 19. QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ
BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực đặc thù:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thử tài sắp xếp”.
- GV dẫn dắt vào bài học.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm), tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Thử tài sắp xếp”, GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- GV phổ biến luật chơi cho HS: Mỗi nhóm là một đội, trong thời gian 5 phút hãy xác định các hành vi vi phạm/không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Sau đó hãy sắp xếp các hành vi vào 2 bảng A, B sao cho đúng. Hết thời gian quy định, đội nào sắp xếp được nhiều hành vi đúng và nhanh hơn thì thắng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ của trò chơi, viết câu trả lời vào giấy/bảng phụ.
- GV quan sát quá trình HS làm việc, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV kiểm tra đáp án của các nhóm.
- GV có thể đặt câu hỏi và gọi ngẫu nhiên HS trả lời: Giải thích vì sao lại sắp xếp hành vi này là hành vi vi phạm/không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là một trong các quyền tự do cơ bản của công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 và trong các luật khác của Nhà nước. Đây là quyền con người, quyền công dân được Nhà nước ghi nhận, tôn trọng và bảo vệ nhằm bảo đảm an toàn thông tin về đời sống riêng tư, bí mật của cá nhân. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 19. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Hoạt động 1. Tìm hiểu quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức lớp thành 4 – 6 nhóm. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm, thực hiện nhiệm vụ sau: + Cá nhân: Đọc thông tin về Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 và các tình huống ở mục 1 trong SGK tr.129, 130. + Trao đổi, thảo luận nhóm về các tình huống; trả lời các câu hỏi trong SGK tr.130: a) Từ thông tin về quy định của Hiến pháp, theo em ở tình huống 1 và 2 hành vi của Liên và K ai đúng, ai sai? Vì sao? b) Thông tin trên nói đến quyền nào của công dân? Em hiểu nội dung quyền đó như thế nào? - GV cung cấp thêm hình ảnh, video liên quan đến quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín cho HS quan sát (đính kèm phía dưới Hoạt động 1). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm: a) Hành vi của Liên và K ở tình huống 1 và 2: + Hành vi của Liên là đúng, vì đã không tự ý đọc nhật kí của Hà, nghĩa là không tự ý kiểm soát thư tín của người khác. + Hành vi của K là sai, vì đã tự ý xem tin nhắn của S, thực hiện hành vi trái pháp luật xâm phạm thư tín của người khác. b) Các thông tin về Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự nói đến quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Quyền này có nghĩa là, thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân bảo đảm an toàn và bí mật, không ai được tự tiện bóc mở, tiêu hủy, kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là quyền về bí mật đời tư của cá nhân, được pháp luật ghi nhận, tôn trọng và bảo vệ. Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Không ai được tự tiện bóc mở, tiêu huỷ thư, kiểm soát điện thoại, điện tín của người khác. Những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín phải chuyển đến tận tay người nhận. Pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi xâm phạm thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. Trong những trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền được kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân, nhưng việc khám xét thư tín, điện thoại, điện tín phải được tiến hành đúng trình tự, thủ tục do luật định. | ||||||
HÌNH ẢNH, VIDEO LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN
- Video về việc bảo vệ bí mật thư tín, điện thoại: (lấy từ 3p00 đến 6p42s) https://youtu.be/8N2Poa5AxZ0?si=c2i2M6iQrv96R4SC - Video những trường hợp công an được quyền thu giữ, kiểm tra điện thoại người dân: (lấy từ đầu đến 6p48s) |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức lớp thành 4 – 6 nhóm. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm, thực hiện nhiệm vụ sau: + Cá nhân: Đọc thông tin về Bộ luật Hình sự năm 2015 ở mục 2 trong SGK tr.131. + Nhóm: Trao đổi, thảo luận về tình huống; trả lời các câu hỏi trong SGK tr.132: a) Trong hai tình huống trên, quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của C và anh A đã bị xâm phạm như thế nào? Hậu quả gì có thể xảy ra khi quyền này bị xâm phạm? b) Hành vi vi phạm của S và chị D dẫn đến hậu quả gì và có thể áp dụng trách nhiệm pháp lí nào? - GV cung cấp thêm video hậu quả của hành vi xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín cho HS quan sát (đính kèm phía dưới Hoạt động 2). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm: a) Trong hai tình huống, quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của C và anh A: + Đã bị kiểm soát trái pháp luật, bị xâm phạm về bí mật và an toàn thư tín. + Hậu quả có thể xảy ra là: ++ C và anh A bị xâm phạm về bí mật và an toàn thư tín. ++ Có thể phải chịu trách nhiệm kỉ luật, bị xử phạt hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. b) Hành vi vi phạm của S và chị D dẫn đến hậu quả là cả hai người sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí từ hành vi vi phạm của mình, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm kỉ luật, bị xử phạt hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc quyền riêng tư của mỗi cá nhân, không ai được xâm phạm tới. Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân có thể gây ra những thiệt hại về vật chất và tinh thần cho người bị xâm hại hoặc làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Hành vi này vừa gây hậu quả cho người bị vi phạm, vừa gây hậu quả cho người có hành vi vi phạm. Đối với người bị vi phạm: Hành vi vi phạm của người khác xâm phạm an toàn và bí mật cá nhân trong thư tín, điện thoại, điện tín. Đối với người có hành vi vi phạm: Phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi vi phạm của mình. Người vi phạm xâm phạm đến quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm kỉ luật, bị xử phạt hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. |
Video hậu quả của hành vi xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín: |
Hoạt động 3. Tìm hiểu trách nhiệm của HS trong thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác