Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài 6: Lạm phát

Soạn mới Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài Lạm phát. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 6. LẠM PHÁT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm, liệt kê được các loại hình lạm phát.
  • Giải thích được nguyên nhân dẫn đến lạm phát.
  • Mô tả được hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế và xã hội.
  • Nêu được vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
  • Ủng hộ các hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Đồng thời biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày các thông tin, ý tưởng trong thảo luận, đánh giá hậu quả của lạm phát và vai trò của Nhà nước trong kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, câu chuyện, tình huống và trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến vấn đề lạm phát.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của mỗi công dân trong thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước để kiềm chế lạm phát; ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được kiến thức về lạm phát, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong kiểm soát và kiềm chế lạm phát; giải thích được một cách đơn giản một số hiện tượng kinh tế về lạm phát; vận dụng được kiến thức đã học để phân tích vấn đề lạm phát trong trường hợp cụ thể.
  1. Phẩm chất:
  • Yêu nước, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước trong giải quyết vấn đề lạm phát.
  • Trung thực và có trách nhiệm trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước để kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin về lạm phát;
  • Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản để sắm vai;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ phần Mở đầu trong SGK tr.38.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: HS liệt kê được một số loại hàng hóa trên thị trường có giá cả biến động theo xu hướng tăng lên trong thời gian qua.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ phần Mở đầu trong SGK tr.38: Em hãy liệt kê một số loại hàng hóa trên thị trường có giá cả biến động theo xu hướng tăng lên trong thời gian qua và chia sẻ với các bạn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi:

Một số loại hàng hóa trên thị trường: Tiện lợi, tiêu dùng xanh, thương mại điện tử,...

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Lạm phát là hiện tượng kinh tế xảy ra khi mức giá chung của nền kinh tế tăng lên liên tục, sức mua của tiền tệ giảm sút.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 6. Lạm phát.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm lạm phát và các loại hình lạm phát

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm lạm phát và các loại hình lạm phát.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.38-39 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về khái niệm lạm phát và các loại hình lạm phát.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm lạm phát và các loại hình lạm phát.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm lạm phát

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc thông tin trong SGK tr.38-39 và trả lời câu hỏi:

Từ thông tin 2, em hãy cho biết năm 2021 giá cả mặt hàng thiết yếu đã thay đổi theo xu hướng nào?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết lạm phát là gì? Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, có những loại hình lạm phát nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm đôi, đọc thông tin SGK tr.38-39 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về khái niệm lạm phát, các loại hình lạm phát theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm HS trả lời câu hỏi:

Từ thông tin 2, giá cả mặt hàng thiết yếu đã thay đổi theo xu hướng:

+ Giá xăng dầu tăng lên

+ Giá gạo tăng

+ Giá vật liệu tăng

+ Giá dịch vụ giáo dục tăng.

- GV mời HS nêu khái niệm lạm phát, các loại hình lạm phát.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Tìm hiểu khái niệm lạm phát và các loại hình lạm phát

* Khái niệm lạm phát:

Lạm phát là sự tăng mức giá chung của nền kinh tế  một cách liên tục trong một thời gian nhất định.

* Các loại hình lạm phát

- Lạm phát vừa phải: mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0%-dưới 10%). Trong điều kiện lạm phát thấp, nền kinh tế được coi là ổn định.

- Lạm phát phi mã: Mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10%-1000%), gây bất ổn nghiêm trọng trong nền kinh tế.

- Siêu lạm phát: giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (>1000%), nền kinh tế lâm vào khủng hoảng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của lạm phát

  1. Mục tiêu: HS giải thích được nguyên nhân dẫn đến lạm phát; mô tả được hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế và xã hội.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin, trường hợp SGK tr.40 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về nguyên nhân dẫn đến lạm phát; hậu quả của lạm phát.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về nguyên nhân dẫn đến lạm phát; hậu quả của lạm phát.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu HS đọc thông tin, trường hợp SGK tr.40 và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1, 2: Từ thông tin, em hãy cho biết những nguyên nhân lạm phát?

+ Nhóm 3, 4: Từ trường hợp 1, em hãy cho biết lạm phát gây ra những hậu quả gì?

+ Nhóm 5, 6: Từ trường hợp 2, em hãy cho biết lạm phát gây ra những hậu quả gì?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về nguyên nhân và hậu quả của lạm phát.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin, trường hợp SGK tr.40 và vận dụng sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về nguyên nhân và hậu quả của lạm phát theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

+ Thông tin: Nguyên nhân: Lượng tiền lưu thông tăng vượt quá mức cần thiết làm cho mức giá chung của nền kinh tế chung tăng.

+ Trường hợp 1: Hậu quả: Thức ăn chăn nuôi tăng nên các hộ gia đình nuôi đối mặt với thua lỗ và giảm số lượng chăn nuôi.

+ Trường hợp 2: Hậu quả: Giá nguyên vật liệu tăng nên nhiều nhà thầu thua lỗ, nhiều gia đình xây dựng khó khăn mua nguyên vật với giá cả leo thang.

- GV mời HS nêu nguyên nhân và hậu quả của lạm phát.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của lạm phát

*Nguyên nhân dẫn đến lạm phát:

- Chi phí sản xuất tăng cao: việc tăng giá các yếu tố đầu vào của sản xuất đẩy chi phí sản xuất tăng cao khiến cho giá cả nhiều loại hàng hóa trên thị trường tăng gây lạm phát.

- Cầu tăng cao: do có yếu tố tác động làm tổng cầu tăng cao nhưng tổng cung không thay đổi dẫn đến mức giá chung tăng gây tăng lạm phát.

- Phát hành thừa tiền trong lưu thông: khi lượng tiền phát hành quá mức cần thiết làm xuất hiện tình trạng người giữ tiền sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn để mua một đơn vị hàng hóa.

*Hậu quả của lạm phát đối với kinh tế và xã hội:

- Làm thay đổi giá cả tương đối giữa các loại hàng hóa, từ đó thay đổi sản lượng, việc làm, cơ cấu kinh tế.

- Việc phân phối và phân phối lại tài sản, thu nhập giữa các tầng lớp dân cư không hợp lí.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của Nhà nước và trách nhiệm của công dân trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát

  1. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát, kiềm chế lạm phát. Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin trong SGK tr.41-42 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về vai trò của Nhà nước và trách nhiệm của công dân trong việc kiểm soát, kiềm chế lạm phát.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về vai trò của Nhà nước và trách nhiệm của công dân trong việc kiểm soát, kiềm chế lạm phát.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc thông tin SGK tr.41-42 và trả lời câu hỏi:

+ Từ thông tin trên, em hãy cho biết Chính phủ có vai trò gì trong việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát.

+ Theo em, công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK tr.41-42 và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS nêu vai trò của Nhà nước và trách nhiệm của công dân trong việc kiểm soát, kiềm chế lạm phát.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

3. Tìm hiểu vai trò của Nhà nước và trách nhiệm của công dân trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát

* Vai trò của Nhà nước:

- Giảm mức cung tiền, cắt giảm chi tiêu ngân sách, tăng thuê, kiểm soát có hiệu quả việc tăng giá.

- Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, giảm thuế, cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất.

* Trách nhiệm của công dân:

- Chấp hành và ủng hộ những hành vi chấp hành, tuân thủ chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.

- Phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố tri thức vừa khám phá; rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống, liên hệ thực tế nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi của bản thân với những vấn đề liên quan đến lạm phát.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thảo luận và và trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập.

  1. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm và làm các bài tập phần Luyện tập và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV lần lượt đọc các câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu HS xung phong trả lời nhanh:

Câu 1.  Em hãy cho biết khái niệm của lạm phát là gì?   

  1. Lạm phát là một hình thức giảm mức giá chung của các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế một cách liên tục trong một thời gian nhất định.
  2. Lạm phát là một hình thức tăng mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế một cách liên tục trong một thời gian nhất định.
  3. Lạm phát là mức giá của hàng hóa, dịch vụ không thay đổi trong một thời gian nhất định.
  4. Lạm phát là mức giá của các hàng hóa, dịch vụ đặc biệt sẽ tăng một các liên tục trong một thời gian nhất định.

Câu 2. Lạm phát cao mang đến điều gì cho đời sống xã hội?

  1. Sự phồn thịnh, phát triển
  2. Tác động tích cực đến đời sống xã hội
  3. Mang đến các lợi ích đặc biệt cho nền kinh tế thị trường
  4. Mang đến các tác động tiêu cực đến nền kinh tế và mọi mặt của xã hội

Câu 3. Trong điều kiện lạm phát thấp, giá cả thay đổi chậm, không ảnh hưởng quá tiêu cực tới nền kinh tế và xã hội thì người ta gọi trường hợp đó nền kinh tế đang trong giai đoạn như thế nào?

  1. Nền kinh tế bất ổn
  2. Nền kinh tế phát triển
  3. Nền kinh tế ổn định
  4. Nền kinh tế chậm phát triển

Câu 4. Vai trò của nhà nước trong việc kiểm soát lạm phát là gì?

  1. Tạo ra các biến cố trong nền kinh tế thị trường.
  2. Giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong thời buổi lạm phát.
  3. Theo dõi biến động của giá cả trên thị trường và duy trì được ti lệ lạm phát ở mức cho phép.
  4. Ngăn cản các sáng kiến có thể điều tiết được lạm phát.

Câu 5. Một doanh nghiệp đang kinh doanh bằng các yếu tố đầu vào ngoại nhập, nhiên liệu nhập vào đang ở mức giá rất cao thì công ty đó có thể bị ảnh hưởng như thế nào?

  1. Công ty sẽ dần bị mất đi chỗ đứng trên thị trường.
  2. Công ty sẽ buộc phải tăng các giá thành sản phẩm của mình lên cao hơn.
  3. Giá cả hàng sản xuất ra của công ty bị đẩy lên cao hơn, mất giảm đi lượng khách hàng.
  4. Thực hiện được các biện pháp đón đầu trong nền kinh tế hội nhập.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế của bản thân về lạm phát để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

D

C

C

C

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập (SGK tr.43-44)

Nhiệm vụ 1: Em hãy cho biết những nhận định dưới đây là đúng hay sai? Vì sao?

Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài 6: Lạm phát

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều mới, soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài Lạm phát, giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều

Soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay