Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 14. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỀ BẦU CỬ VÀ ỨNG CỬ
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực đặc thù:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
➢ Để hiểu rõ hơn về nội dung này, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 14. Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia về bầu cử và ứng cử.
Hoạt động 1: Tìm hiểu quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân và nhóm, đọc hiểu thông tin, trường hợp mục 1 trang 97 - 98 SGK.
- GV rút ra kết luận về quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho HS: + Tự đọc thông tin, trường hợp trong SGK tr.99 - 100. + Thảo luận theo nhóm hai câu hỏi trong SGK tr.100. Căn cứ vào hai thông tin: a) Em hãy xác định nội dung quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử trong hai thông tin trên. b) Căn cứ vào thông tin, em hãy nhận xét về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử trong các trường hợp trên. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, trao đổi, thảo luận theo nhóm để thống nhất câu trả lời. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận: a) Bản mô tả quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử được thể hiện trong thông tin về Hiến pháp năm 2013 và Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015. b) Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở 3 trường hợp: + Trường hợp 1: Ông K đã thực hiện đúng vai trò là thành viên của Tổ bầu cử khi phát đúng thẻ cử tri cho công dân theo quy định của pháp luật và đã giải đáp được thắc mắc cho công dân. + Trường hợp 2: Anh T đã thực hiện đúng nguyên tắc bầu cử với vai trò là cử tri của mình theo quy định của pháp luật. - Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV dựa vào kết quả thảo luận của HS và phần sản phẩm để đưa ra nhận xét, đánh giá về quá trình HS thực hiện nhiệm vụ - GV kết luận về kiến thức cần ghi nhớ. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử - Quyền bầu cử là quyền của công dân thực hiện quyền lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước, bao gồm việc đề cử, giới thiệu người khác ứng cử và bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. - Quyền ứng cử là quyền của công dân khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện thì có thể thể hiện nguyện vọng của mình được ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. - Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân một cách bình đẳng, không bị phân biệt đối xử, trừ những trường hợp do pháp luật quy định. - Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri, trừ những trường hợp do pháp luật quy định. Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú. - Công dân thực hiện quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo nguyên tắc bỏ phiếu kín. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. - Công dân thực hiện quyền ứng cử bằng tự ứng cử hoặc giới thiệu người khác ứng cử, trừ các trường hợp do pháp luật quy định. - Công dân phải tự mình đi bỏ phiếu bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ những trường hợp do pháp luật quy định. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho HS: + Tự đọc thông tin, trường hợp trong SGK trang 99, 100. + Thảo luận theo nhóm hai câu hỏi trong SGK trang 100: Căn cứ vào hai thông tin: a) Em hãy xác định hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử trong các trường hợp trên. b) Theo em, hậu quả của những hành vi vi phạm quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử trong các trường hợp đó là gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân và thảo luận nhóm nghiên cứu trường hợp và trả lời các câu hỏi. - GV quan sát, đánh giá sơ bộ khả năng nhận ra ý tưởng mới của HS từ việc phân tích thông tin. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả thảo luận: a) Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử trong các trường hợp: Trường hợp 1: Hành vi đề nghị chị H bầu cho anh T là cháu trai của ông B là cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử. Trường hợp 2: Hành vi tung tin nói xấu anh C với mọi người xung quanh của bà G sẽ cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ ứng cử của công dân. Trường hợp 3: Hành vi nhờ vợ bầu cử hộ của anh T là vi phạm quy định của pháp luật về nguyên tắc bầu cử của cử tri. b) Hành vi của ông B, anh C và anh T có thể bị kỉ luật, phạt cảnh cáo, phát hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm được quy định trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 và Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017). - GV tổ chức cho HS nhận xét, thảo luận, lấy thêm ví dụ về hậu quả của các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV dựa vào sản phẩm và phần chia sẻ trước lớp, nhận xét, đánh giá về quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn HS kết luận theo SGK. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử - Về phía cơ quan nhà nước: xâm phạm tới quyền bầu cử và ứng cử của công dân; làm sai lệch kết quả bầu cử; gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước, không chọn được đúng đại biểu có uy tín, năng lực, trách nhiệm vào các cơ quan nhà nước; gây mất ổn định tình hình xã hội. - Về phía công dân: không thể hiện được ý chí và nguyện vọng của bản thân, không thực hiện đúng trách nhiệm của bản thân, không tham gia xây dựng được bộ máy nhà nước. - Các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính, xử lí hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. |
Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV lần lượt đọc các câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu HS xung phong trả lời nhanh:
Câu 1. Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, ông C là cán bộ hưu trí nhờ và được chị T kiểm tra lại thông tin trong phiếu bầu mà anh A vừa viết hộ theo ý của ông. Sau đó, mỗi người tự tay bỏ phiếu của mình vào hòm phiếu rồi ra về. Ông C và chị T cùng vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
Câu 2. Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm nguyên tắc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi thực hiện hành vi nào sau đây?
Câu 3. Theo quy định của pháp luật, công dân không được thực hiện quyền bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi đang
Câu 4. Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử gây ra hậu quả như thế nào đối với cơ quan nhà nước?
Câu 5. Theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp bị cấm, công dân từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác